Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
- Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.
- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”. Hơi ấm của bếp lửa chính là hơi ấm của tình yêu thương, ấp iu, nồng đượm mà bà đã tỏa ra, hòa quyện với ngọn lửa sưởi ấm tuổi thơ của cháu.
+ Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí ức.
+ Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
- Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.
=> Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà. Bà lam lũ nắng mưa, cần mẫn nhen lửa. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa, ngọn lửa của sự sống, của nghĩa tình, của niềm tin cho các thể thế nối tiếp.
https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-vai-tro-cua-su-trai-nghiem-doi-voi-tuoi-tre-174277
Em lưu ý copy mạng nhớ ghi ''Tham khảo'' vào nhé
Tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Việc trau dồi kiến thức của tuổi trẻ hôm nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước mai sau. Chính vì thế, tuổi trẻ chúng ta cần tích lũy cho bản thân nhiều trải nghiệm quý báu để có thể hoàn thiện mình và trở nên tốt hơn. Sự trải nghiệm chính là những hiểu biết, bài học, kinh nghiệm mà con người có được, tích lũy được từ sách vở, từ cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình hơn. Sự trải nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người nói chung và đối với giới trẻ nói riêng, mỗi người trẻ cần tích cực trau dồi cho mình thêm những trải nghiệm để bản thân mình hoàn thiện hơn. Chúng ta không thể tốt hơn nếu không nỗ lực học tập, tích lũy, hoàn thiện bản thân. Trải nghiệm làm cho con người trưởng thành hơn, biết cách xử lí mọi vấn đề của cuộc sống tốt hơn từ đó hiệu quả của cuộc sống sẽ được nâng cao hơn. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều khó khăn, thử thách, nếu không tôi luyện cho bản thân nhiều trải nghiệm cùng với bản lĩnh, ta sẽ khó vượt qua được những khó khăn đó và khó có được thành công. Người có nhiều sự trải nghiệm sẽ thấy cuộc sống muôn hình vạn trạng, thấy được ý nghĩa của cuộc sống, thấy cuộc sống này đáng sống hơn, thêm yêu đời và trân trọng từng khoảnh khắc hơn. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của sự trải nghiệm đối với bản thân mình. Cũng có những người lười biếng, không chịu khó vươn lên, học tập để hoàn thiện bản thân,… Những người này thật đang chê trách và cần thay đổi bản thân nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Là người chủ nhân tương lai của đất nước, người trẻ chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi cho bản thân những trải nghiệm ở đa lĩnh vực để khám phá và hoàn thiện bản thân cũng như để trở nên tốt hơn trong tương lai. Sự trải nghiệm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với giới trẻ nói riêng và con người nói chung.
Người trải nghiệm nhiều sẽ có cái nhìn về đời, về cuộc sống toàn diện và thông thoáng hơn. Họ thường nhìn ra được những thứ thật sự quan trọng với bản thân để rồi tập trung vào đó, hơn là việc phí công sức vào những thứ vô bổ phù phiếm hàng ngày. Đi đi, trải nghiệm đi, để thấy những mảnh đời bất hạnh, để nhận ra bản thân mình dù gặp nhiều rắc rối nhưng vẫn còn hạnh phúc và may mắn bao nhiêu. Những người đi nhiều trải nhiều gặp nhiều việc sẽ có cái nhìn tổng quát và bao dung hơn. Họ có xu hướng trân quý cuộc sống hơn và dễ dàng hòa nhập hơn vào mọi hoàn cảnh trên đời. Đó chính là phần thưởng. Cứ mỗi khi trải qua một chuyện ta lại thấy mình lớn hơn, già hơn, thấy cuộc đời đáng sống hơn rất nhiều.
Hàng ngày chúng ta cứ nghe ra rả bên tai và đọc được hàng ngàn thông điệp kiểu “hãy là chính mình, hãy tìm chính mình” nhưng khoan, hãy là chính mình bằng cách nào khi ta còn đang phải mải mê tìm kiếm chính mình là gì? Thật ra chỉ có một cách thôi, một câu trả lời cho tất cả, đó là hãy trải nghiệm đi, trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống. Chỉ có trong trải nghiệm, trong những hoàn cảnh cụ thể bạn mới biết mình là người như thế nào. Chỉ có trong trải nghiệm bạn mới tìm ra được chính mình. Trải nghiệm sẽ cho bạn biết bạn là người can đảm hay sợ sệt. Trải nghiệm sẽ cho bạn biết bạn là người giữ lời hay là kẻ thất hứa, là người trọng tình cảm hay luôn bị lí trí lấn át. Chỉ trong trải nghiệm bạn mới biết được khả năng sinh tồn, khả năng xoay chuyển tình huống và khả năng đối phó với những khó khăn. Chính những nét tính cách đó là con người bạn. Làm sao bạn có thể tìm ra nó, tìm ra chính mình khi không trải qua những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống?
Trải nghiệm sẽ là thầy dạy tốt nhất cho bạn trong cuộc đời mà không bất cứ người thầy nào khác có thể dạy tốt hơn. Kinh nghiệm từ đâu ra nếu không từ trải nghiệm? Chúng ta đương nhiên có thể học hỏi từ những kinh nghiệm của người khác, nhưng thôi nào, chẳng mấy ai chịu học từ bài học của người khác cả. Tôi có rất nhiều ví dụ thực tế chứng minh nhận định này, một trong số chúng là khi các bạn tôi đến hỏi kinh nghiệm mở shop thời trang hoặc quán cafe. Đương nhiên tôi luôn chỉ họ mọi điều, kể cả những kinh nghiệm đau thương của mình, nhưng rồi sao? Họ ờ à và rồi sau đó họ lờ nó đi và mắc những lỗi y chang tôi đã cảnh báo. Nhiều đến mức tôi chẳng thấy lạ hay buồn lòng gì nữa cả. Người ta thực sự chỉ học được từ chính trải nghiệm của bản thân.
Một người mới bắt đầu kinh doanh sẽ không thể biết tại sao vốn dự phòng lại quan trọng. Một người không bao giờ đọc sách sẽ chẳng hiểu nổi tại sao người ta phải đọc sách. Một người chưa đi du lịch bụi bao giờ sẽ không biết tại sao người ta phải mang theo mình thứ này thứ nọ như vài viên thuốc tây, chai nước lọc hay ít đồ ăn khô… Thật sự là như thế, bạn chỉ có thể học hỏi được nhiều khi và chỉ khi chính bạn phải trải nghiệm cuộc sống trong từng hoàn cảnh xảy đến mà thôi.
Trải nghiệm đơn giản là hãy nhào ra ngoài đời, nhào vào cuộc sống, không sợ thử những điều mới lạ, những thử thách và cơ hội với tâm thế của người học hỏi mọi thứ, nhưng cũng đừng quên ước chừng trước những gì bạn có thể mất, hay cái giá bạn phải trả để có những trải nghiệm đó.
Tham gia một tổ chức đa cấp, đó là trải nghiệm. Làm thêm gia sư, phục vụ, lễ tân… đó là trải nghiệm. Tham gia một câu lạc bộ, những hoạt động xã hội, thử sức kinh doanh bất kì lĩnh vực nào, đó là trải nghiệm. Thử học những điều mới, làm quen bạn bè mới… đó là trải nghiệm. Đi đây đi đó, đi phượt, đi du lịch bụi… đi chính là kiểu trải nghiệm mạnh mẽ nhất.
1. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là liên kết nội dung và liên kết hình thức.
Về nội dung, đoạn văn xoay quanh chủ đề về người bà. => liên kết logic
Về hình thức: đoạn văn có sử dụng phép lặp (lặp từ "bà" giữa các câu), phép thế (bà tôi như thế - "như thế" ở đây ý chỉ việc bà khuyên nhủ, dạy bảo, làm gương cho các cháu bằng nhiều hành động đã được kể ở trên)
2. Tình cảm của tác giả dành cho người bà của mình đó là sự kính yêu, biết ơn và thương nhớ nữa (vì đoạn văn được viết trong dòng hồi tưởng). Bà hiện lên trong ấn tượng của người viết đó là một người lặng lẽ, ít nói nhưng hay thể hiện bằng hành động. Bà hiền và lặng lẽ, quan tâm và dành tình cảm thân ái với tất cả mọi người. Vì thế, cháu - tác giả luôn hướng về bà với niềm ngưỡng mộ và sự biết ơn sâu sắc nhất.