K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2022

refer

"Hơn bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước" - đó không còn là lời quảng cáo cho một hãng nước khoáng nào nữa, giờ đây nó trở thành lời cảnh báo cho con người về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Đặc biệt trong thực tế, nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn như hiện nay.

Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa...Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: Ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khỏe.

 

Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định lấy phần nào thể hiện được vai trò của nước sạch đối với đời sống. Không chỉ vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.

Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước để uống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hơn 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sự sống con người: Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: Nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc...Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứ vì lí do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước vẫn bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...

Nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước để giảm nhiệt máy cho công nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ...Nước sạch là một tài nguyên không thể thiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.

 

Vai trò của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn là khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.

Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Để có được nước sạch, giếng phải đào sâu hơn vào lòng đất, có nơi sâu đến vài chục mét mà vẫn vô vọng. Lưu lượng các con sông cũng giảm dần. Ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, sông Hồng, sông Đuống...hay rơi vào tình trạng "sông cạn", mực nước xuống thấp dưới mức báo động làm tàu thuyền không thể lưu thông...Đó là chưa nói đến tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, váy bẩn. Rác thải sinh hoạt khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hoá học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.

Bởi sự phụ thuộc của sự sống con người, của sản xuất đối với nước sạch, khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lên tiếng kêu cứu.

Đâu cứ phải châu Phi nóng bức, sa mạc trải dài mới thiếu nước sạch. Ngay giữa lòng thành phố của nhiều quốc gia tình trạng thiếu nước cũng vẫn là vấn đề căng thẳng, nhức nhối. Hà Nội là một ví dụ sinh động, tiêu biểu cho điều đó. Những con sông ô nhiễm nặng nề như một mầm bệnh nguy hiểm nằm im chờ dịp bùng phát bệnh tật. Những làng "ung thư", làng "u bệnh" xuất hiện trong vài năm trở lại đây là hậu quả của những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn...đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...

Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đó như một hiểm họa đe dọa sự sống toàn nhân loại. Trái đất tự ép mình, co rúm. méo mó, ép hoài, ép hoài mới cho ra vài giọt nước hiếm hoi mỏng manh...Vài giọt ấy sao có thể ban phát sự sống cho mấy tỷ con người vẫn đang tiếp tục gia tăng?

Con người phải hành động để giữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính con người. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài, chúng ta phải biết giữ vệ sinh; rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xử lí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách để thanh lọc nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó cải hoá nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.

 

Bên cạnh nước sạch, không khí, rừng... cũng là những tài nguyên vô giá thiên nhiên ban tặng cho sự sống. Song, trước thực tế đang ngày càng vơi cạn, dần bị ô nhiễm của các loại tài nguyên, con người cần gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh lẫn nhau để cùng bảo vệ sự sống.

 

25 tháng 2 2022

Tham khảo:

- Vai trò của oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

- Vai trò của hơi nước: sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...

- Vai trò của khí cacbonic:

+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo nên chất hữu cơ và oxy - những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.

+ Sử dụng trong bình chữa cháy giúp chữa cháy hiệu quả.

+ Đối với việc nuôi trồng cây trong nhà kính, khí CO2 làm cho nhiệt độ bên trong tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ đó mà cây sẽ phát triển tốt hơn.

+ Sản xuất sương mù băng khô để tạo các hiệu ứng đặc biệt từ hỗn hợp khí CO2 lạnh và không khí lạnh ẩm ướt.

Một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng: tắt điện khi không sử dụng, tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên; sử dụng  đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng mặt trười và tua-bin gió, rút tất cả các phích cắm khi không sử dụng,…

25 tháng 2 2022

Tham khảo:

- Vai trò của oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

- Vai trò của hơi nước: sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...

- Vai trò của khí cacbonic:

+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo nên chất hữu cơ và oxy - những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.

+ Sử dụng trong bình chữa cháy giúp chữa cháy hiệu quả.

+ Đối với việc nuôi trồng cây trong nhà kính, khí CO2 làm cho nhiệt độ bên trong tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ đó mà cây sẽ phát triển tốt hơn.

+ Sản xuất sương mù băng khô để tạo các hiệu ứng đặc biệt từ hỗn hợp khí CO2 lạnh và không khí lạnh ẩm ướt.

Một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng: tắt điện khi không sử dụng, tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên; sử dụng  đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng mặt trười và tua-bin gió, rút tất cả các phích cắm khi không sử dụng,…

25 tháng 2 2022

tham khảo :>
a) Khí quyển gồm 3 tầngtầng đối lưutầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển. + Nhiệt độ giảm theo độ cao (lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,60C). + Không khí luôn luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mua, sấm sét,...
b) 
Câu 4 trang 48 vở thực hành Địa lí lớp 6: Em hãy cho biết nước sônghồ có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất. Lời giải: Nước sônghồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt  nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện.

25 tháng 2 2022

a) Khí quyển gồm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.

+ Nhiệt độ giảm theo độ cao (lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,60C).

+ Không khí luôn luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mua, sấm sét,...
b)  Nước sông, hồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện...

18 tháng 11 2023

- Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì sẽ góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững. 

19 tháng 12 2021

Nội sinh: là quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

Ngoại sinh:là quá trình xảy ra bên ngoài trên bề mặt Trái Đất

Nguyên nhân hình thành núi: do các mảng kiến tạo của Trái Đất di chuyển va chạm vào nhau và tạo nên núi

Vai trò của ngoại sinh trong việc biến đổi hình dạng núi:bào mòn, hạ thấp địa hình

19 tháng 12 2021

Tham khảo

Nội sinh: là quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

Ngoại sinh:là quá trình xảy ra bên ngoài trên bề mặt Trái Đất

Nguyên nhân hình thành núi: do các mảng kiến tạo của Trái Đất di chuyển va chạm vào nhau và tạo nên núi

Vai trò của ngoại sinh trong việc biến đổi hình dạng núi:bào mòn, hạ thấp địa hình

Câu 1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Tại sao nói tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang còn đơn giản, sơ khai? Sự ra đời của nhà nước này có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử Việt Nam? a) Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang b) Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang còn đơn giản, sơ khai: - Nhà nước ra đời dựa trên sự hợp nhất của 15 bộ. - Hùng Vương thực chất...
Đọc tiếp

Câu 1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Tại sao nói tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang còn đơn giản, sơ khai? Sự ra đời của nhà nước này có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử Việt Nam? a) Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang b) Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang còn đơn giản, sơ khai: - Nhà nước ra đời dựa trên sự hợp nhất của 15 bộ. - Hùng Vương thực chất giống như 1 thủ lĩnh quân sự. - Phân hóa giàu - nghèo chưa thực sự sâu sắc. - Tổ chức nhà nước còn đơn giản, chưa có luật pháp, chữ viết. c) Ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Văn Lang: Kết thúc hoàn toàn thời đại nguyên thủy, mở ra thời đại dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Câu 2: Hãy trình bày tóm tắt chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc và rút ra nhận xét. a) Trình bày tóm tắt chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc: - Về tổ chức bộ máy cai trị - Về kinh tế - Về văn hóa - xã hội b) Nhận xét: Thể hiện sự hà khắc, tàn bạo, tham lam, thâm hiểm của chính quyền đô hộ. Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 16, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 câu) để bày tỏ suy nghĩ của mình về chủ đề: “Việt Nam - một dân tộc không chịu cúi đầu”. Sử dụng kiến thức đã học trong bài 16 làm rõ: Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã bùng nổ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng… Các cuộc nổi dậy liên tiếp của nhân dân ta chứng minh truyền thốngđã trở thành chân lý: “Việt Nam - một dân tộc không chịu cúi đầu” vì nền độc lập tự chủ của dân tộc. Câu 4: Kể tên các thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc thời kỳ cổ đại? Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? * Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc thời kỳ cổ đại: - Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia. - Phát minh ra nông lịch. - Sử học: các bộ sử nổi tiếng, ví dụ: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố… - Chữ viết: + Sáng tạo ra chữ viết từ sớm + Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ… - Văn học: + Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện. + Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu)… - Về y học: + Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh. + Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước… - Kỹ thuật: phát minh kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in; dụng cụ đo động đất (địa động nghi)… - Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành * Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Câu 5: Hãy giới thiệu về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp? Ưu điểm của nhà nước thành bang là gì? - Những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp + Mỗi thành bang lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận dộng, nhà hát, bến cảng. + Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng. - Ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang: + Có thể đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực (vì mỗi thành bang là một nhà nước). + Dù cho mô hình thể chế chính trị của các thành bang có sự khác biệt, sing về cơ bản, các thành bang đều theo chế độ dân chủ, trong đó: các công dân có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước. Câu 6: Văn hóa Trung Quốc, Ấn Dộ đã ảnh hưởng đến văn hóa Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỷ đầu Công nguyên? * Tín ngưỡng - tôn giáo - Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa… * Chữ viết - văn học - Nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng dựa trên hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ. - Riêng người Việt thi kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc. - Bên cạnh kho tàng văn học dân gian (ca dao, tục nữ, hò vè…), người Đông Nam Á cũng tiếp thu văn học của người Ấn Độ, tiêu biểu nhất là sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình như: Phạ lắc-Pha Lam (Lào), Ra-ma-kien (Thái Lan), Ra-ma-y-a-na (In-dô-nê-xi-a), Riêm Kẻ (Cam-pu-chia)… * Kiến trúc - điêu khắc - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo. - Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền - núi, như đền Bô-rô-bu-đua, Lara Giong-grang (In-đô-nê-xi-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam)… - Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật…

0
Câu 1. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thànhA. Nước.B. Sấm.C. Mưa.D. Mây.Câu 2. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kểtrong việc điều hòa chế độ nước sông?A. Hơi nước.B. Nước ngầm.C. Nước hồ.D. Nước mưa.Câu 3. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?A. Ấn Độ Dương.B. Bắc Băng Dương.C. Đại Tây Dương.D. Châu Nam Cực.Câu 4. Nước biển và đại...
Đọc tiếp

Câu 1. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành
A. Nước.
B. Sấm.
C. Mưa.
D. Mây.
Câu 2. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể
trong việc điều hòa chế độ nước sông?
A. Hơi nước.
B. Nước ngầm.
C. Nước hồ.
D. Nước mưa.
Câu 3. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Châu Nam Cực.
Câu 4. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 5. Thổ nhưỡng là gì?
A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.
B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 6. Thiên nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho con người không gồm

A. Ánh sáng.
B. Nguồn nước.
C. Không khí.
D. Nguồn vốn.
Câu 7. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?
A. Khối khí lục địa.
B. Khối khí đại dương.
C. Khối khí nguội.
D. Khối khí nóng.
Câu 8. Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái
Đất?
A. Gió mùa.
B. Dòng biển.
C. Địa hình.
D. Vĩ độ.
Câu 9. Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra
thiên tai?
A. Gia cố nhà cửa.
B. Bảo quản đồ đạc.
C. Sơ tán người.
D. Phòng dịch bệnh.
Câu 10. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở
A. biển và đại dương.
B. các dòng sông lớn.
C. ao, hồ, vũng vịnh.
D. băng hà, khí quyển.
Câu 11. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.

B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
C. Các hoạt động sản xuất của con người.
D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Câu 12. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?
A. Trăng tròn và không trăng.
B. Trăng khuyết và không trăng.
C. Trăng tròn và trăng khuyết.
D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.
Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do
A. bão, lốc xoáy trên các đại dương.
B. chuyển động của dòng khí xoáy.
C. sự thay đổi áp suất của khí quyển.
D. động đất ngầm dưới đáy biển.
Câu 14. Cây trồng nào sau đây tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm?
A. Nho, củ cải đường.
B. Chà là, xương rồng.
C. Thông, tùng, bách.
D. Cà phê, cao su, tiêu.
Câu 15. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?
A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
Câu 16. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm phía trên tầng đối lưu.
B. Các tầng không khí cực loãng.
C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Câu 17. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
Câu 18. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ
A. các dòng sông lớn.
B. các loài sinh vật.
C. biển và đại dương.
D. ao, hồ, vũng vịnh.
Câu 19. Cửa sông là nơi dòng sông chính 
A. xuất phát chảy ra biển.
B. tiếp nhận các sông nhánh.
C. đổ ra biển hoặc các hồ.
D. phân nước cho sông phụ.
Câu 20. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do
A. động đất.
B. bão.
C. dòng biển.
D. gió thổi.
Câu 21. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành
hiện tượng tự nhiên nào sau đây?
A. Dòng biển.
B. Sóng ngầm.
C. Sóng biển.
D. Thủy triều.
Câu 22. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?
A. Cận nhiệt.
B. Nhiệt đới.
C. Cận nhiệt đới.

D. Hàn đới.
Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu có khí áp xuất hiện trên Trái Đất là do
A. khí quyển có sức nén.
B. không khí có trọng lượng.
C. sức nén của khí quyển.
D. con người nghiên cứu tạo ra.
Câu 24. Khí hậu là hiện tượng khí tượng
A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.
B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.
C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.
D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Câu 25. Biến đổi khí hậu là vấn đề của
A. mỗi quốc gia.
B. mỗi khu vực.
C. mỗi châu lục.
D. toàn thế giới.
Câu 26. Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?
A. Châu Âu.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Á.
D. Châu Phi.
Câu 27. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?
A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 
Câu 28. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do
A. gió thổi.
B. núi lửa.

C. thủy triều.
D. động đất.
Câu 29. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?
A. Gió Tín phong.
B. Gió Đông cực.
C. Gió Tây ôn đới. 
D. Gió Tây Nam. 
Câu 30. Loại gió thường xuyên nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?
A. Gió Mậu dịch.
B. Gió Đông cực.
C. Gió mùa.
D. Gió Tây ôn đới.

1
19 tháng 3 2022

chia ra chắc 8 h xong

19 tháng 3 2022

chia ra chắc 8 h xong