K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo :

Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

 

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.

7 tháng 3 2022

Ok bạn yêu

12 tháng 4 2022

Hiện tượng bàn luận: Trò chơi điện tử: lợi hay hại?

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các trò chơi điện tử ngày càng đa dạng và phổ biến hơn. Đây là một hình thức giải trí vừa có ưu và nhược điểm rõ rệt.

Ưu điểm lớn nhất của các trò chơi điện tử chính là giúp người chơi được giải trí, thư giãn đầu óc. Sau các giờ học tập, làm việc mệt nhọc, thì việc được chơi trò chơi yêu thích sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, đem đến cảm giác vui vẻ và dễ chịu. Đặc biệt là khi chơi trò chơi cùng lúc với những người bạn bè của mình. Tình cảm bạn bè sẽ theo đó trở nên gắn bó và gần gũi hơn.

Ngoài ra, các trò chơi điện tử còn giúp chúng ta làm quen và kết bạn thêm với những người bạn mới, ở các khoảng cách địa lí xa xôi, hiểm trở. Chỉ cần cùng chơi một trò chơi, tham gia cùng một hoạt động đoàn đội, là những con người ở những nơi khác nhau, chưa từng gặp gỡ cũng có thể trở nên thân thiết hơn. Điều đó giúp cho người chơi không cần phải đi xa mà vẫn có thể có thêm nhiều bạn bè.

Đặc biệt, các trò chơi điện tử hiện nay còn giúp phát triển trí tuệ cho người chơi, đặc biệt là các bạn thanh thiếu niên. Bởi vì các trò chơi điện tử cũng cần có sự tư duy, sắp xếp, nghiên cứu làm sao để phát triển nhân vật, và chiến thắng trong các cuộc thi. Vì vậy, chơi trò chơi giúp cho người chơi phát triển tư duy và phản xạ. Đồng thời còn giúp tăng khả năng hợp tác, làm việc nhóm với người khác.

 

Trò chơi điện tử có rất nhiều lợi ích tốt nhưng bên cạnh đó, nó cũng tồn tại nhiều tác hại cần phải lưu ý. Đầu tiên, việc chơi trò chơi điện tử có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian của người chơi. Đặc biệt, nó còn dễ khiến người chơi bị sa vào, không thể kiểm soát được. Từ đó, khiến cho thời gian dành cho trò chơi tăng lên, và thời gian cho các công việc khác trong ngày bị thu hẹp lại, khiến cho hiệu suất học tập, làm việc bị giảm đi.

Đồng thời, các trò chơi với sự hấp dẫn lớn sẽ dễ dàng chiếm trọn tâm trí người chơi. Khiến họ lúc nào cũng nghĩ về trò chơi, về những điều sắp xảy ra, về chiến lược làm sao để nhanh tăng cấp. Từ đó vô tình khiến cho họ luôn nghĩ về trò chơi mà chểnh mảng trong học tập và rèn luyện. Khiến hiệu quả của việc học giảm sút.

Cùng với đó, cũng không ít người còn tiêu tốn tiền bạc vào các trang bị, sự kiện của trò chơi. Và số tiền đó nhiều khi là không hề nhỏ. Đôi khi nó khiến người chơi - nhất là các bạn nhỏ có các hành vi không đúng để có tiền nạp game. Như trộm tiền mẹ, cướp tiền của bạn học, ghi nợ… Đó đều là những điều vô cùng tiêu cực.

Đặc biệt, nhiều người chơi trò chơi điện tử vì quá đắm chìm vào thế giới ảo đó, mà quên đi cuộc sống thực tại bên ngoài. Họ thỏa mãn với nhân vật trong trò chơi, với những người bạn ở trên đó dù chưa gặp một lần. Rồi ít nói và giao tiếp với những người xung quanh hơn, lúc nào cũng cắm mặt vào điện thoại, máy tính. Dần dần trở nên o bế và cô độc.

Như vậy, trò chơi điện tử có những tác hại đáng ngại nhưng cũng có nhiều lợi ích tốt. Vì vậy chúng ta phải biết cân đối giữa việc chơi game và cuộc sống thực, để phát huy tối đa các lợi ích tốt và giảm thiểu hết mức các tác hại mà nó đem lại.

12 tháng 4 2022

Tim Giúp mik vs ạ

 

18 tháng 6 2021

Có những người sinh ra đã là một thiên tài, nhưng cũng có những người luôn tự hỏi bản thân" Khả năng chủa mình là gì?Hay mình không có khả năng gì đặc biệt mà chỉ là một người vô dụng?". Nhưng những người như thế không biết rằng không phải họ vô dụng mà chỉ là vì họ chưa khám phá được khả năng thực sự của mình thôi. Và theo em, cách để những người như thế có thể khám phá khả năng của mình là vào những hoàn cảnh khó khăn. Hoàn cảnh khó khăn là gì? Hoàn cảnh khó khăn là những lúc ta gặp bất lợi, khó khăn trong một công việc nào đó mà ta cứ nghĩ là việc này ta không làm được và phải bỏ cuộc thôi. Nhưng ít ai biết rằng : vào những hoàn cảnh khó khăn như thế cũng là cơ hội để ta tìm ra khả năng của chính mình. Lại có người đặt ra câu hỏi: " Vì sao nói hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?". Nếu thắc mắc điều đó thì có thể lí giải được là vì vào nhưng lúc khó khăn con người cần đến sự kiên trì, sức chịu đựng, óc sáng tạo và có bản lĩnh để dám đánh cược với điều đó. Vào những lúc khó khăn thì đầu tiên ,con người phải giữ được sự bình tĩnh rồi suy nghĩ nhanh về những cách có thể giúp mình an toàn ngay bây giờ. Họ phải đủ can đảm và bản lĩnh để có thể chắc chắn rằng họ đã chọ một phương án đúng. Qua sự việc đó , họ sẽ tì ra được khả năng của mình và nhận ra rằng đứng trước nguy hiểm, khó khăn thì họ sẽ nhận ra khả năng của mình.

18 tháng 6 2021

Thanks cậu nhìu nha , hihi bây giờ tớ mới đọc ó . Thứ lỗi nha

31 tháng 3 2022

Tham khảo:

undefined

1 tháng 4 2022

Trong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.

Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.

Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai. Lại có những người khi không đồng tình với quan điểm của người khác thì tìm cách vùi dập, hạ bệ họ… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống và trở thành con người có ích, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình để góp phần khiến cho cuộc sống này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
đây nhé

11 tháng 4 2022

tk

rong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.

Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.

Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai. Lại có những người khi không đồng tình với quan điểm của người khác thì tìm cách vùi dập, hạ bệ họ… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống và trở thành con người có ích, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình để góp phần khiến cho cuộc sống này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.