K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bến sông quê hương lúc chiều về.

Chiều về là lúc bến sông quê tôi tấp nập nhất.

Đoàn thuyền chở các bà, các chị từ chợ huyện, chợ tỉnh về cập bến. Các bà các chị được đàn con ùa ra đón. Con lớn đỡ cho mẹ gánh hàng. Con nhỏ vòi mẹ chia quà. Tiếng cười nói rộn ràng cả một khúc sông. Rồi ai về nhà nây. Con thuyền neo vào bến đỗ. Đây cũng là lúc bọn trẻ chăn trâu lùa trâu xuống tắm. Bọn trẻ tắm cho trâu, rồi bọn trẻ giỡn nước. Chúng té nước cho nhau. Chúng chơi trò đánh trận. Một đứa kiếm đâu được trái bóng tròn. Thế là chúng ném bóng cho nhau. Một ý kiến được cả bọn chấp nhận: chơi bóng nước. Chúng chia làm hai phe, chuyền bóng cho nhau. Phe nào chuyền được 6 chuyền là thắng. Phe thua phải cõng phe thắng chạy dọc con sông suốt từ bến tắm đến tận gốc đa. Bến sông quê tôi cứ rộn ràng như vậy cho đến lúc mặt trời lặn phía chân ười mới có chút bình lặng.

 
25 tháng 2 2020

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

Bạn tham khảo bài này nha 

9 tháng 1 2019

Biết mình sắp đi xa, nhất là đi tương đối lâu vì phải nhập ngũ năm thứ hai sau ngày đất nước thống nhất.

Thời đó, nghe tiếng đồn ở vùng Cao nguyên Đaklak giặc Phun-rô dữ lắm. Rồi cũng nghe tin có khi qua đến tận Cambodia, thì khó mà có ngày về lại để được tắm mình trên con sông quê. Tôi đã dành cho một buổi chiều để trầm mình trên sông Vu Gia quê tôi cho thỏa thích.

“… Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi

Hỡi con sông đã tắm mát cả đời tôi…”

Đó là những câu thơ trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương” nỗi tiếng của nhà thơ Tế Hanh.

Tháng bảy là mùa giao quân đầu năm thứ hai sau năm 1975.

Con sông quê giòng chảy đã cạn, từ bờ tre ra mép nước xa hơn sáu mươi mét. Bây giờ bãi cát đã trở thành bãi lúa gieo, lúa đã trổ đòng, những hạt phấn trăng trắng bay tỏa mùi thơm. Tôi đi từng bước, từng bước để tận hưởng cái hương vị ngào ngạt của hương lúa nàng thơm. Dòng nước trong xanh, mát rượi, tôi thả hồn mình để nghe lưu luyến vào tận trong tâm khảm…

Lòng khe khẽ bài hát: “Gửi lại cho em” của nhạc sĩ Vũ Hoàng:

“… Vì quê hương hiến dâng cho cuộc đời

Chào thành phố chúng tôi lên đường

Cùng nhau ra đi nơi biên thùy căm thù giặc bước quân đi

Hàng me xôn xao vẫy chào tạm biệt nhé người thương

Gần nhau trong giây phút nầy nghe lòng rộn rã yêu thương

Dù mai xa cách phương trời đôi ta vẫn bên nhau từng ngày

Gửi lại em ước mơ bên giảng đường

Gửi lại em phố vui qua từng ngày

Gửi lại em tiếng yêu thương ngọt ngào…”

Bỏ lại sau lưng tôi đi vào quân ngũ, xa người thân yêu, xa gia đình, bạn bè yêu dấu. Nhất là xa Hội Thánh nơi mà tôi có nhiều kỷ niệm.

Rừng núi cao nguyên Đaklak thâm u, điệp trùng. Nơi tôi đóng quân nằm sâu trong rừng, xa vùng dân cư phải đi bộ suốt hai tiếng đồng hồ mới đến xóm nhỏ Eo-khanh. Nơi đây không có con sông nào đủ rộng, đủ sâu để cho tôi được trầm mình cho thỏa thích. Có chăng là những con suối nhỏ, nhưng mà nước thì trong veo chảy róc rách suốt ngày đêm.

Những ngày đầu đến đây, đơn vị tập trung cắt tranh, chặt tre nứa để làm lán trại. Bên cạnh đó là những đợt lùng sục truy quét bọn Phun-rô. Những đêm gác nơi rừng vắng cô tịch và rùng rợn, thế nhưng tâm hồn thơ vẫn cho tôi yêu đời:

Thanh thoát đêm thanh giọt sương rơi

Mây tan lồng lộng ánh sao trời

Non nước đẹp như thêu như vẽ

Hình ta sông núi dệt muôn nơi

Biết chăng em, đêm nay anh đứng

Trong lòng Tổ quốc dựng tương lai

Giữ cả màu xanh cho em nữa

Và quê hương trong ánh dương mai…

Rồi một ngày tôi cùng đơn vị hành quân vượt suối băng rừng suốt mấy ngày đêm để qua tận biên giới Cambodia để ém quân. Chờ một giờ G có lệnh sẽ cùng tất cả các đơn vị hiệp đồng binh chủng giải phóng nước bạn Khơ me. Lúc nầy thư qua lại với gia đình có ít hơn.

Chiến dịch đã mở ra, chiến trường ác liệt. Tôi phải hành quân chiến đấu suốt  từ vùng Đông bắc sang Tây nam. Cuộc chiến nầy đã cuốn hút tất cả Quân binh chủng. Tôi nhớ khi cả đoàn quân tiến sâu vào Thủ đô Phnôm-Pênh, đạn pháo ngút ngàn, bầu trời đỏ lửa. Nhưng dù cuộc chiến có tàn khốc đến đâu, thì quê hương luôn là nỗi nhớ của tôi, nhất là nhớ đến con sông quê da diết.

Nhớ quê, lúc thì nhớ con mương chảy dọc cánh đồng có bầy vịt con lông vàng chiêm chiếp bơi lội. Con mương làm sạch đôi chân lấm bùn trước khi vào lớp học. Con mương ấy đã từng chở những chiếc thuyền giấy của tôi cập những bến bờ mơ ước. Không biết người ấy nhiều lần tôi muốn hỏi, có phải con mương dẫn nước về đây, ngang qua nhà người con gái mà tôi thầm thương trộm nhớ; thế mà sao, em không một lần hiểu được ánh mắt của tình tôi?

Tôi dấn thân vào cuộc chiến trên xứ người, đất nước Chùa Tháp với rất nhiều sông suối, kênh rạch và ao hồ. Tôi đã từng tắm mát dưới dòng sông Sê-ra-pốc, hay trên con sông Mê-Kông hùng vĩ. Rồi cũng có đôi lần về bơi lội trên mặt biển hồ Tông-lê-sáp. Nó là một cái hồ lớn của đất nước Chùa Tháp và là lá phổi của xứ sở Khơ me. Hồ cung cấp một lượng cá lớn cho đất nước. Nhưng không làm sao tôi quên được con sông Vu Gia quê tôi.

Sông quê tôi có nhiều kỷ niệm, từ thuở ấu thơ đã được cha mẹ dẫn đi tắm sông. Con sông nầy lại có trên bờ hai đầu thượng du và trung du hai nhà thờ Tin Lành đang tọa lạc. Bây giờ lại mọc thêm một nhà thờ Tin Lành nữa ở bờ bên kia.

Ngày ấy tôi cùng Mục sư Phan Phụng Phúc đi “dậm rung rúc” để tìm con cá con tôm bé bỏng để cải thiện đời sống. Thời kỳ Chế độ tập trung bao cấp, gia đình Mục sư cũng nhận phần đất để canh tác như bao nhiêu người dân khác. Dậm rung rúc là tiếng địa phương mà người dân quê tôi chỉ về người đi bắt con cá con tôm bằng cách đưa cái rung rúc bằng cái rổ khổng lồ bán nguyệt, rổ đan bằng nan tre già có một cái cáng tre cột chặt vào bên mặt cắt bằng. Và một dụng cụ khác không thể thiếu đó là cái bàn dậm, cần làm bằng một đoạn tre dài khoảng tám mươi centimet và cũng có cái nẹp vòng cung bán nguyệt cột chặt vào đoạn tre đó. Chủ nhân thực hiện cũng đơn giản, mỗi khi đi bắt cá tôm. Họ chỉ cần đưa cái rung rúc ra xa tầm tay với và ấn sâu xuống mặt nước, cho vừa chạm tới đáy, sau đó đưa cái bàn dậm xuống sát chân mình một cách nhẹ nhàng. Phải thật êm ái, không gây tiếng động, để cá tôm không phát hiện mà chạy thoát. Sau đó vừa kéo cái rung rúc vào người, vừa lấy chân đạp đạp và đưa cái bàn dậm tới chỗ cái rung rúc. Xong rồi, thì cất cái rung rúc ấy lên, có con cá, con tôm thì chúng nằm gọn trong đó tha hồ mà bắt. Thật là vui, ông nói với tôi: “Mình cũng sẽ đánh lưới người cũng như vậy, sẽ đem về cho Chúa nhiều cá lắm anh Thư ký nhỉ?”. Tôi vui lắm và rất hứng khởi mỗi khi được đi cùng Mục sư ở dọc bến sông nầy.

Có lần cùng đồng đội bơi xuồng độc mộc của người dân bản xứ Khơ me, đi ngược dòng sông Mê-Kông, nhìn dòng nước trong xanh thật thỏa thích. Mắt tôi nhìn sắc xanh của màu nước: xanh da trời trên cao, xanh ve chai dưới đáy. Tôi mơ màng nhớ đến những chuyến đò ngang trên quê tôi mỗi mùa qua Cồn bẻ bắp hái dưa, màu xanh áo ai đang phất phơ trước mũi thuyền. Đặc biệt nhìn màu xanh ngút ngàn của ngững nương dâu, tôi chợt nhớ những câu thơ trong Chinh phụ:

“… Càng trông lại mà càng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai!”

Chinh phụ ngâm

Ngày ấy tôi chưa có người yêu, thế nhưng tôi vẫn yêu nàng, một tình yêu đơn phương thầm lặng. Nhà nàng ở bên kia sông Vu Gia, còn tôi ở bên nầy. Nàng lên đò, rời bến sau mỗi buổi chợ mai, tôi nhìn nàng mà chẳng biết câu gì để nói. Để rồi về mỗi đêm thao thức, thương nhớ đến nàng nhưng đành ôm mối tình câm. Bây giờ tôi đang ở chiến trường, vừa nhận được thư gia đình nói quê mình chiếc cầu xây đã gần xong, nối hai bờ qua bến lấp sông quê rồi đó. Chắc chắn ngày tôi về sẽ không còn chuyến đò ngang ấy nữa, nơi con sông bên lở bên bồi để rồi mỗi mùa nước lũ mang phù sa bồi đắp cho đôi bờ. Và cũng không còn chuyện nhắc lại trăm năm thương hải tang điền…

Con sông quê… lại một lần nữa ở một vùng hạ lưu. Thầy Quản nhiệm mới, mới về Hội Thánh đã làm lễ Báp têm cho cho bao tân tín hữu. Con sông sâu, nước chảy xiết, Thầy và tôi tìm một chỗ vịnh để cử hành lễ. Tôi đã từng dìu các cụ lớn tuổi xuống bờ để nhận Thánh lễ Báp têm. Quên sao được, khi xong mọi việc Thầy rủ tôi bơi ra xa bờ, tôi cố theo mà làm sao bì kịp một chuyên gia bơi lội như Thầy. Vì Thầy từ khi nhỏ đã biết bơi lội rồi. Một con người tài hoa ở cái đất Hạ Nông – Điện Bàn biết bơi lội nhưng cũng biết leo rừng. Thật tuyệt vời…

Nhớ con sông quê… Nhớ xa hơn một chút…

Thập niên hai mươi của thế kỷ trước, cũng trên con sông nầy. Khi Tin Lành đã truyền đến vùng Đại Lộc – Quảng Nam thì đồng bào có một số người trở lại tin nhận Chúa. Ngày ấy tín hữu không đông như bây giờ, mà khi làm nhà thờ thì trẻ già lớn bé đều háo hức. Mọi người đều dâng công góp của để xây dựng nhà Chúa. Thuở ấy tín hữu kẻ đội thúng xuống sông xúc cát, người xúc sạn, kẻ chèo ghe đưa vật liệu vào bờ, người dùng trâu bò kéo đưa về chỗ tập kết. Trên sông Vu Gia nầy,  có những chuyến người ra đi về nguồn đốn cây, cưa gỗ tốt, rồi đóng bè mà đưa về xuôi, để làm cột, làm kèo, đòn tay hoặc vách ván.

Ôi! Con sông quê như vậy mà vô cùng lợi ích cho Hội Thánh.

Rồi cũng con sông nầy, ngược dòng những chuyến hàng được quyên góp để cứu trợ cho Hội Thánh,  anh em vùng cao người Dân tộc ở Làng Yều và Hội Thánh A-Chom 2.

Chỉ một lần về phép năm ngày khi còn đóng quân ở Đaklak. Tôi đã lập nên chiến công vô tiền khoáng hậu, đó là tôi đã chinh phục được tình yêu của nàng. Ánh trăng mười sáu vằng vặc trên bến sông quê, tôi nắm tay nàng, môi mấp máy, giọng run run tiếng không rõ lời:

-Anh thật lòng yêu em.

Nàng vẫn im lặng ngã đầu vào ngực tôi. Tôi chỉ còn lắp bắp mấy tiếng:

-Anh cảm ơn Chúa và cảm ơn em!

Năm ngày phép vội vàng trôi nhanh, tôi phải vào lại đơn vị. Vậy là suốt hơn năm năm, tôi phải vùi đầu vào cuộc chiến ở cái đất nước Chùa Tháp nầy. Tôi gửi về em lá thư với mấy dòng thơ từ Prếch-Vihia:

“… Quê em đó Non Tiên ngàn yêu dấu

Núi chập chùng che giấu một dòng sông

Đường gập ghềnh cheo leo vờn gió thoảng

Lúa non chiều thơm ngọt tựa môi em…

… Quê em đó Non Tiên ngàn ca khúc

Chúa xuân về ban hạnh phúc đôi ta

Nhớ không em, ngày tháng mãi trôi qua?

Non Tiên hỡi! Tình ta trong sáng quá!…

Bao năm trên xứ người, khi làm Nghĩa vụ Quốc Tế chiến đấu trên đất bạn, nhưng tôi vẫn không quên hình ảnh con sông quê. Nơi đó tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình tin kính Chúa. Nơi đó tôi được hầu việc Chúa qua các đời Mục sư Truyền đạo.

Con sông quê rất cần cho tất cả mọi người. Nó là một trục giao thông thuận tiện cho việc buôn bán giao thương. Có câu ca dao xứ Quảng:

“…Ai về nhắn với bạn nguồn

Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên…”

Sự trao đổi giao lưu sản phẩm là cần thiết cho người dân quê tôi. Con sông quê, nó làm cho ta được mát mẻ khi những ngày nắng hạn. Nó cho ta thỏa thích nước uống mà không cần mua. Nó là nguồn nước vô tận cung cấp cho biết bao hàng cừ xe gió đưa nước về tưới muôn vạn cánh đồng. Nó là biển nước mênh mông cho các trạm thủy lợi thỏa mãn làm xanh ngát cánh đồng cho hai vụ lúa đơm bông.

Thế nhưng trong Kinh Thánh Cựu ước có đề cập đến con sông đó là: “Có một con sông làm vui thành Đức Chúa Trời”. Và Tân ước có nói chắn chắn: “… Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi, nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời.” Phúc âm Giăng 4: 1-15. Trong một lần Chúa Giê-su kêu gọi dân chúng rằng: “Nếu người nào khát hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy.”Phúc âm Giăng 7: 37-38.

Vâng! Con sông có tầm ảnh hưởng lớn là như thế. Cho nên có người đã ra đi ở nước ngoài mà cứ nhớ đau đáu về con sông quê. Dù họ đã trải qua bao biến cố đau thương trong cuộc chiến, ở phía bên nầy hay phía bên kia. Nhưng mỗi khi có người về thăm quê họ vẫn có lời nhắn, khi họ chưa có điều kiện về thăm. Để xoa dịu phần nào nỗi nhớ day dứt như nỗi nhớ quê qua bài thơ: Nhắn Người Về Quê của Vũ Qúy Hão trích từ Báo Linh Lực số 138:

“… Quên đi cơn ác mộng dài

Hãy đem về Mỹ cành mai tươi hồng

Hái dùm mấy cánh phượng hồng

Để anh tô đẹp trong lòng Nhớ Quê…”

Còn tôi, khi viết bài nầy như là một hồi ức để sống lại với nỗi nhớ quê. Nỗi nhớ quê gắn liền với trách nhiệm lớn lao của một người con xứ Quảng, một Cơ-đốc-nhân đó là phải truyền rao Danh Chúa. Chỉ có Chúa mới là Đấng làm thỏa mãn cho con người nỗi khao khát thuộc thể lẫn thuộc linh. Bài thơ: “Nhớ Quê” xin được trích lại sau đây khi nó được đăng ngày 14 tháng 8 năm 2013 ở Trang mạng Tin Lành Toàn cầu HộiThánh.Com và ở Sống Đạo Online ngày 10 tháng 7 năm 2014 Xin được sẻ chia:

“Nhớ Quê”… Ta nhớ quê nhà

“Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương…”

Nhớ từng lối hẻm con đường

Nhớ mương nước chảy nhớ vườn ngô xanh.

Nhớ đồi sim tím, bãi tranh

Nhớ con nghé ngọ loanh quanh đàn cò

Nhớ mẹ vò vỏ sớm hôm

Nhớ tô canh ấm, râu tôm ruột bầu.

Nhớ cha mưa nắng dãi dầu

Nhớ đồng sâu cạn con trâu đi cày

Nhớ ơi! Ta nhớ những ngày…

Nhớ khi bắt bướm, chuồn bay mất rồi!

Nhớ từng động chuối bờ lau

Nhớ cây khế ngọt, nhà sau bếp chồ

Nhớ ngày khói lửa binh đao

Nhớ hôm ly loạn, nao nao lòng người!

Nhớ ơi! Ta nhớ nào nguôi…

Nhớ nhà thờ Chúa tường vôi úa tàn!

Nhớ rồi lại nhớ sang trang

Nhớ nhà thờ Chúa đàng hoàng hơn xưa.

Nhớ chuông thời khắc giao thừa

Nhớ con dân Chúa cũng vừa nguyện kinh

Nhớ nhiều, nhiều lắm sanh linh!

Nhớ người dân Việt quê mình chưa tin.

Nhớ sao nói hết nỗi niềm…

Nhớ truyền danh Chúa, lặng im sao đành!

Nhớ ân huệ Chúa… trung thành

Nhớ quê… Ta nhớ…Tin Lành truyền rao.

Tế Hanh đã ra đi mãi mãi. Giờ thì ông sẽ về với sông nước của quê hương 
"Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương" 
Mình ấn tượng nhất câu "Tôi nhớ cả những người không quen biết". Mình thấy câu thơ lãng mạn lắm cơ. Ông có một trái tim biết yêu biết nhớ lắm.
Nói đến những cuộc chia tay thì với nhiều người chỉ nhớ người thân, người quen, hoặc bạn bè. 
Còn nhớ người không quen biết thì khá là lãng mạn và tinh tế nữa. 

Một lần nữa mong ông sẽ được yên nghỉ bên sông nước của quê hương, của tình thương

22 tháng 12 2021

Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.

 

Dòng sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng.

Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế. Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."

Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.

 

Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn.

Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cánh diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời em. Mai này dù có đi xa, em vẫn luôn nhớ mãi về dòng sông quê mình, nơi gắn bó rất nhiều với tuổi thơ em.

22 tháng 12 2021

tham khảo nhé :

Chiều về là lúc bến sông quê tôi tấp nập nhất. Đoàn thuyền chở các bà, các chị từ chợ huyện, chợ tỉnh về cập bến. Các bà các chị được đàn con ùa ra đón. Con lớn đỡ cho mẹ gánh hàng. Con nhỏ vòi mẹ chia quà. Tiếng cười nói rộn ràng cả một khúc sông. Rồi ai về nhà nây. Con thuyền neo vào bến đỗ. Đây cũng là lúc bọn trẻ chăn trâu lùa trâu xuống tắm. Bọn trẻ tắm cho trâu, rồi bọn trẻ giỡn nước. Chúng té nước cho nhau. Chúng chơi trò đánh trận. Một đứa kiếm đâu được trái bóng tròn. Thế là chúng ném bóng cho nhau. Một ý kiến được cả bọn chấp nhận: chơi bóng nước. Chúng chia làm hai phe, chuyền bóng cho nhau. Phe nào chuyền được 6 chuyền là thắng. Phe thua phải cõng phe thắng chạy dọc con sông suốt từ bến tắm đến tận gốc đa. Bến sông quê tôi cứ rộn ràng như vậy cho đến lúc mặt trời lặn phía chân ười mới có chút bình lặng.

7 tháng 9 2016

1.Mở bài: Giới thiệu dòng sông quê em.

2.Thân bài:

- Ở đâu?

- Quan sát vào thời điểm nào trong ngày (bình minh, trưa, chiều, tối)?

- Hình dáng: (uốn khúc giừa làng rồi chạy dải bất tận).

- Màu nước sông trong xanh.

- Cảnh hai bên bờ sông (bờ tre xanh vút chạy dọc theo bờ sông. Khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng).

- Buổi sáng binh minh chan hoà trên mặt sông.

- Trưa về sông hiền hoà, khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng.

- Chiều về dòng sông lấp lánh ánh vàng.

- Tối đến, sóng tĩnh mịch.

3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương.


 

10 tháng 8 2018

                                                                                              BaiLam                         

Con sông Trà Khúc vẫn chảy ven thành phố quê em. Con sông ấy đã gắn bó với biết bao người, đã gắn bó với em ngay từ khi em còn rất nhỏ. Sông và em đã trở nên thân thiết từ lâu lắm rồi.

Con sông quê em rộng mênh mông, nước sông thường có màu xanh biếc và lặng lờ trôi theo dòng về biển cả. Sông đẹp nhất là khoảng thời gian vào những ngày hè.

Buổi sáng, mỗi khi ông Mặt Trời thức giấc, từng vầng hồng rạng rỡ mọc lên ở phía đằng đông, dòng sông sáng bừng lên dưới những ánh ban mai. Mặt Trời mỗi lúc một lên cao hơn, từng ánh nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông sáng lấp loáng. Con sông như khoác lên mình một chiếc áo lụa đào của những cô thiếu nữ. Mặt sông in bóng của những tòa nhà nguy nga, diễm lệ, vang vọng từng âm thanh hơi thở nơi thành phố quê em. Hai bên bờ sông từng hàng dừa xanh nghiêng mình soi bóng, từng đàn chim chóc thì đua nhau ca hát như đón chào ngày mới.

Trưa đến, dòng sông như trầm tư với cái nắng trời oi ả, thế nhưng nó cũng thật đẹp khi khoác lên mình chiếc áo the xanh duyên dáng. Mặt nước mênh mông vẫn lặng lẽ dõi theo từng dòng chảy. Thi thoảng, từng chú cá bông lại quẫy nhẹ dưới dòng nước mát lành.

Mỗi khi chiều đến, con sông lại thêm rạng rỡ khi khoác lên mình chiếc áo vàng lung linh của trời khi về xế chiều. Mặt nước long lanh phản chiếu từng ánh hoàng hôn. Những đám mây hối hả, vội vã ghé ngang soi bóng rồi nhanh chóng trôi dạt về một phương, lộ ra từng mảng trời xanh đang soi mình xuống mặt nước mênh mông. Ở đâu đó trên những bãi cát dài chạy dọc ven sông, từng tốp trẻ em đang vui đùa chạy nhảy tung tăng, ngồi hóng mát và kể cho nhau những câu chuyện thật vui.          

Tối đến, khi ông mặt trời nhường chỗ cho mặt trăng lưng linh tỏa sáng. Từng đợt gió đưa mảy đến mặt nước sông một màu tím biếc trông như tấm thảm nhung mềm mại phủ lên bề mặt dòng sông. Trên nền tấm thảm nhung tím ấy, lấp lánh ánh trăng và muôn ngàn những ánh sao đêm. Dòng sông buổi đêm thật tĩnh mịch, bờ sông như thể dài thêm ra dưới những bãi ngô một màu xanh thẫm. Những con nước cứ xuôi dòng êm ả chảy. Đâu đó, từng đàn cá thài bai đang mải mê ngắm nhìn mặt trăng tròn dưới nước. Trời nước lênh đênh. Xa xa, những chiếc xuồng con đang kéo lưới vào bờ.

Ôi, đẹp quá đi thôi! Con sông nơi quê hương em. Nhờ có dòng sông ấy mà đã làm cho phong cảnh thành phố ven sông trở nên thật tươi đẹp biết bao. Làng quê càng trở nên duyên dáng, nên thơ. Em ước mong rằng con sông quê hương em sẽ mãi mãi trong xanh, tươi đẹp, và trẻ trung như vậy.

11 tháng 8 2018

trên mạng.

9 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ” được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được. Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh. Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.Ôi! Chủ tịch nước – vị cha già của toàn dân tộc, người đã bao đêm thức trắng vì đám con dân này rồi. Qua hai câu thơ này, em càng hiểu và yêu quy thêm Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam.

9 tháng 12 2021

Tham khảo:
 

Khi nhắc đến các sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới bài thơ “Cảnh khuya”. Đó là một trong những bài thơ mà em cảm thấy yêu thích nhất.

Hai câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc trong đêm khuya đã được chủ tịch Hồ Chí Minh vẽ lên với khung cảnh thơ mộng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya ở nơi núi rừng hoang sơ, Người lắng nghe thấy âm thanh của tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối được so sánh “trong như tiếng hát” - gợi lên một âm thanh thật nhẹ nhàng, trong trẻo giống như tiếng hát vang vọng lại giữa nơi núi rừng vắng vẻ. Tiếp đến đó là khung cảnh núi rừng dưới ánh trăng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ đã gợi ra hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù có hiểu theo cách nào thì thiên nhiên lúc này cũng thật đẹp. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.

Đến hai câu thơ tiếp theo, Bác đã khéo léo gửi gắm vào đó tâm trạng của mình:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác cũng nghĩ đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nỗi lo âu được bộc lộ rất tự nhiên, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đã gợi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước của Bác. Đối với Người, non sông đất nước tươi đẹp này không thể rơi vào tay giặc. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

“Cảnh khuya” có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ đã thể hiện được không chỉ là tình yêu thiên của Hồ Chủ tịch. Mà còn bộc lộ được tâm trạng của Bác thật tự nhiên, chân thực.

 
CHÚC BẠN HỌC TỐT!