Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Lòng đố kị là một thói xấu trong xã hội hiện nay)
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm lòng đố kị là gì?
Biểu hiện của lòng đố kị:
+ Luôn ghen ghét với sự thành công của người khác
+ Coi thường người khác, không công nhận tài năng của họ
+ Tự nâng cao mình hơn so với người khác
...
Tác hại của lòng đố kị:
+ Khiến con người trở thành hẹp hòi, ích kỉ
+ Hình thành một thói xấu, khiến cho người khác tránh xa mình
+ Khó thành công trong mọi lĩnh vực
...
Nguyên nhân:
+ Do tính ích kỉ
+ Do tư duy hạn hẹp
+ Do sự trở ngại trong sự học hỏi
...
Giải pháp:
+ Luôn phải học hỏi, biết quan sát thành tích của người khác
+ Tập gạt bỏ thói sân si, ghen ghét người khác
+ Luôn học hỏi, nâng cao giá trị bản thân
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
Em tự liên hệ bản thân em
_mingnguyet.hoc24_
* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm
* Khác nhau:
- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ
+ Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc
- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.
Các bước | Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết | Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp. | Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng | Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp |
Bước 3: Viết bài | - Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa. - Có phần tóm tắt. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương. | - Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm). - Có từ ngữ liên kết. |
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa | Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự. | Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý |
1. Chuẩn bị viết
- Đề tài cho bài nghị luận về một vấn đề xã hội rất phong phú, đa dạng. Có thể lựa chọn những vấn đề mang tính thời sự đang được nhiều người bàn luận; cũng có thể lựa chọn những vấn đề mình từng có quá trình suy ngẫm lâu dài.
Đề tài lựa chọn: “Biến áp lực thành động lực”
2. Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý:
- Lí do chọn vấn đề: áp lực là một vấn nạn trong xã hội ngày nay, xuất hiện ở mọi lứa tuổi => việc tìm cách biến áp lực thành động lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng
- Chứng minh: Tại sao cần biết cách biến áp lực thành động lực phấn đấu?
- Đưa ra cách giải quyết và thuyết phục người khác đồng tình với mình
b. Lập dàn ý:
Dàn ý tham khảo nghị luận: “Biến áp lực thành động lực phấn đấu”
* Giải thích:
- Áp lực: là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống luôn đặt ra cho con người.
- Động lực phấn đấu là những nguồn năng lượng tích cực được tạo ra để con người có hành động để giải quyết khó khăn trở ngại.
=> Áp lực có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con người phấn đấu, đi đến thành công
* Chứng minh:
- Nếu con người luôn tự ru ngủ mình, sống êm đềm thì con người sẽ dễ dàng hài lòng với những gì mình có, chùn bước trước những khó khăn.
- Áp lực khiến con người phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân, trở nên mạnh mẽ, kiên trì
- Nhưng những áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống lại chính là liều thuốc để con người tự lập, trưởng thành.
- Giúp ta tập trung và thể hiện hết khả năng của mình, khám phá ra những giới hạn của bản thân
Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, những ca sĩ, nghệ sĩ, đội tuyển bóng đá Việt Nam, ....
* Bình luận:
- Áp lực tạo động lực nhưng điều quan trọng là ý chí con người phải được trưởng thành và trở nên cứng rắn mỗi ngày.
- Để biến áp lực thành động lực con người cần suy nghĩ tích cực, lạc quan và sáng tạo, tỉnh táo, từng bước đề ra biện pháp giải quyết khó khăn.
- Tuy nhiên, áp lực sẽ không trở thành động lực nếu chúng ta đối mặt với nó một cách cực đoan. Vì vậy, hãy suy nghĩ tích cực, hãy lắng nghe và sẻ chia áp lực của bản thân với những người xung quanh, bạn sẽ tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống
* Liên hệ bản thân:
- Bản thân em khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em đã từng trải qua những áp lực của kì thi, của điểm số, của những khó khăn trong học tập. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, hỗ trợ của bè bạn mà em đã vượt qua được, từng bước hoàn thiện bản thân mình.
Bài viết tham khảo:
Bạn đã từng phải đối mặt với những áp lực cuộc sống chưa? Bạn có hoàn toàn hài lòng với bản thân? Đã bao giờ bạn có những suy nghĩ tiêu cực? Tôi biết rằng, trong chúng ta, không ai là hoàn hảo, chúng ta ngày ngày luôn phải nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân. Nhưng bạn biết không: đôi khi sự hoàn hảo đã nằm ở chính con người bạn, đôi khi áp lực không phải là một điều quá tồi tệ, và đôi khi, thất bại không bao giờ khiến ta gục ngã. Bạn biết tại sao không? Bạn sẽ biết được câu trả lời khi học được cách “Biến áp lực thành động lực”.
Vậy “áp lực” là gì mà nó lại khiến nhiều người trở nên bi quan như vậy? “Áp lực” là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống luôn đặt ra cho con người. Và trái ngược với nó, “động lực” là những nguồn năng lượng tích cực được tạo ra để con người có hành động để giải quyết khó khăn trở ngại. Có thể nói rằng, áp lực có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con người phấn đấu, đi đến thành công.
Bạn thử nghĩ mà xem, sẽ ra sao nếu con người luôn tự ru ngủ mình, sống êm đềm thì con người sẽ dễ dàng hài lòng với những gì mình có, chùn bước trước những khó khăn. Vì vậy, áp lực khiến con người phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân, trở nên mạnh mẽ, kiên trì. Nhưng những áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống lại chính là liều thuốc để con người tự lập, trưởng thành. Nó giúp ta tập trung và thể hiện hết khả năng của mình, khám phá ra những giới hạn của bản thân. Tấm gương từ chính trong câu chuyện: bản thân cậu bé, nếu được bố hỗ trợ và không đòi hỏi cậu bé phải hoàn lại số tiền là 12,5 đô la thì có lẽ cậu sẽ hình thành tính ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ từ cha mình. Nhưng cha cậu đã dạy con điều đúng đắn. Điều đó khiến cậu bé trưởng thành, biết sống độc lập và trở thành tổng thống của nước Mỹ. Cũng thật khâm phục biết bao trước tinh thần đá bóng quả cảm, luôn cháy hết mình của những chiến binh sao vàng đội tuyển quốc gia Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Dù phải chịu nhiều áp lực là những kì vọng của người hâm mộ, đội tuyển bóng đá Việt Nam vẫn luôn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo. Thật tự hào khi họ đã biết cách biến những áp lực ấy thành động lực và đem về cho Seagames 31 của chúng ta huy chương vàng danh giá.
Áp lực tạo động lực nhưng điều quan trọng là ý chí con người phải được trưởng thành và trở nên cứng rắn mỗi ngày. Vì vậy, bản thân mỗi chúng ta, hơn lúc nào hết, phải ý thức được và chủ động tự lập, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, hiểm nguy; không nản lòng trước thất bại chứ không nên chỉ trông chờ khi áp lực ập tới mới bắt đầu đối phó. Để biến áp lực thành động lực con người cần suy nghĩ tích cực, lạc quan và sáng tạo, tỉnh táo, từng bước đề ra biện pháp giải quyết khó khăn. Có thể đối mặt với nhiều loại áp lực khác nhau để trưởng thành và nâng cao trình độ. Để làm được điều đó, con người cần trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết ở nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, áp lực sẽ không trở thành động lực nếu chúng ta đối mặt với nó một cách cực đoan. Vì vậy, hãy suy nghĩ tích cực, hãy lắng nghe và sẻ chia áp lực của bản thân với những người xung quanh, bạn sẽ tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Là một người trẻ, tôi ý thức hơn ai hết ý nghĩa của cuộc sống cũng như những áp lực mà mình cần vượt qua, vì vậy, tôi cần xác định cho bản thân con đường đi đúng đắn và cố gắng hết sức theo đuổi và tôi tin rằng “nỗ lực hết sức không hối hận, có chí nhất định sẽ thành công”.
Tên kiểu văn bản | Mục đích và nội dung |
Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học | - Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. - Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội | - Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề. - Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó. |