K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2018

--Tham khảo--

Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là chăm chỉ. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự chăm chỉ.
TB:
-Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới.
-Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như : học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận…ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.

Câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên dạy của ông cha ta về tính quan trọng của sự chăm chỉ, cần cù cho con cháu đời sau. Để chúng ta biết được rằng, muốn đạt được kết quả hoàn mỹ nhất thì phải có tính chăm chỉ và chỉ có tính chăm chỉ mà thôi

Em mún giúp lắm nhưng mà em chx học văn nghị luận

10 tháng 2 2022

Tham khảo :

Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay luôn có một truyền thống tốt đẹp đó là lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc. Điều ấy không chỉ thể hiện mạnh mẽ và rõ ràng thông qua các cuộc chống giặc ngoại xâm giữ nước kể từ thời các vua Hùng cho đến tận ngày hôm nay, mà tinh thần yêu nước của dân tộc ta còn được gửi gắm một cách sâu sắc và khéo léo vào nhiều các tác phẩm văn chương đặc sắc, với ngòi bút tài hoa của nhiều tác giả. Đặc biệt với Nguyễn Trãi một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba, kiệt xuất, một danh nhân văn hóa thế giới thì tư tưởng yêu nước của người gửi gắm trong tác phẩm lại càng có nhiều điểm đáng quý, đáng trân trọng tôn sùng hơn cả. Bình Ngô đại cáo, tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, được muôn đời sau ca ngợi là áng thiên cổ hùng văn, là áng văn chính luận mẫu mực nhất đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta, không chỉ mang trong mình giá trị lịch sử, vai trò chính trị quan trọng trong công cuộc chống quân Minh xâm lược mà còn chứa đựng trong mình cả tinh thần của một dân tộc - tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống ngàn đời và ngày một sâu nặng trong máu thịt văn hóa của nhân dân ta . Ngày nay, với xu thế phát triển của thế giới vượt bậc, trước mọi kẻ thù lâm le. Cuộc chiến hiện nay không bằng gươm giáo nữa, mà là chính trị và kinh tế. Vậy mỗi người con dân đất Việt phải có tinh thần như thế nào, và phải làm gì cho đất nước chúng ta. Làm gì để không hổ thẹn khi đọc những áng văn bất hủ, mà đầy tính yêu nước thương dân, tự hào nền văn hiến dân tộc, tinh thần nhân đạo nói chung và của trái tim mỗi người. Người viết cũng rất háo hức với tinh thần chung đó và nhân đây xin trình bày những điều tâm đắc của người viết khi đọc qua tác phẩm này.

10 tháng 2 2022

Em chưa học đến bài này, nhưng vì muốn giúp chị thế nên em vẫn làm có gì không hay chị thông cảm cho em . Lần đầu viết văn lớp 10.

Tác phẩm "Bình ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng năm 1428,  khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải ký hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình.Tác phẩm là áng văn  chính luận mẫu mực và xuất sắc của Nguyễn Trãi, không chỉ mang trong mình giá trị lịch sử, vai trò chính trị quan trọng trong công cuộc chống quân Minh xâm lược mà còn chứa đựng trong mình cả tinh thần của một dân tộc. Tác giả đã lên án dành cho cả tổ tiên quân xâm lược. Ngày nay, thế giới ngày càng phát triển hơn, đã không còn những việc chiến tranh bằng gươm giáo nữa mà là bằng chính trị và kinh tế. Vậy chúng ta phải làm một việc gì đó để thể hiện tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước, để không hổ thẹn với những gì mà những người đi trước đã tạo nên, đã trả bằng xương máu để cho chúng ta có một cuộc sống như bây giờ. Trong mỗi người dân Việt Nam, tinh thần trách nhiệm của con người vẫn luôn là phẩm chất đạo đức mà mọi người ai cũng cần có. Thật vậy, dù trong cuộc sống hòa bình hay trong những tình cảnh khó khăn dịch bệnh như hiện nay thì tinh thần trách nhiệm chính là thứ mà góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đối với tôi, để thể hiện tinh thần trách nhiệm thì tôi vẫn luôn ra sức học hỏi để góp phần xây dựng tổ quốc ngày càng một tốt đẹp hơn. Luôn đứng lên từ cái sai lầm của mình và không bao giờ dựa dẫm qúa nhiều vào người khác. Có như vậy em mới không bao giờ hổ thẹn với các áng văn bất hủ, không bao giờ hổ thẹn với cái lớp đi trước.

27 tháng 7 2021

2 điều quan trọng 1 bài văn như vậy chị nghĩ nó sẽ không tập trung vào ý nào hết á, nó sẽ bị loãng ý, em có thể xem lại đề không?

27 tháng 7 2021

1 bài văn mà bắt viết  2 ý quan trọng thì em bó tay chịu trói

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thì nói ít. Có thể nói, khiêm tốn là chiến thắng đầu tiên trong giao tiếp. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh, nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này.

1 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Hôm trước dọn bàn học để chuẩn bị năm học mới, lúc đang gom đống sách cũ để làm từ thiện thì một tờ giấy rơi xuống. Em cầm tờ giấy lên thì đó là bài kiểm tra được 0 điểm của mình...) 

TB: 

Bàn luận: 

Nêu nội dung của vấn đề đó: 

+ Bài kiểm tra đó em có từ khi nào? Môn gì? 

+ Vì sao em lại bị điểm 0? 

+ Lúc được trả bài, em cảm thấy thế nào? 

+ Em đã làm gì với bài kiểm tra đó? (Em đã giấu bố mẹ/ Giấu tuyệt về bài kiểm tra đó/ Giả thành bài kiểm tra khác...) 

+ Lúc đó bố mẹ em cảm thấy như thế nào? (Vui mừng/ Không quá lo về việc học của em...) 

+ Bây giờ thấy lại bài kiểm tra đó em cảm thấy thế nào? 

+ Em sẽ làm gì để sửa sai? 

KB: Khẳng định lại vấn đề 

_mingnguyet.hoc24_