Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :Cuối mùa thu, tôi thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gió vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm. Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng: mùa đông năm nay đến sớm hơn. Nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cái lạnh đang tan dần trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may đang lướt đi vội vã.. Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất là mùa đông ở đây buồn, buồn vô tận, buồn lắm! Trong bếp của vài ngôi nhà, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, chị chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm. Những cái cây khẳng khiu bên hè phố thật trơ trụi, già nua như những cụ già gầy gòm, làn da nhăn nheo. Lúc này, có người thì mong chóng về nhà sau một ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp bên gia đình trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông. Có người thì lại ghé vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh giá của mùa đông Còn rất nhiều người khác cứ đi qua, đi lại, vội vã lắm, chẳng còn chào hỏi nhau như mọi khi… Mùa đông năm nay tuy buồn nhưng quang cảnh thật đẹp. Được ngắm nhìn nó, tôi như yêu hơn quê hương, đất nước mình.
Câu 2 :
Với em, gương mặt mẹ là một hình ảnh vô cùng thân thuộc luôn thường trực trong tâm trí. Mẹ em năm nay đã hơn ba mươi tuổi nhưng gương mặt mẹ trẻ hơn tuổi rất nhiều. Gương mặt mẹ hình trái xoan được ôm lấy bởi mái tóc đã cắt ngắn, đen và thẳng. Những sợi tóc rất đẹp ấy phủ chéo một phần trên trán mẹ. Đôi mắt của mẹ long lanh như lúc nào cũng ánh lên niềm vui. Đuôi mắt dài nhìn rất đẹp! Mẹ có chiếc mũi dọc dừa và đôi môi nhỏ nhắn, hồng tươi. Mỗi khi mẹ cười, lại để lộ ra hàm răng trắng và một chiếc răng khểnh thật duyên. Nhưng em thích nhất làn da của mẹ. Da mẹ trắng và mịn, mỗi khi có chuyện gì vui, em chỉ muốn ôm chầm lấy mẹ và thơm nhẹ lên đôi má của mẹ. Gương mặt của mẹ em thật đẹp, em lại thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn được thấy những nụ cười nở tươi trên gương mặt mẹ.
Học tốt
Gió mùa tràn về cũng là lúc báo hiệu mùa đông đã đến. Cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng ít nhộn nhịp hơn thường lệ. . Những cơn gió thổi cuốn những chiếc lá cuối cùng trên cành cây đi , chia rẽ tình bạn giữa cái cây trơ trụi , thân xác khô xơ .Cái cây đó là cái cây to gần nhà tôi giờ đây nó buồn tủi vì không còn bạn , còn bè, chỉ còn 1 mình nó đơn độc giữa màn đêm tối tăm ; lạnh giá.Mùa đông thời tiết giá lạnh, có mưa phùn gió bấc khiến cho mọi người phải đóng cửa hết và rất ít ra ngoài vì trời lạnh. Mọi người đều được cuộn tròn trong những chiếc chăn ; được mặc những chiếc áo ấm áp mà quên mất đi rằng ngoài kia ; ở một nơi xa xôi , có những con người nghèo khổ đang phải chịu sự lạnh buốt của gió mùa.Mùa đông tuy nhẫn tâm như thế nhưng có mùa đông thì mới có không khí đầm ấm , ấm áp của gia đình . Tôi yêu mùa đông vì thế đấy !
"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.
"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.
Mẹ tôi thường rất bận với công việc của mình nên ít khi có thời gian ở nhà. Nhưng tôi vẫn thích nhìn thấy mẹ trong bếp vì lúc đó tôi thấy mẹ thực sự yêu thích câu việc này.
Bà nội tôi thườn là người làm những công việc nhà, vì bố mẹ tôi đi làm suốt. Buổi chiều mẹ về khá muộn nên bà nội luôn là người đứng bếp nấu những bữa cơm ngon cho gia đình tôi. Nhưng khi có thời gian rảnh mẹ sẽ lao ngay vào bếp để làm ngay món ngon cho ông bà, bố và 2 anh em tôi.
Những lúc mẹ đứng trong bếp thì sẽ trút bỏ bộ áo dài mẹ thường mặc để lên lớp, thay vào đó là những bộ đồ bộ đầy đủ màu sắc vui nhộn. Và mặc thêm chiếc tạp dề hình chuột mickey - trong một lần đi siêu thị em gái tôi thấy đẹp nên đòi mẹ mua cho bằng được. Nhìn mẹ đúng với dáng vẻ của một người phụ nữ của gia đình.
Trong gian bếp, mẹ bận rộn luôn tay, nào là thái cái này, gọt cái kia, rửa rau củ,....Bát đĩa, nồi niêu cũng được trưng hết ra trong gian bếp.Tay mẹ làm việc nhanh thoăn thoát chỉ trong một thời gian ngắn mẹ đã chuẩn bị nguyên liệu đã xong. Trên khuôn mặt trái xoan của mẹ xuất hiện một chút mồ hôi đã rơi, nhưng trên gương mặt đó lại nở một nụ cười tươi sáng. Nụ cười tươi tắn vì thấy hạnh phúc khi được nấu ăn cho gia đình. Ánh mắt của mẹ sáng trong và đen láy chuyển động liên túc bên trái bên phải để không cho những thức ăn bị cháy. Những lúc đó mẹ thường làm kể cho bố và bà nội nghe những câu chuyện xảy ra trong tuần, như chuyện trên lớp, chuyện hôm nay đi chợ,... Tôi vô cùng hạnh phúc khi thấy mẹ mình trong công việc mình yêu thích.
Tôi luôn luôn yêu mẹ với một tình yêu vô bờ bến và cảm ơn mẹ vì những bữa ăn ngon, ngập tràn tinh yêu thương gia đình trong đó.
Chị/Anh nhớ tk cho em nhé
Chúc chị/anh hok tốt
Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu về mẹ
- Giới thiệu về công việc mẹ yêu thích khiến em ấn tượng nhất
B. Thân bài
1. Khái quát chung
- Em thường nhìn thấy mẹ làm công việc đó khi nào? Ở đâu?
- Mẹ có hay làm việc đó thường xuyên hay không?
2. Tả hình ảnh của mẹ
- Hành động
- Vẻ mặt
- Đôi mắt
- Lời nói
C. Kết bài
- Cảm nghĩ của em
** Bài viết tham khảo
Mẹ tôi thường rất bận với công việc của mình nên ít khi có thời gian ở nhà. Nhưng tôi vẫn thích nhìn thấy mẹ trong bếp vì lúc đó tôi thấy mẹ thực sự yêu thích câu việc này.
Bà nội tôi thườn là người làm những công việc nhà, vì bố mẹ tôi đi làm suốt. Buổi chiều mẹ về khá muộn nên bà nội luôn là người đứng bếp nấu những bữa cơm ngon cho gia đình tôi. Nhưng khi có thời gian rảnh mẹ sẽ lao ngay vào bếp để làm ngay món ngon cho ông bà, bố và 2 anh em tôi.
Những lúc mẹ đứng trong bếp thì sẽ trút bỏ bộ áo dài mẹ thường mặc để lên lớp, thay vào đó là những bộ đồ bộ đầy đủ màu sắc vui nhộn. Và mặc thêm chiếc tạp dề hình chuột mickey - trong một lần đi siêu thị em gái tôi thấy đẹp nên đòi mẹ mua cho bằng được. Nhìn mẹ đúng với dáng vẻ của một người phụ nữ của gia đình.
Trong gian bếp, mẹ bận rộn luôn tay, nào là thái cái này, gọt cái kia, rửa rau củ,....Bát đĩa, nồi niêu cũng được trưng hết ra trong gian bếp.Tay mẹ làm việc nhanh thoăn thoát chỉ trong một thời gian ngắn mẹ đã chuẩn bị nguyên liệu đã xong. Trên khuôn mặt trái xoan của mẹ xuất hiện một chút mồ hôi đã rơi, nhưng trên gương mặt đó lại nở một nụ cười tươi sáng. Nụ cười tươi tắn vì thấy hạnh phúc khi được nấu ăn cho gia đình. Ánh mắt của mẹ sáng trong và đen láy chuyển động liên túc bên trái bên phải để không cho những thức ăn bị cháy. Những lúc đó mẹ thường làm kể cho bố và bà nội nghe những câu chuyện xảy ra trong tuần, như chuyện trên lớp, chuyện hôm nay đi chợ,... Tôi vô cùng hạnh phúc khi thấy mẹ mình trong công việc mình yêu thích.
Tôi luôn luôn yêu mẹ với một tình yêu vô bờ bến và cảm ơn mẹ vì những bữa ăn ngon, ngập tràn tinh yêu thương gia đình trong đó.
Mỗi lần nghe ai nói: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.", tôi lại nghĩ ngay đến mẹ, nhớ đến đôi mắt đong đầy tình yêu thương của mẹ. Tôi yêu quý đôi mắt của mẹ biết bao! Chính đôi mắt mẹ đã cho tôi bao nhiêu niềm vui sống.
Tôi không rành lắm khi nhận định về một đôi mắt. Nhưng tôi thấy mẹ có một đôi mắt khá đẹp - đôi mắt đen, tròn và nhân hậu. Bây giờ, tuy mẹ phải mang kính khi làm việc, vì mẹ đã lớn tuổi rồi, mắt mẹ có lẽ đã không còn sáng như hồi còn trẻ, nhưng tôi vẫn thấy nó rất đẹp. Cái đẹp mà tôi yêu quý nhất từ đôi mắt mẹ là cái đẹp của một tâm hồn. Đôi mắt ấy đã trao cho tôi bao tình thương mến từ khi tôi còn nằm trong đôi tay của mẹ thuở bé thơ. Đôi mắt mẹ cho tôi sự bình an tuyệt vời. Đôi mắt mẹ dõi theo tôi từng bước tập tễnh thuở mới tròn năm. Đôi mắt ấy theo tôi từng phút, từng giờ, ... quan sát, chăm sóc cho tôi từng li từng tí, từ miếng ăn, giấc ngủ đến việc ăn mặc, học hành, chơi đùa,...
Nhớ mãi những ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường rồi mà vẫn đứng từ xa nhìn theo tôi mãi. Đôi mắt mẹ lúc ấy vừa vui để động viên tôi, vừa lo cho tôi còn vụng dại, ngỡ ngàng... Những khi tôi vui khỏe, học hành tiến bộ, tôi thấy mắt mẹ cười, lấp lánh niềm vui khôn tả. Tôi biết mẹ vô cùng hạnh phúc. Nhớ nhất là những lần tôi bị bệnh, sốt cao. Mẹ lo lắng vô cùng. Mẹ ở bên tôi suốt để chăm sóc tôi, vỗ về, an ủi... Đôi mắt của mẹ lúc ấy sao mà xót xa, lo buồn và băn khoăn đến thế. Những lúc như thế, tôi đều cố gắng uống thuốc, ăn uống theo yêu cầu của mẹ để chóng lành bệnh cho mẹ yên tâm.
Nhưng đã bao lần, chính tôi đã làm cho đôi mắt mẹ đượm một nỗi buồn khó tả. Đó là những lúc tôi không ngoan, không vâng lời. Nhìn vào đôi mắt mẹ lúc ấy, tôi thấy ân hận và thương mẹ biết bao. Tôi muốn nói lời xin lỗi mẹ để mẹ vui, nhưng đôi khi tôi lại không thốt được nên lời. Thật lạ lùng, lúc ấy mẹ như hiểu thấu lòng tôi, đôi mắt mẹ ánh lên sự thương yêu, tha thứ. Mẹ mãi chia sẽ cùng tôi những băn khoăn, vui buồn, như một người bạn. Tôi đặt hết niềm tin vào mẹ.
Tôi đặt biệt hãnh diện vì tấm lòng nhân hậu của mẹ dành cho những người nghèo khổ. Đó là điều mẹ đã dạy tôi từ thuở ấu thơ. Tôi cảm nhận sâu sắc điều ấy trong đôi mắt đầy thương cảm của mẹ khi gặp một cảnh thương tâm, một em bé mồ côi hay một kẻ tật nguyền... Mẹ luôn thể hiện lòng thương bằng một hành động cụ thể để chia sẻ cùng người khốn khó. Ôi, đôi mắt của mẹ, dịu hiền và sâu lắng, là nguồn an ủi, là niềm vui của cả cuộc đời tôi.
Xin cho tôi nói vài lời cùng người mẹ dấu yêu: "Mẹ ơi, con hiểu rằng đôi mắt đầy yêu thương của mẹ sẽ mãi dõi theo con trong suốt cuộc đời. Con cám ơn mẹ đã cho con cả một tuổi thơ hạnh phúc trong vòng tay mẹ. Con tự hứa rằng, con sẽ cố gắng học hành, sống xứng đáng là con của mẹ, biết "cho đi" để mang lại niềm vui cho tha nhân và nhất là để con được nhìn thấy đôi mắt mẹ mãi tràn đầy niềm hạnh phúc."
"Ngài thật trên cả tuyệt vời vì Ngài đến với cuộc đời con thật kì diệu qua đôi mắt Mẹ con với sự hi sinh và tình yêu vô bờ bến. Con xin cảm tạ Ngài."
Tôi là một đứa chuyên văn. Tôi có một cuốn tản văn dày cộm viết về những cảm nhận trong cuộc sống, nào là tình bạn, tình yêu rồi những cảm xúc chợt đến chợt đi. Bỗng một ngày đọc lại những gì mình đã viết tôi bỗng nhận ra thì ra lâu nay mình viết nhiều như thế nhưng chưa có một trang, một dòng nào để viết về mẹ. Tuy đây không phải là lần đầu tiên tôi viết về mẹ nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên tôi viết về mẹ với những cảm xúc chân thật nhất lòng mình, những gì tâm can nhất sau 15 năm được sống trong tình thương của người và lần này tôi viết về đôi mắt của mẹ. Tôi đã từng đọc rất nhiều bài văn, tản văn tả về đôi mắt mẹ. Có người nói “Đôi mắt mẹ lấp lánh như ánh sao đêm, nhìn con đầy trìu mến” có người lại kể “Đôi mắt mẹ trong veo…” còn đôi mắt mẹ tôi thì một mắt nhìn thấy một mắt không. Tôi đã từng quen với cái cảnh cứ mỗi lần đi theo mẹ là lại bị người ta nói này nói nọ. Có kẻ vô tâm nhìn rồi thốt lên như thấy gì lạ lắm “Bà ni chột mắt bây à?” có người ái ngại hỏi “Bị lâu chưa?” rồi đám trẻ con ngây thơ đến vô tội “Bây ơi,lại coi có bà chột mắt!” Tôi lúc ấy mặt đỏ như trái gấc, nếu có cái lỗ nào dưới đất tôi sẽ không ngần ngại mà chui xuống ngay một cách nhanh nhất. Nhưng rất tiếc không xuất hiện cái lỗ như thế nên tôi đành cúi gằm mặt xuống mà đi và vì cúi gằm mặt xuống chỉ toàn thấy mặt đường nên tôi không biết rằng ngay bên cạnh tôi mẹ đang phải chịu bao ê chề và chát đắng. Đáng lẽ người muốn trốn tránh những lời nói ấy nhất phải là mẹ mới phải chứ không phải tôi. Đáng lẽ tôi phải cầm lấy bàn tay đang run của mẹ mà nói rằng “Có sao đâu mẹ”. Đáng lẽ tôi phải nhìn thẳng vào sự thật chứ không phải là cúi đầu như một kẻ ăn cắp bị người ta bắt gặp. Đằng này tôi lại cố bước thật nhanh để mẹ một mình lủi thủi phía sau lưng, về đến nhà tỏ vẻ khó chịu như thể mẹ tôi làm điều sai trái. Nếu lúc ấy tôi can đảm hơn, nếu lúc ấy tôi suy nghĩ sâu sắc hơn và nếu lúc ấy tôi không hành động ngu ngốc như vậy. Nhưng thời gian có bao giờ trở lại để con người hối cải, ăn năn? Thời gian vẽ những vết nhăn trên trán người đời nhưng không thể nào xóa đi những hành động không đáng có. Tại sao lúc ấy tôi không biết rằng mẹ không hề muốn như vậy? Tại sao tôi không biết rằng mất đi một mắt mẹ đã đau khổ lắm rồi giờ lại bị người đời châm chọc, cạnh khóe thì lại càng đau đớn hơn, vậy mà đứa con bấy lâu nay mẹ chăm sóc nuôi dưỡng dành cả cuộc đời, dành cả tuổi thanh xuân và ước chừng có thể hy sinh cả tuổi thanh xuân cho nó thì giờ lại ngoảnh mặt làm ngơ, lại gắt lên với mẹ? Tại sao tôi không thể hiểu cho mẹ? Dù người ta có tốt có đẹp đi chăng nữa thì người ta vẫn là mẹ của những đứa trẻ khác, không thể yêu thương và càng không thể chăm sóc, nuôi nấng tôi. Thế thì tại sao tôi cứ phải để ý những điều ấy cơ chứ? Dẫu chỉ được một mắt nhưng mẹ vẫn hoàn thành tốt những việc trong nhà, vẫn giỏi giang với các công tác xã hội thì không phải đáng khen hơn những người phụ nữ khác hay sao? Đáng lẽ tôi phải tự hào chứ sao lại xấu hổ, tại sao phải cúi mặt lặng thinh? Những câu hỏi ấy chỉ càng làm sự ân hận trong tôi dâng trào hơn, nó như xoáy sâu vào con tim vốn đã ân hận nay lại càng ân hận hơn. Mẹ biết tất cả nhưng mẹ chưa bao giờ trách mắng tôi một lời nào hay phàn nàn rằng tại sao con lại làm như thế mà hình như mẹ cảm thấy có lỗi vì mẹ không được hoàn hảo như người ta. Càng ngày mẹ càng yêu thương tôi hơn, nuông chiều tôi hơn. Thà rằng mẹ cứ mắng chửi đánh đập thì tôi còn thấy nhẹ lòng hơn đằng này… Mẹ càng làm như thế tôi càng cảm thấy mình như một đứa con bất hiếu, thật tồi tệ, thật đáng trách, thật đáng trừng phạt.
Giờ này đang ở cách xa mẹ hàng chục cây số nghĩ đến mẹ mà nước mắt tuôn rơi. Không biết ở nhà mẹ có khỏe không như lời mà mẹ vẫn thường hay nói mỗi khi tôi hỏi? Không biết mẹ có “ham công tiếc việc” mà thức khuya hay không để rồi lại nhức mắt? Mẹ chỉ còn một con mắt nếu nó bị gì thì tôi biết phải làm sao. Tôi không cần mẹ phải để lại tài sản hay một thứ gì đó quý giá cho tôi mà tôi chỉ cần mẹ khỏe mạnh để làm điểm tựa cho tôi mỗi bước trên đường đời. Với tôi một đôi mắt đẹp không phải là “Đôi mắt lấp lánh như ánh sao đêm” cũng không phải là “Đôi mắt trong veo” như lời văn của bao người mà chính là đôi mắt của mẹ bởi đơn giản đó là đôi mắt của mẹ tôi dù như thế nào thì nó vẫn là đẹp nhất.
Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất.
Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi emhọc bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương.
Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.
Nè bn Nguyễn Văn Hưởng bn gạch chân những phó từ được dùng trong đoạn văn chưa
Tham khảo
“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Những câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép.
Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều cóp nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.
Buổi trưa hè hôm nay thật oi bức quá. Ánh nắng mặt trời chói chang rphản chiếu trên mặt ao cứ như một quả cầu lửa llớn. Ông lão không nói gì, chỉ ngồi im lìm như pho tượng gỗ trên chiếc thuyền con, lặng lẽ nhìn theo chiếc cần câu dài. Hai bên bờ ao từng hàng chuối chi chít quả rủ ri bên tai nhau, tựa vào nhau trông như những người nông dân đang gánh thúng quà bên vai. Từng hành tre cọ vào nhau kêu kẽo kẹt, vươn cao trông như những chàng trai mảnh khảnh. Tiếng chim đã ngững, thay vào đó là tiếng ve kêu râm ran báo hiệu một mùa hè đã đến. Cảnh vật nơi đây nhìn cứ như một bức tranh thật sinh động.
hok tốt!!
Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.
tk mình nha hok tốt !
Mỗi lần nghe ai nói: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.", tôi lại nghĩ ngay đến mẹ, nhớ đến đôi mắt đong đầy tình yêu thương của mẹ. Tôi yêu quý đôi mắt của mẹ biết bao! Chính đôi mắt mẹ đã cho tôi bao nhiêu niềm vui sống. Tôi không rành lắm khi nhận định về một đôi mắt. Nhưng tôi thấy mẹ có một đôi mắt khá đẹp - đôi mắt đen, tròn và nhân hậu. Bây giờ, tuy mẹ phải mang kính khi làm việc, vì mẹ đã lớn tuổi rồi, mắt mẹ có lẽ đã không còn sáng như hồi còn trẻ, nhưng tôi vẫn thấy nó rất đẹp. Cái đẹp mà tôi yêu quý nhất từ đôi mắt mẹ là cái đẹp của một tâm hồn. Đôi mắt ấy đã trao cho tôi bao tình thương mến từ khi tôi còn nằm trong đôi tay của mẹ thuở bé thơ. Đôi mắt mẹ cho tôi sự bình an tuyệt vời. Đôi mắt mẹ dõi theo tôi từng bước tập tễnh thuở mới tròn năm. Đôi mắt ấy theo tôi từng phút, từng giờ, ... quan sát, chăm sóc cho tôi từng li từng tí, từ miếng ăn, giấc ngủ đến việc ăn mặc, học hành, chơi đùa,...
Mẹ đưa tôi đến trường rồi mà vẫn đứng từ xa nhìn theo tôi mãi. Đôi mắt mẹ lúc ấy vừa vui để động viên tôi, vừa lo cho tôi còn vụng dại, ngỡ ngàng... Những khi tôi vui khỏe, học hành tiến bộ, tôi thấy mắt mẹ cười, lấp lánh niềm vui khôn tả. Tôi biết mẹ vô cùng hạnh phúc. Nhớ nhất là những lần tôi bị bệnh, sốt cao. Mẹ lo lắng vô cùng. Mẹ ở bên tôi suốt để chăm sóc tôi, vỗ về, an ủi... Đôi mắt của mẹ lúc ấy sao mà xót xa, lo buồn và băn khoăn đến thế. Những lúc như thế, tôi đều cố gắng uống thuốc, ăn uống theo yêu cầu của mẹ để chóng lành bệnh cho mẹ yên tâm.
Nhưng đã bao lần, chính tôi đã làm cho đôi mắt mẹ đượm một nỗi buồn khó tả. Đó là những lúc tôi không ngoan, không vâng lời. Nhìn vào đôi mắt mẹ lúc ấy, tôi thấy ân hận và thương mẹ biết bao. Tôi muốn nói lời xin lỗi mẹ để mẹ vui, nhưng đôi khi tôi lại không thốt được nên lời. Thật lạ lùng, lúc ấy mẹ như hiểu thấu lòng tôi, đôi mắt mẹ ánh lên sự thương yêu, tha thứ. Mẹ mãi chia sẽ cùng tôi những băn khoăn, vui buồn, như một người bạn. Tôi đặt hết niềm tin vào mẹ.
Tôi đặt biệt hãnh diện vì tấm lòng nhân hậu của mẹ dành cho những người nghèo khổ. Đó là điều mẹ đã dạy tôi từ thuở ấu thơ. Tôi cảm nhận sâu sắc điều ấy trong đôi mắt đầy thương cảm của mẹ khi gặp một cảnh thương tâm, một em bé mồ côi hay một kẻ tật nguyền... Mẹ luôn thể hiện lòng thương bằng một hành động cụ thể để chia sẻ cùng người khốn khó. Ôi, đôi mắt của mẹ, dịu hiền và sâu lắng, là nguồn an ủi, là niềm vui của cả cuộc đời tôi.
Xin cho tôi nói vài lời cùng người mẹ dấu yêu: "Mẹ ơi, con hiểu rằng đôi mắt đầy yêu thương của mẹ sẽ mãi dõi theo con trong suốt cuộc đời. Con cám ơn mẹ đã cho con cả một tuổi thơ hạnh phúc trong vòng tay mẹ. Con tự hứa rằng, con sẽ cố gắng học hành, sống xứng đáng là con của mẹ, biết "cho đi" để mang lại niềm vui cho tha nhân và nhất là để con được nhìn thấy đôi mắt mẹ mãi tràn đầy niềm hạnh phúc."
"Ngài thật trên cả tuyệt vời vì Ngài đến với cuộc đời con thật kì diệu qua đôi mắt Mẹ con với sự hi sinh và tình yêu vô bờ bến. Con xin cảm tạ Ngài vì đã cho con một người mẹ như thế