K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2019

Trên trời cao có muôn ngàn ánh sao, trên đồng xa có muôn ngàn cây lúa, con chim rừng có muôn ngàn tiếng ca, cây trong vườn có muôn ngàn lá hoa, riêng mặt trời chỉ có một mà thôi và MẸ TÔI chỉ có một trên đời...

Ấm áp và yên bình nhất là tình yêu của mẹ. Người luôn thầm lặng dõi theo từng bước đi của con mình. Ngọt ngào nhất cũng chính là tình yêu của mẹ. Người xoa dịu bao cay đắng trong cuộc đời con cũng là mẹ... Nếu có người bảo tôi hãy kể về mẹ mình thì tôi chỉ có thể nói một câu đó là “Mẹ tôi là người có nụ cười thật hiền và một trái tim yêu thương không mệt mỏi”.
Những kỷ niệm và những câu chuyện để kể về mẹ tôi có lẽ không có thứ gì có thể thể diễn tả hết được. Ở đây tôi cũng chỉ kể về những kỷ niệm cũng như những hy sinh của mẹ tôi đối với gia đình và bốn đứa con trai yêu quý của mẹ.

Tôi còn nhớ thời bốn anh em tôi vẫn đang còn là những cậu học sinh cấp 1, 2, 3. Bốn anh em tôi sinh ra cách nhau cũng gần và phải nói là những bậc thang của mẹ. Vì vậy, việc học hành của bốn anh em chúng tôi cũng nối tiếp nhau và chính điều đó là một gánh nặng cho mẹ tôi trong việc chăm lo, nuôi nấng, dạy bảo trong việc ăn học của bốn anh em chúng tôi.

Cuộc sống cũng không ít khó khăn, hàng ngày mẹ tôi đã phải giải nắng dầm mưa, làm từng tấc đất, gieo từng hạt lúa ngoài đồng ruộng để kiếm cái ăn, cái mặc cho anh em chúng tôi. Thực ra, gia đình tôi cũng là gia đình nhà nông, tuy bố tôi là giáo viên những thời đó với đồng lương ít ỏi nên ngoài việc thu nhập từ tiền lương của bố thì bố mẹ tôi cũng phải làm rất nhiều ruộng. Phải nói rất vất vả, khó khăn, bố và mẹ tôi đã tầm tả nuôi chúng tôi ăn học từ nhỏ. Số mẹ tôi không được học hành như bao người khác do hoàn cảnh cũng như điều kiện trước đây, mẹ tôi số sinh ra rất vất vả. Song mẹ tôi là người có đức hy sinh và có trái tim nhân hậu.

Vì phải lo cho bốn anh em tôi ăn học đến trường mà cứ mỗi sáng tinh mơ sáng sớm mẹ tôi đã phải dậy chuẩn bị cơm nước cho chúng tôi. Bởi vì mẹ không muốn chúng tôi phải đói hay không kịp ăn uống gì trước khi đi học, sợ chúng tôi bị chậm giờ học. Mẹ tôi lúc nào cũng cố gắng vì chúng tôi, mẹ đã không nghĩ tới bản thân mẹ mà luôn có cái gì là cho các con, đời mẹ đã hy sinh quá nhiều tại sao mẹ lại không dành cho mẹ một cái gì chứ, nhiều lúc tôi muốn làm một điều gì đó thật lớn lao cho mẹ tôi bớt khổ cực và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Nhiều lúc tôi đi học về là cũng các em giúp đỡ mẹ những việc mình làm được. Tôi rất thương mẹ tôi, từng giọt mồ hôi mẹ rơi trên con đường mưu sinh, giữa cái nắng như thiêu như đốt hay những cơn mưa bất chợt nhưng mẹ vẫn không làm mất đi nụ cười của mẹ dành cho con cái sau những giờ mẹ đi làm về cũng như những lời động viên, chia sẻ với tôi và các em tôi bất kể chuyện vui buồn.

Một điều nữa về mẹ đã làm tôi luôn đau đáu trong lòng và thấy rất thương mẹ tôi đó là cách đây khoảng 8 năm từ năm 2001. Thời gian đó vì các cậu tôi đều đi công tác xa ở nước ngoài, trong gia đình mẹ tôi thì chỉ mẹ là con gái duy nhất. Các cậu đi xa hết nên phải đón ông bà ngoại tôi về quê và mẹ tôi phải thay thế các cậu trong việc chăm sóc cho ông bà.

Bà ngoại tôi thì rất khỏe mạnh và phải nói ông trời đã ban cho bà một sức khỏe mà ít người có được, tôi rất tự hào vì mình có một người bà như thế. Tuy nhiên, ông ngoại tôi lại không được như vậy, số ông lại rất khổ và ông bị bệnh Parktinson rung toàn thân và đó là những vất vả và phải nói đây là giai đoạn mà mẹ tôi phải chịu hy sinh và cũng thiệt thòi nhiều nhất.

Kể từ đó mẹ tôi hết ngày này qua ngày khác hết chăm sóc cho bà tôi, lại lo cho ông tôi từ miếng cơm, bát cháo. Thời gian khi ông đang còn có sức khỏe đi lại được thì mẹ tôi còn đỡ vất vả, nhưng cho đến thời gian ông tôi yếu đi và rất khó khăn trong đi lại thì mẹ tôi cực rất nhiều trong việc chăm sóc cho ông. Việc chăm lo cơm nước cho ông, rồi sinh hoạt của ông, lo cho ông ăn ngủ, đi lại rất khó khăn. Mẹ tôi đã phải đút cho ông ăn từng thìa cháo vì ông tôi lúc này chỉ ăn được cháo, phải nói ông tôi ăn cháo hết ngày này qua ngày khác mà chỉ với cháo. Vì thương ông và cũng muốn cho ông ăn được ngon, đỡ chán mẹ tôi lúc nào cũng tìm hết thứ này thứ khác để thay đổi khẩu vị của cháo để ông được ăn ngon và làm cho ông vui.

Ông tôi rất gầy yếu và nhìn ông tôi rất thương, tôi muốn làm một cái gì đó để cho ông được khỏe mạnh như bao người khác, để ông không bị ốm đau, bệnh tật. Với việc chăm sóc ông, hàng đêm mẹ tôi đã phải thức trắng đêm để lo cho ông từng li từng tý trong giấc ngủ và sinh hoạt của ông. Mẹ tôi đã hy sinh rất nhiều qua mấy năm trời chăm sóc cho ông ngoại tôi, tôi thương mẹ tôi nhiều lắm và không biết làm sao để giúp mẹ tôi được nhiều hơn. Việc chăm ông từ năm này qua năm khác chỉ mình mẹ tôi phụ trách và chính thời gian này cũng là thời gian sức khỏe mẹ tôi bị giảm sút rất nhiều, mẹ tôi đã bị ảnh hưởng sức khỏe, thần kinh từ việc thức đêm không ngủ.

Còn nhớ hồi tôi đang đi học ôn thi đại học ở TP.Vinh, chỉ còn 4 tháng nữa là thi đại học thì tôi nghỉ ôn và về nhà tự học. Thế rồi về nhà là tôi chạy sang nhà ông bà, ngủ bên ông bà, tôi muốn thay mẹ tôi chăm cho ông, rãnh lúc nào là tôi thay cho mẹ, tôi không muốn nhìn mẹ lúc nào cũng chịu hy sinh, khổ cực nhiều, tôi thương mẹ tôi, tôi về là sang ngay với ông tôi. Hồi đó tôi chăm ông được 4 tháng và vì tôi có sức khỏe nên việc chăm cũng quen đi, nhưng tôi cũng bị thức đêm nhiều đến gầy đi 7 kg. Thử hỏi việc tôi chăm có 4 tháng mà gầy đi 7kg thì mẹ tôi chăm ông hết ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác.. mẹ tôi sẽ như thế nào.

Nhưng tôi dám đảm bảo là không ai có thể chăm ông tôi chu đáo như mẹ, trong con mắt tôi mẹ tôi là một người mẹ, một cô giáo, một bác sỹ, một tấm gương cho con cái noi theo.
Quá trình mẹ chăm sóc cho ông tôi đã in theo thời gian và đó là những tình cảm của mẹ tôi dành cho ông tôi là người cha của mẹ, người ông của tôi. Mẹ tôi đã cố gắng hết sức để xứng đáng với công ơn sinh thành của ông ngoại tôi, mẹ tôi đã cố làm tốt bổn phận của một người con cho tròn chữ “ hiếu”. Nhiều lúc tôi tự hỏi, không biết sau này bố mẹ tôi già tôi có chăm sóc được bố mẹ như mẹ làm bây giờ hay không.

Thời gian trôi qua và rồi ông tôi ngày càng yếu đi vì tuổi già và bệnh rung, ông tôi đã mất để lại bao luyến tiếc và đau buồn đối với con cháu và người thân. Ông mất đã làm mẹ tôi sốc rất mạnh, dường như kiệt sức và mẹ tôi khóc trong tiếng nghẹn ngào, mẹ tôi đã như không còn gì nữa, bởi bao nhiêu gắn bó, tình cảm bao năm, sự chăm sóc gói trọn cho ông, công nuôi dưỡng ông hết năm này qua năm khác vậy mà ông ra đi thử hỏi nếu ai là mẹ tôi cũng thế thôi. Trước khi mất ông tôi cũng đã nhỏ từng giọt nước mắt và đó như là một điều mà ông muốn nhắn nhủ với con cháu, chào tạm biệt và là những tình thương của ông dành cho mẹ tôi.

Từ ngày ông mất, mẹ tôi đã suy sụp tinh thần rất nhiều. Chúng tôi đã phải động viên mẹ, chăm sóc mẹ để mẹ được khỏe trở lại, mong mẹ hãy vì chúng con. Tôi thương mẹ lắm, ông mất đi mẹ không chịu ăn uống, lúc nào mẹ cũng bên cạnh bàn thờ ông, những giọt nước mắt của mẹ chảy suốt càng làm cho tôi nghĩ và thương mẹ rất nhiều. Và rồi thời gian trôi qua mẹ tôi cũng đã khá hơn và quay trở lại với cuộc sống bình thường. Nhưng một điều luôn in sâu trong trái tim mẹ đó là hình ảnh của người ông tôi, người đã dạy dỗ nuôi nấng mẹ tôi nên người và cũng là người mà mẹ tôi đã hy sinh bao sức lực để chăm sóc cho ông.

Bạn biết không, mẹ hay răn dạy chúng tôi rằng sống phải biết thương yêu, đùm bọc nhau cho dù hoành cảnh có nghèo nhưng mình phải sống cho đúng đạo làm người. Cứ thế, mẹ thầm lặng gánh trên vai bao bộn bề lo toan để đóng cho trọn vai diễn lớn và thiêng liêng nhất đời mình: “làm MẸ". Từ năm này sang năm khác, mẹ như ngọn đèn cố cháy mãi để thắp sáng cho tương lai của chúng tôi, mong con cái mẹ không phải sống cuộc sống khổ cực, mẹ luôn mong cho các con trưởng thành và có cuộc sống sung sướng. Những hình ảnh đẹp long lanh của mẹ tôi luôn ở trong tim tôi, là một

Tấm gương để chúng tôi noi theo cả cuộc đời. Tôi tự hào về mẹ!

Từ "MẸ" nghe thật vĩ đại mọi người nhỉ, thế nhưng mỗi người mẹ đôi khi lại là những người hết sức bình dị, xuất thân từ mọi tầng lớp trong xã hội. Tôi còn nhớ có một nhà văn nổi tiếng từng nói: “Trong tất cả các kì quan trên thế giới, kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Thực tế, trong lòng mỗi người, chắc ai cũng mong có những phép màu hay điều may mắn sẽ đến với đời mình, nhưng theo tôi, tất cả chúng ta đều đã nhận được một điều kì diệu mà không gì có thể so sánh bằng. Đó là tạo hóa đã ban cho chúng ta một người mẹ - một thiên thần - chỉ có 1 trong đời!

10 tháng 3 2019

Năm học vừa qua, do đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc nên em được Công đoàn của cơ quan mẹ chi đi nghỉ mát ở Nha Trang bốn ngày. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, em cùng các bạn tắm biển, leo núi, ngồi lên ca nô lướt sóng tới thăm các đảo. Cuộc du ngoạn đầy hứng khởi và thú vị. Tối đến, lúc mọi người say sưa ngủ thì em lại thao thức nhớ mẹ - người mẹ hiền từ và yêu quý của em. Mỗi lần nhớ mẹ, em lại nhớ tới kỉ niệm về một cơn mưa...

Dạo ấy, ba em đi công tác xa nhà nên ngày ngày mẹ đã đến trường đón em sau giờ tan học. Một buổi trưa, trời bỗng đổ mưa to và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Từ cơ quan, mẹ hối hả đạp xe tới trường. Thấy em đang đứng nép dưới cổng, mẹ vội cởi áo mưa trùm cho em và bảo: "Con khoác áo mưa vào đi cho khỏi ướt !". Nhận ra vẻ băn khoăn của em, mẹ an ủi: "Đừng lo con ạ ! Mưa chắc cũng sắp tạnh rồi! Mẹ khỏe hơn con, có ướt một chút cũng chẳng sao".

Mưa vẫn nặng hạt. Nước chảy tràn trên mặt đường, tuôn ồ ồ xuống các miệng cống. Trên đường vắng xe cộ và người qua lại. Trong các hiên nhà, người tú mưa chen chúc. Mẹ em vẫn gò lưng đạp xe trong mưa. Em thương mẹ quá chừng mà chẳng biết làm sao.

Về đến nhà, mẹ vội thay quần áo rồi lo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp mẹ một tay. Đến bữa, mẹ có vẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em động viên: "Mẹ cố ăn bát cơm cho khỏe !". Mẹ gượng cười: "Chắc không sao đâu con ! Mẹ chỉ thấy khó chịu một chút thôi !". Rồi mẹ uống một viên thuốc cảm và đi nghỉ. Đến chiều, mẹ vẫn đi làm như thường lệ.

Đêm ấy, mẹ lên cơn sốt. Em bối rối chẳng biết làm thê nào đành sang nhờ bác An hàng xóm đưa mẹ đi bệnh viện. Bác sĩ khám bệnh rồi nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh. Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở mệt nhọc, khó khăn. Em thương mẹ quá, nước mắt cứ rưng rưng. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Hai bác cháu cùng cô y tá trực thức bên mẹ suốt đêm. Sau khi khi mẹ được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng, cơn sốt hạ dần.

Mẹ vẫy em lại gần rồi ra hiệu bảo mở cửa sổ. Những tia nắng sớm rọi vào làm sáng cả căn phòng. Nét mặt mẹ tươi trở lại.

Lần ấy, mẹ phải nằm bệnh viện mất năm hôm. Ngày ngày, bác An thay mẹ đến trường đón em. Chiều nào em cũng vào bệnh viện thăm mẹ. Hai mẹ con ngồi trên chiếc ghế đá kê dưới gốc bàng, nhỏ to tâm sự. Mẹ vuốt tóc em và khuyên: "Đừng vì mẹ bệnh mà xao nhãng việc học hành, con nhé ! Ngày mai, mẹ sẽ về với con". Em ngả đáu vào vai mẹ như ngày còn thơ bé...

​Hôm mẹ về nhà, thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mẹ vui lòng lắm. Mẹ khen em: "Con gái mẹ giỏi quá !". Em thầm mong mai sau sẽ trở thành một người phụ nữ hiền dịu và đảm đang để giúp đỡ mẹ.

Từ độ ấy, em càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp phần nào công ơn của mẹ. Mẹ ơi ! Đúng như lời một bài hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối nguồn ngọt ngào... Lời hát đầy ân tình ấy sẽ theo con suốt cuộc đời, mẹ ạ !

23 tháng 3 2018

Đối với tôi, ngắm nhìn các bạn làm bài là một điều rất thú vị. Việc quan sát mọi người xung quanh giusp tôi hiểu họ hơn và thêm yêu bạn bè của mình. Chúng ta hãy cùng nhau ngắm những người bạn lớp tôi làm bài nhé và để xem các bạn ấy có thật là đang yêu hay không?

Hôm nay, tiết đầu tiên của lớp tôi là tiết Tập làm văn. Trước khi vào lớp, chúng tôi tranh thủ lấy sách ra để xem lại gợi ý về đề bài. Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học bắt đầu. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy nghiêm trang chào cô giáo. Cô cho cả lớp ngồi. cô giáo chép đề bài lên bảng, mọi người chăm chú chép đề. Sự lo lắng bắt đầu hiện lên trên khuôn mặt của mỗi người. Tôi cũng cảm thấy hơi lo bởi đề này phải cần nhiều thời gian thì bài mới hoàn chỉnh được. Tôi hướng đôi mắt về phía An, một trong ba người học tốt môn Ngữ văn nhất lớp tôi. An cũng đang chăm chú đọc kĩ đề bài, đôi chân mày của bạn ấy nhíu lại. Cô giáo dặn cả lớp:

- Các em chú ý đọc kĩ đề bài, làm bài cẩn thận.

Mọi người bây giờ đã chăm chú viết bài. Lớp học thật là yên lặng, chỉ còn tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy, tiếng bước chân của cô giáo, tiếng của những chú chim non ngoài lớp học. Viết xong mở bài tôi buông bút cho đỡ mỏi tay. Các bạn vẫn chăm chú viết. Những gương mặt sáng sủa đang trầm ngâm suy nghĩ. Ngắm nhìn mọi người, tôi cảm thấy yêu mến họ biết nhường nào. Ở lớp tôi, bao câu chuyện vui buồn được cùng nhau chia sẻ. Thật là hạnh phúc phải không các bạn? Tôi đưa mắt nhìn Bích, một người bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng học tập, rèn luyện. Và đây rồi, con mắt tôi đang hướng về Cường, cậu mọt sách của lớp tôi. Khuôn mặt của Cường lúc này có vẻ hơi căng thẳng, đôi tay rắn rỏi của bạn cầm bút thật là nhẹ nhàng. Cường đưa cây bút thật nhanh. Có vẻ như Cường đã viết được khá nhiều rồi. Tôi lại cầm bút và tiếp tục làm bài của mình. Bài văn của tôi được viết một cách rất cẩn thận. Tôi cũng đã viết được gần hai mặt giấy. Lúc này cảm xúc trong tôi đang dâng trào. Tôi viết thật nhanh để theo kịp dòng cảm nghĩ. Cô giáo vẫn lặng lẽ đi quanh lớp, thỉnh thoảng lại cất giọng nhắc:

- Các em nhớ viết cẩn thận đấy!

Tôi rất quý cô, bởi cô luôn có lòng vị tha, sự nhân hậu của một người mẹ. Cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, va chúng tôi cũng luôn coi cô là mẹ. Bài văn của tôi cũng sắp đến kết, nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra ý tượng đặc sắc cho phần kết bài của mình. Chỉ còn khoảng hai mươi phút nữa là hết giờ, lớp đã có khoảng chục bạn làm bài xong. Cô em út của lớp, Thùy Linh thì đang tăng tốc. Và cuối cùng thì tôi cũng viết xong, tôi vươn vai một cái và thẩy rất thoải mái. Tôi đọc lại bài làm của mình. Chỉ còn khoảng mười phút nữa là hết tiết. Hầu hết các bạn đã làm xong và để bài ra đầu bàn. Trong lớp chỉ còn vài ba bạn vẫn loay hoay viết.

Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học đã kết thúc. Tôi đi thu bài làm của các bạn để nộp cho cô giáo. Cả lớp đứng nghiêm trang chào cô. Cô mỉm cười gật đầu chào lại. Chúng tôi bắt đầu ra chơi. Vậy là một giờ học đã trôi qua rồi các bạn ạ. Tôi cảm thấy rất vui, vì đã hoàn thành tốt bài làm và hiểu thêm về những người bạn học cùng lớp.

23 tháng 3 2018

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ,    mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức c

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

​Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!hân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

3 tháng 5 2016

Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.

Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

- Xin mời ngồi!

Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

- Cho một bát mì.

Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. "Ngon quá" - thằng anh nói.

- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

- Cho một bát mì.

Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

- Vâng, một bát mì!

Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!"

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

- Thơm quá!

- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!

- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ". Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.

- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

- Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?

- Được chứ, mời ngồi bên này!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".

- Vâng, hai bát mì. Có ngay.

Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.

Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.

Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!

- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

- Có thật thế không? Sau đó ra sao?

- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!"

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con."

Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua.

Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.

Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

"Việc này có ý nghĩa như thế nào?" Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.

Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:

- Các vị... các vị là...

Một trong hai thanh niên tiếp lời:

- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:

- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!

Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

- Có ngay. Ba bát mì.

 

o O o



Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

Bạn tham khảo xem nào

3 tháng 5 2016

Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em haicăn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “ Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đếnbây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo
 

21 tháng 3 2020

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất. Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng và thướt tha.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ

21 tháng 11 2017

1 . Cảm nghĩ của em về tình bạn

2 . Em hãy tả lại cảnh sum họp của gia đình em vào một buổi tối

3 .Những bài văn xúc động về thầy cô giáo (Phần 2) - Xây Dựng

22 tháng 11 2017

Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Tình bạn đồng hành với chúng ta ngay từ khi chúng ta mới bước chân vào ngôi trường mần non, rồi nó lại đồng hành với chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Tình bạn luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi không thể quên được. Có những lúc ta cảm thấy buồn vì tình bạn không suôn sẻ, rồi có giận hờn nhau nhưng đó là những thử thách giúp tình bạn của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Ta sẽ hiểu được nhau hơn, thông cảm với nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người.Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đang giữ, hãy biết quan tâm, chia sẻ với nhau và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây giờ để có được những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình.

Học vui !

^^

3 tháng 1 2018

Đề 1:

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

3 tháng 1 2018

Đề 2:

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Hãy kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/ke-ve-mot-nguoi-than-cua-em-22-1324.html

7 tháng 11 2021

    Tham khảo:           

                Một đời mẹ thức nhiều đêm

             Ru ru con cái êm êm mỗi ngày.

                Mong sao con lớn mỗi ngày

             Báo ơn cha mẹ ngày ngày vẫn mong.

7 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao dân ca. Những câu thuộc hủ đề này là lười ru của mẹ, lời cha mẹ dặn con, lời anh em trong một nhà nói vơi nhau. Một trong những câu ca dao thuộc chùm ca dao này là:

“ Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Lối so sánh, ví von thường được sử dụng trong ca dao để cụ thể hoá ý nghĩa của câu ca dao đó. Ở đây anh em được so sánh với tay chân- những bộ phận trên cơ thể con người. Ai cũng biết tay chân là những bộ phận không thể thiếu trên một cơ thể thống nhất. Trên cơ thể con người, mỗi bộ phận có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng lại có mỗi quan hệ khăng khít. Không thể thiếu đi một trong các bộ phận bởi nếu thiếu đi thì cơ thể con người sẽ không hoạt động được như bình thường. Bộ phận này hỗ trợ bộ phận kia, chúng bổ sung cho nhau. Mượn ý nghĩa đó, tác giả nói đến tình cảm anh em. Anh em trong một gia đình cũng như vậy. Tuy là những con người riêng biệt nhưng ở họ có những cái chung rất thiêng liêng. Chung nhà, chung cha mẹ, chung huyết thống. Tình cảm anh em là sự gắn bó ruột thịt, anh em có quan hệ ruột thịt máu mủ với nhau.

Anh em trong một gia đình, cùng chung cha mẹ phải cư xử sao cho đúng. Câu ca dao đã khuyên nhủ anh em: Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Có nghĩa là anh em phải yêu thương, đùm bọc, san sẻ với nhau.

Rách và lành là hai từ tượng trưng cho hai hoàn chảnh sống khác nhau. Rách muốn nói đến cuộc sống khó khăn, nghèo khổ, còn lành là cuộc sống đủ đầy sung túc. Rách lành đùm bọc ý muốn nói rằng cho dù cuộc sống có nghèo khổ khó khăn đến đâu thì anh em cũng phải hào thuận đùm bọc lấy nhau. Người đủ đầy chia sẻ với người khó khăn giống như sự nhân đạo mà dân gian đã dạy: “ lá lành đùm lá rách”. Khi no hay khi đói, lúc đủ hay lúc thiếu anh em cũng phải thương yêu, hỗ trợ nhau. Cuộc sống có thể thay đổi nhưng tình nghĩa anh em là mãi mãi. Anh em luôn phải giữ tình cảm thắm thiết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Nếu như tình cảm anh em là tình cảm tự nhiên thì dự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cũng là việc làm tự nhiên, tất yếu.

Đùm bọc, đỡ đàn có nghĩa là chia sẻ với nhau mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, cùng nhau vượt qua những thử thách của cuộc sống. Đùm bọc, đỡ đần là trách nhiệm của người anh, người em trong gia đình. Ta đã từng nghe nhiều câu chuyện trong dân gian kể vê tình anh em. Truyện “ Cây khế” đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về tình anh em. Rằng anh em thì phải giúp đỡ, đùm bọc nhau, không tính toán thiệt hơn.

Câu ca dao mang đến cho bạn đọc một bài học đạo đức sâu sắc và đúng đắn. Ngày nay, bài học đó vẫn còn giữ nguyên giá trị khi mà trong cuộc sống diển ra những cảnh tượng ngang trái giữa anh em trong một gia đình.

9 tháng 11 2017

No topic

    
He began writing poems

    
Suddenly remembered this is the teacher's day

    
Sick of shame for the high arrogance

    
Then you are many people.

    
Take the pen to the first thing you think

    
Where is father, mother, teacher ...

    
Only the idle, trivial, small emotions ...

    
I know when I grow up,

    
Teacher ! I write about teachers, again "white powder", "blackboard"

    
"Dear", "silent sacrifice" ...

    
The letters are evenly aligned

    
Why do you bend the false to the thorns.

    
It was a very busy bus stop

    
The last ride started rolling

    
The car window was buzzing with wind

    
The way to go is not home ...

    
Dare to hear the old language

    
He was very close to the ball

    
There is something very simple

    
How long will you realize?

9 tháng 11 2017

Nghe vẻ nghe ve

Cái vè học dốt

Thầy cô dạy tốt

Học còn ham chơi

Nói chẳng nghe lời

Lại còn phản kháng

Thầy cô phát ngán

Vì phải nói nhiều

Dù nói đủ điều

Nhưng mà vẫn vậy

Chứng nào tật nấy

Nào có sửa đâu

Em mong cô thầy

Kiên trì nhẫn nại

Bảo ban em lại

Tiến vào tương lai

Mai sao thành tài

Công ơn nhớ mãi

________________________________________

I want to teach my children how

To live this life on earth,

To face its struggles and its strife

And to improve their worth.

Not just the lesson in a book

Or how the rivers flow,

But how to choose the proper path

Wherever they may go.

To understand eternal truth

And know right from wrong,

And gather all the beauty of

A flower and a song.

For if I help the world to grow

In wisdom and in grace,

Then I shall feel that I have won

And I have filled my place.

And so I ask your guidance, God,

That I may do my part,

For character and confidence

And happiness of heart.

____________________________________________________

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

19 tháng 12 2018

Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người càng được nâng cao thì các phương tiện đại chúng ngày càng nhiều. Và tin học ra đời đáp ứng hết những nhu cầu đó. Nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống nhất là đối với thanh niên những tương lai của đất nước.

Bài liên quan:
>>Suy nghĩ của em về hiện tượng sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài
>>Suy nghĩ của em về câu: “Một con người làm sao có thể nhận thức … giá trị của mình”
>>Nêu suy nghĩ của em về trang phục của nữ sinh ngày nay?

Thân bài: Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của tin học đối với thanh niên

Vậy tin học là gì? Chúng ta có thể hiểu tin học là một ngành khoa học công nghệ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính, điện thoại để lưu trữ khai thác thông tin một cách nhanh nhất, tốt nhất để cuộc sống thêm phần dễ dàng hơn. Nhất là việc quản lí thông tin không phải ghi chép hay tìm tòi một cách thủ công mà chỉ cần nhập trên máy tính, điện thoại chúng ta có thể tìm được.

Tin học ra đời có rất nhiều lợi ích như khai thác thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn, phục vụ con người về mọi mặt trong cuộc sống hàng ngày. Nhất là các công ty, doanh nghiệp thì tin học giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lí tài liệu hay thống kê tiền lương. Chính vì vậy mà ngay khi còn là một học sinh nền giáo dục đã cho tiếp xúc sớm với môn tin học để các thế hệ trẻ phát huy sự sáng tạo của mình góp ích cho đất nước.

Tin học đóng vai trò quan trọng đối với thanh niên : giúp thanh niên tra cứu những thông tin về học hành, công việc một cách nhanh chóng và thuận tiện. Cung cấp cho thanh niên nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Mở đường cho thanh niên bước vào con đường khoa học hiện đại nhanh hơn đáp ứng cuộc sống nhiều hơn. Đặc biệt tin học phục vụ kịp thời, cần là có tốn rất ít công sức và thời gian.

Hiện nay tin học đã để lại rất nhiều thành tựu to lớn và cần thiết đối với cuộc sống. Sự phát triển ngày càng mạnh của tin học giúp cho xã hội có thêm nhiều nhận thức mới mẻ về khâu tổ chức và hoạt động xã hội. Đặc biệt tin học trong giáo dục giúp các thế hệ nâng cao ý thức dân trí. Đóng góp một phần lớn nền kinh tế quốc dân của nước nhà và kho tàng thế giới nói chung.

Tin học giúp cho thanh niên hiện nay rất nhiều như việc trao đổi một cách dễ dàng thuận tiện hơn dù có ở đâu, xa đến mấy. Tiết kiệm được nhiều thời gian để làm việc khác hơn. Tin học giúp làm việc trên máy tính giảm lao động chân tay và giảm bớt sự mệt mỏi hơn. Khi chúng ta mệt mỏi tin học giúp chúng ta giải trí để giảm sự căng thẳng hơn.

Nhưng trong thực trạng hiện nay việc sử dụng tin học vào cuộc sống vẫn còn bị hạn chế một phần thì thanh niên dễ lôi cuốn vào cơn nghiện của các trang mạng xã hội internet, game, facebook,…để từ đó trì trệ trong cuộc sống. Khi chúng ta dành quá nhiều thời gian cho những thứ không có lợi cho bản thân thì sẽ làm cho cuộc sống ngày càng trì trệ đi xuống. Chính vì thế chúng ta cần phải phải sáng suốt hơn, khi cái gì đó mang lại càng nhiều lợi ích thì lại càng nhiều mặt hại.

Đến với tin học là nhu cầu cần thiết đối với thanh niên nhất là trong quá trình hội nhập nền kinh tế. Mỗi thanh niên cần học tập, rèn luyện thành thạo kĩ năng tin học cho bản thân để từ đó có thể sử dụng tin học vào cuộc sống một cách tốt hơn, công việc cũng dễ dàng hơn.

Hiện nay khi đi xin việc người ta luôn quan tâm đến trình độ tin học của mỗi người có thành thạo hay không, tiếp thu công thuận tiện thì người ta mới nhận. Như vậy tin học là không thể thiếu trong xã hội ngày càng phát triển này.

Mỗi người hãy tự ý thức rõ tầm quan trọng của tin học, để từ đó cố gắng học tập, rèn luyện mình thành thạo trong tin học như đánh văn bản trên máy tính, cách lưu, cách khôi phục dữ liệu và quản lí dữ liệu. Dành ít thời gian cho những thứ không có lợi, không nên nghiện bất cứ một trang mạng xã hội nào bởi nó sẽ làm cho con người sống ảo.

Nhưng không có tin học là một điều đáng lo ngại trong cuộc sống nó sẽ làm cho cuộc sống con người không phát triển chỉ biết sống với những cái lạc hậu. Nếu như không có tin học thanh niên cũng không có phương tiện để tìm tòi, mở rộng kiến thức, các doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối hơn trong việc quản lí tài liệu và hay bị nhầm lẫn.

Nhưng con người cũng không nên quá lạm dụng vào tin học nó sẽ gây hậu quả khó lường. Có những người vì quá say mê vào các trang mạng không tốt mà vùi dập cả một cuộc đời. Làm cho cuộc sống trở nên tăm tối nhiều buồn phiền và làm cho cuộc sống không có ý nghĩa, xã hội vì thế mà không phát triển được.

Kết bài: Bài văn nêu Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của tin học đối với thanh niên

Là một thanh niên, tương lai tươi sáng của đất nước chúng ta hãy cùng nhau học tin học một cách có hiệu quả để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, xã hội ngày càng phát triển giàu mạnh để sánh vai hội nhập với các nước trên thế giới.