Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều nghành nghề nhờ có khí hậu gió mùa, có đất liền, phần biển rộng, nhiều tài nguyên.
- Hội nhậ và giao lưu dễ dàng với khu vực Đông Nam Á và thế giới nhờ vị trí gần trung tâm Đông Nam Á và là cầu nối giữa ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo
* Những cũng có một số khó khăn như:
- Nhiều thiên tai, bão lũ, lụt, cháy rừng do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, van biển
- Phải luôn cảnh giác bảo vệ vùng trời, vùng biển đất liền trước nguy cơ có ngoại xâm
Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có ý nghĩa to lớn đối. Về mặt vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, giữa biển Đông và biển Đông Dương. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, giao thông biển, và quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia láng giềng và trên toàn cầu.
Hình dạng địa lý của Việt Nam đa dạng, với nhiều loại địa hình như núi non, đồng bằng, và bờ biển dài. Điều này đã ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên tự nhiên và đa dạng văn hóa của đất nước. Việt Nam có một nền kinh tế đa ngành, từ nông nghiệp đến công nghiệp và dịch vụ, nhờ sự khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên có sẵn.
Hình dạng lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam cũng đã thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, với các danh lam thắng cảnh và bãi biển nổi tiếng thu hút khách du lịch từ khắp nơi. Điều này đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước.
* Ý nghĩa về việc hình thành đặc điểm tự nhiên VN :
- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên VN là tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa.
- Tao cho nước ta nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, sinh vật…) vô cùng phong phú.
- Làm cho thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian.
- Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…).
* ý nghĩa về việc phát triển kinh tế- xã hội nước ta:
- Tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế đất nước cả trên đất liền và biển đảo.
- Thuận lợi cho Việt Nam hội nhập và giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác, hữu nghị với các nước trong khu vực.
- Biển Đông có vai trò chiến lược về quốc phòng, là khu vực quân sự đặc biệt quan trọn
a) Về tự nhiên:
- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Tính nhiệt đới: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.
+ Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.
+ Gió mùa: nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật ⟶ tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.
- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.
- Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán... xảy ra hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản
b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:
- Kinh tế:
+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.
⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước
– Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…
+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…
– Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng…
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá…
Tham khảo :
Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Namvề mặt tự nhiên
+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á
⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?* Thuận lợi
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật, các vành đai sinh khoáng lớn...
=> Nguồn lợi sinh vật giàu có, tài nguyên khoáng sản đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.
- Vị trí giáp biển Đông => thuận lợi để phát triển tổng hợp nền kinh tế biển.
- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực.
* Khó khăn:
- Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...) => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.
- Khu vực nhạy cảm về vấn đề biển Đông => phải luôn chú trọng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 29.
Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...
Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với một bờ biển dài và sự hiện diện của các dãy núi và rừng núi ở phía bắc, Việt Nam có khả năng tự vệ và ngăn chặn sự xâm nhập từ các phía, điều này đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của Việt Nam, bảo vệ quốc gia khỏi các cuộc xâm lược và xâm chiếm từ các nước láng giềng.
Hình dạng đa dạng của lãnh thổ Việt Nam bao gồm biển, sông ngòi, rừng núi, đồng bằng và cao nguyên đã tạo điều kiện cho đa dạng hóa nguồn lực và nền kinh tế. Đất nước này có thể sản xuất nông sản, thủy sản, dầu khí và nhiều loại hàng hóa khác, giúp cung cấp nhiều nguồn thu ngân sách quốc gia. Vị trí địa lí của Việt Nam ở trung tâm khu vực Đông Nam Á cũng tạo cơ hội cho phát triển kinh tế và thương mại quốc tế, đặc biệt là với sự hiện diện của các cảng biển quan trọng.
Ngoài ra, vị trí địa lí của Việt Nam giúp đất nước này dễ dàng tiếp cận và hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới thông qua ngoại giao và hợp tác quốc tế. Tất cả những yếu tố này đã đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời giúp nền kinh tế và quan hệ ngoại giao của Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Tham Khảo
– Nước ta còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, nên khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt:
– Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông.
– Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.
– Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.
– Vị trí và hình thể tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên giữa các vùng miền.
– Về kinh tế:
+ Tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế và vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực.
– Về văn hoá – xã hội:+ Tạo thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Góp phần làm giàu bản sắc văn hóa, kể cả kinh nghiệm sản xuất…
– Về chính trị và quốc phòng:
+ Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
+ Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
– Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh…) thường xuyên xảy ra gây tổn thất lớn đến sản xuất và đời sống.– Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược quan trọng ở nước ta. – Đặt nước ta vào thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
Tham khảo! Nguồn: Tài liệu của hoc24
a) Vị trí địa lí giới hạn:
*Vùng đất:
Điểm cực | Địa danh hành chính | Vĩ độ | Kinh độ |
Bắc | Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang | 23o23’B | 105o20’Đ |
Nam | Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau | 8o34’B | 104o40’Đ |
Tây | Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên | 22o22’B | 102o09’Đ |
Đông | Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà | 12o40’B | 109o24’Đ |
- Diện tích đất tự nhiên của nước ta, bao gồm đất liền và hải đảo là 331 212 km2
*Vùng biển:
- Phần biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Hai quần đảo lớn: Trường Sa và Hoàng Sa
*Vùng trời
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.
b) Hình dạng lãnh thổ
- Việt Nam có lãnh thổ hình chữ S
- Phần đất liền từ Bắc → Nam tới 1650 km. Nơi hẹp nhất theo chiều Tây – Đông là Quảng Bình, chưa đầy 50 km.
- Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3.260 km, đường biên giới trên đất liền dài 4600km.
- Biển nước ta mở rộng về phía đông và đông nam. Trên biển có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.
- Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều nghành nghề nhờ có khí hậu gió mùa, có đất liền, phần biển rộng, nhiều tài nguyên.
- Hội nhậ và giao lưu dễ dàng với khu vực Đông Nam Á và thế giới nhờ vị trí gần trung tâm Đông Nam Á và là cầu nối giữa ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo
* Những cũng có một số khó khăn như:
- Nhiều thiên tai, bão lũ, lụt, cháy rừng do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, van biển
- Phải luôn cảnh giác bảo vệ vùng trời, vùng biển đất liền trước nguy cơ có ngoại xâm