K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Nhật phải đảo chính Pháp do:

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Chính phủ Đờ-Gôn trở về Pa-ri.

- Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của quân Anh - Mĩ cả ở trên biển và trên bộ.

- Quân Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ.

⟹ Mâu thuẫn Nhật - Pháp trở nên gay gắt.

⟹ Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, nhằm độc chiếm Đông Dương.

17 tháng 2 2022

chỗ nào là diễn biến chỗ nà là kết quả vậy ạ

 

24 tháng 3 2021

Em tách lần lượt các câu hỏi ra nhé !

24 tháng 3 2021

ok

4 tháng 10 2017

- Anh:
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh đc đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lc thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc dịa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " MTrời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân

8 tháng 10 2017

1. Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.

30 tháng 3 2022

Tham khảo câu 1

 

Diễn biến:

- Tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

- Tháng 3/1954, quân ta đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc Tổng tiến công tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:

+ Đợt 1 (từ ngày 13 đến 17/3/1954): tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Việt Bắc.

+ Đợt 2 (từ ngày 30/3 đến 26/4/1954): đồng loạt tiến công các phân khu Trung tâm, chiếm hầu hết các cứ điểm của Pháp, tạo điều kiện không chế, chia cắt lực lượng của Pháp.

+ Đợt 3 (từ ngày 1/5 đến 7/5/1954): đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại của Pháp.

- Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

Kết quả: giành thắng lợi

 

Ý nghĩa:

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định, đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.

- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.

- Trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, tạo điều kiện giải phóng một nửa đất nước.

- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

Bất khả xâm phạm vì:

- Là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương

- hệ thống phòng ngự kiên cố, vũ khí hiện đại

 

 

30 tháng 3 2022

REFER

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định, đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.

- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.

- Trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, tạo điều kiện giải phóng một nửa đất nước.

Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm vì Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố và Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.

4 tháng 4 2022

Tham khảo :

 

*Diễn biến chính của Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950

- 16-9-1950. ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê một cứ điểm quan trọng trên đường số 4

- Đến ngày 18/9/ 1950 ta chiếm được Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.

 

- Pháp phải rút khỏi Cao Bằng  theo đường số 4 và cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng rút về.

- Đoán được ý định của địch, ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau.

- Pháp rút lần lượt khỏi Thất Khê, Na Sầm.LS…Đến ngày 22/10/1950  đường số 4 được giải phóng

*Kết quả của Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950:

- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch

- Khai thông được 750km từ Cao Bằng về Đình Lập

- Giải phóng với 35 vạn dân

- Chọc thủng hành lang Đông – Tây, thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ

- Kế hoạch Rơve bị phá sản

*Ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950:

- Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.

- Chiến dịch Biên Giới đã chứng minh sự trưởng thành của Bộ đội ta qua 4 năm kháng chiến.

- Qua chiến dịch này ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

- Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến .


 

4 tháng 4 2022

refer:

 

* Diễn biến:

- Ngày 16 - 9 - 1950, quân ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê với mục đích cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của Pháp trên đường số 4.

- Ngày 18 - 9 - 1950, Đông Khê thất thủ, Pháp điều động quân đội từ Bắc Bộ lên thực hiện cuộc “hành quân kép”:

     + Một cánh đánh từ Thất Khê lên nhằm chiến lại Đông Khê, mở lại đường số 4.

     + Một cánh tiến công từ Cao Bằng xuống gặp nhau ở Đông Khê.

- Ngày 22 - 10 - 1950, Pháp rút chay, đường số 4 được giải phóng. Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

* Kết quả:

- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 nghìn tên địch.

- Giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập.

- Chọc thủng hành lang Đông - Tây của Pháp.

- Kế hoạch Rơve bị phá sản.

* Ý nghĩa:

- Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

7 tháng 11 2018

Đóng góp của Việt Nam vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ trên những khía cạnh chính sau: Thứ nhất, có vai trò quan trọng đưa hai nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau nhờ vị trí địa - chính trị và quá trình lịch sử của Việt Nam tạo ra. Việt Nam đã đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thứ hai, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội ở những thời điểm khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Thứ ba, về tầm cỡ kinh tế, so với các quốc gia khác trong khu vực,Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn xác định có trách nhiệm trong việc hoàn thành các cam kết của mình. Việt Nam đã vượt lên nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar trong ASEAN 4 tạo nên một mức mới trong ASEAN. Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với không ít thành công đã đạt được. Việt Nam cũng là quốc gia thoát nghèo nhanh nhất nên dễ thuyết phục nước khác.

Với tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm, kể từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã hết sức nỗ lực cùng các nước ASEAN trong việc thúc đẩy đạt được nhiều kết quả quan trọng.

28 tháng 8 2021

ai đó hãy chỉ cho em đc ko ạ em tìm mãi ko thấy

 

28 tháng 8 2021

- Nguyên nhân: Do vị trí địa lý nằm trong khu vực có nhiều dầu mỏ - nguồn tài nguyên quan trọng (dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá) nên Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. Chính vì vậy, khu vực Trung Á và Tây Nam Á luôn có những bất ổn về chính trị, các cuộc chiến tranh triền miên và những cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố.

2 tháng 11 2020

Nguyên nhân:

- Tháng 3/1952, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ ở Cu-ba.

- Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, nhân dân Cu-ba đã bền bỉ đấu tranh để giành chính quyền.

* Diễn biến:

- Ngày 26/7/1953, Phi-đen Cát-xtơ-rô đã chỉ huy quân cách mạng tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa.

- Năm 1955, Phi-đen Cát-xtơ-rô sang Mê-hi-cô tiếp tục cuộc đấu tranh.

- Tháng 11/1956, Phi-đen cùng các chiến sĩ về nước lãnh đạo cách mạng.

- Năm 1958, lực lượng lớn mạnh, mở nhiều cuộc tấn công lớn.

* Kết quả:

- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba dành thắng lợi.

- Tháng 4/1961, Cu-ba tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội.

* Ý nghĩa: Trong hơn nửa thế kỉ qua, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ nhưng nhân dân Cu-ba vẫn kiên cường, bất khuất để xây dựng đất nước. Giáo dục, y tế, văn hóa đều phát triển mạnh, mức phát triển kinh tế ngày càng tăng.

* Nguyên nhân:

- Tháng 3/1952, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ ở Cu-ba.

- Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, nhân dân Cu-ba đã bền bỉ đấu tranh để giành chính quyền.

* Diễn biến:

- Ngày 26/7/1953, Phi-đen Cát-xtơ-rô đã chỉ huy quân cách mạng tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa.

- Năm 1955, Phi-đen Cát-xtơ-rô sang Mê-hi-cô tiếp tục cuộc đấu tranh.

- Tháng 11/1956, Phi-đen cùng các chiến sĩ về nước lãnh đạo cách mạng.

- Năm 1958, lực lượng lớn mạnh, mở nhiều cuộc tấn công lớn.

* Kết quả:

- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba dành thắng lợi.

- Tháng 4/1961, Cu-ba tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội.

* Ý nghĩa: Trong hơn nửa thế kỉ qua, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ nhưng nhân dân Cu-ba vẫn kiên cường, bất khuất để xây dựng đất nước. Giáo dục, y tế, văn hóa đều phát triển mạnh, mức phát triển kinh tế ngày càng tăng.

15 tháng 5 2019

a)Diễn biến:

-Chiến dịch giải phóng SG bắt đầu vào ngày 1.4.1975 với tư tưởng “ thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn nữa – bất ngờ – chiến thắng”. Với tinh thần “một ngày bằng 20 năm” quân ta nhanh chóng tấn công trên mọi mặt trận tại miền Nam VN.

-Ngày 14/4/1975 Bộ chính trị chấp nhận đề nghị của bộ chỉ huy chiến dịch Giải phóng Sài Gòn nhất trí đổi tên chiến dịch tổng công kích Giải phóng Sài Gòn thành Chiến dịch Hồ Chí Minh.

-Tại đây chiến dịch này cũng được thông qua các phương án chiến dịch được thông qua lần cuối. Cả dân tộc từ Bắc chí Nam đang hành quân, từ bộ đội Thanh niên xung phong, dân nhân du kích, dân công. Trên khắp cả nước những ngả đường tấp nập, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến.

-Miền Bắc chi viện cho miền Nam, một nửa miền Nam vừa được giải phóng cũng góp sức vào chuẩn bị giải phóng nửa còn lại. Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị hãy “táo bạo đánh các điểm theo chốt… khi có thời cơ”. Đầu tháng 4 năm 1975 Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn mở chiến dịch chia cắt địch nhằm bao vây cô lập địch ở Sài Gòn.

-Ngày 8/4/1975 Nguyễn Thành Trung ta ném bom vào Dinh độc lập. Ngày 9 tháng 4 ta tiêu diệt địch ở vòng ngoài, cắt phá giao thông, tạo thế có lợi cho quân ta mở đường tiến công vào Sài Gòn. Cuộc tiến công do Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 và lực lượng Khu 7 do đồng chí Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Chính uỷ.

-Ta nổ súng tiến công vào Xuân Lộc. Ngày 16/4/1975 ta đập tan phòng tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang. Ngày 17/4/1975 Phnôm-pênh giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Campuchia đã kết thúc thắng lợi.

-Ở Lào chính phủ liên hiệp đóng cửa sứ quán ngụy Sài Gòn và ngụy Phnôm-pênh. Tại Lào cuộc đấu tranh của quân và dân Lào bước sang thời kỳ chính trị hiệp thương để giành thắng lợi hoàn toàn.

-Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ. G.Ford ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Việt Nam. Ngày 19 tháng 4 cùng với bộ đội Khu 6 giải phóng Phan Thiết.

-Đêm 20 tháng 4, toàn bộ các lực lượng địch ở Xuân Lộc, đã phải bỏ chạy tán loạn theo đường tỉnh số 2 về phía Bà Rịa. Xuân Lộc được giải phóng.

-Ngày 20/4/1975 Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 23/4/1975 Mỹ tuyên bố chiến tranh kết thúc. Ngày 24/4/1975 Mỹ – Hương đề nghị xin ngừng bắn…

-17 giờ ngày 26/4 đến 24 giờ ngày 28/4/1975 ta đánh chiếm tuyến phòng thủ bên ngoài của địch.

-Ngày 29/4, cuộc tổng kích đóng chiếm Sài Gòn bắt đầu, ta tấn công trên toàn mặt trận. Với “trận đánh cuối cùng” để kết thúc chiến tranh 30 năm đã diễn ra vô cùng ác liệt các mục tiêu tấn công ngập chìm trong bão lửa.

-Sáng ngày 30 tháng 4, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đi đến quyết định đơn phương ngừng bắn, chờ “bàn giao trong vòng trật tự”. Trên tất cả các hướng vào Sài Gòn, quân ta tiếp tục tiến công với tinh thần “tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống đối của chúng”

-Từ sáng ngày 30 tháng 4 cho đến lúc này tại trung tâm Sài Gòn đã có 34 điểm nổi dậy của quần chúng và lực lượng tại chỗ. 11 giờ 30 phút quân ta đã tiến công vào Dinh độc lập. Ngay chiều 30 tháng 4 hàng trăm đồng bào xin nhận công tác theo yêu cầu của cách mạng, hàng trăm người khác tự động ra đường thu gom vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. Chiến dịch lịch sử này đã giành chiến thắng hoàn toàn vào ngày 30/4/1975.

b)Kết quả:

-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đại thắng mang đến ý nghĩa to lớn đối với miền Nam cũng như toàn dân tộc VN. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm thất bại, tan rã hoàn toàn âm mưu biến VN thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đưa đất nước trở về một giải, nhân dân Nam – Bắc được đoàn tụ, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

-Kết quả quân ta đã tiêu diệt 31.000 tên địch, bắt sống 12.619 tù binh, chiếm 9 căn cứ quân sự, 5 chi khu, 21 phân chi khu, thu 12.275 súng và gần như toàn bộ hồ sơ các cơ quan từ Phủ tổng thống trở xuống.

c)Ý nghĩa:

-Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho nhân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại của miền Nam.

-Chiến dịch này đã giúp nhân dân ta vĩnh viễn thoát khỏi ách đô hộ của các nước đế quốc, đồng thời đất nước cũng không còn bị chia cắt hai miền, đưa cả nước vào kỷ nguyên mới.

-Thắng lợi của chiến dịch chính là sự thắng lợi của tinh thần đoàn kết, của lòng yêu nước cùng chí căm thù giặc với khí phách hiên ngang của một dân tộc anh hùng.

-Thể hiện trí tuệ của Việt Nam, của cốt cách và bản lĩnh con người Việt Nam.

-Chiến dịch Hồ Chí Minh chính là hiện thân của chiến thắng chính nghĩa thắng phi nghĩa, của văn minh thắng tàn bạo, của hòa bình độc lập thắng chủ nghĩa thực dân.

Hơi dài nha bạn!Chúc bạn học tốt!