Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!!
Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển, vì:
- Đây là những ngành thuộc ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người như: vải sợi, quần áo, lương thực đã qua chế biến, các loại thực phâm chế biến (sữa, đồ hộp, rượu, bia, nước ngọt...).
- Hoạt động của những ngành này chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và đòi hỏi trình độ lao động không quá cao, thị trương tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước, nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhàm thỏa mãn nhu cầu về các loại hàng hóa thông thường về ăn, mặc, thay thế hàng nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
- So với các ngành công nghiệp nặng, ngành công nghiệp thực phẩm và công . nẹhiệp dệt - may chi tiêu ít năng lượng, chi phí vận tải thấp; cần ít vốn nhưng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận thu được dễ dàng; thời gian xây dựng tương đối ngắn, qui trình sản xuất không phức tạp; có nhiều khả năng xuất khẩu.
Vì thế nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển đều chú trọng đẩy mạnh công nghiệp thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tùy theo thế mạnh và truyền thống cùa mồi nước để dáp ứng nhu cầu cuộc sống, giải quyết việc làm, góp phần cho xuất khẩu và nâng cao thu nhập.
Do đây là ngành có vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh, không cần lao động có kĩ thuật cao. Đặc điểm này lại rất phù hợp với các nước đang phát triển, có nguồn lao động dồi dào giá nhân công rẻ nên ở các nước phát triển ngành công nghiệp dệt được ưu tiên. Vừa phục vụ nhu cầu trong nước và để xuất khẩu thu ngoại tệ. mà quan trọng ngành dệt may luôn cần thiết cho nhu cầu của từng quốc gia
Tham khảo :
Giống nhau :
- Đặc điểm : Đó là những nghành công nghiệp nhẹ nên cả hai nghành đều cần nhiều lao động nhưng không yêu cầu cao về chất lượng, phụ thuộc vào thị trường, nguyên liệu, tạo được nhiều công ăn việc làm, nhất là lao động nữ, sản phẩm rất phong phú đa dạng, có nhiều khả năng suất khẩu, quy trình sản xuất đơn giản, thu lợi nhuận rất dễ dàng. Có thị trường tiêu thụ rộng .
Khác nhau :
Công nghiệp hàng tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào lao động và thị trường , công nghiệp thực phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu và thị trường.
Giống nhau:
- Vai trò: đáp ứng nhu cầu hằng ngày, thiết yếu của con người.Tạo điều kiện để thúc đấy các nghành khác phát triển
- Đặc điểm: là những nghành công nghiệp nhẹ nên cả hai nghành đều cần nhiều lao động nhưng không yêu cầu cao về chất lượng, phụ thuộc vào thị trường, nguyên liệu, tạo được nhiều công ăn việc làm, nhất là lao động nữ, sản phẩm rất phong phú đa dạng, có nhiều khả năng suất khẩu, quy trình sản xuất đơn giản, thu lợi nhuận rất dễ dàng. Có thị trường tiêu thụ rộng
+ Phân bố rộng rài khắp cả nước
Khác nhau:
- Vai trò: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu các mặt hàng sử dụng hằng ngày. Công nghiệp thực phẩm đáp ứng nhu cầu về ăn uống. Hàng tiêu dùng thúc đẩy các nghành công nghiệp năng phát triển, nhât là công nghiệp hóa chất còn công nghiệp thực phẩm chủ yếu thúc đẩy nghành nông nghiệp phát triển.
- Đặc điểm: công nghiệp hàng tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào lao động và thị trường, công nghiệp thực phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu và thị trường
- Vai trò:
+ Tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ.
+ Huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.
+ Tạo nhiều loại hàng hóa thông dụng thay thế nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
- Đặc điểm:
+ Sử dụng ít nhiên liệu, điện năng và chi phí vận tải.
+ Vốn đầu tư không nhiều.
+ Sử dụng nhiều lao động.
+ Phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.
- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng rãi ở các nước vì cơ cấu đa dạng, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giải quyết vấn đề việc làm và sản phẩm được tiêu thụ rộng lớn, phổ biến.
Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới vì:
- Nguồn nguyên liệu dồi dào: Nhiều nước có năng suất nông nghiệp cao và có khả năng sản xuất lương thực và thực phẩm lớn. Điều này bao gồm các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Argentina, Brazil, Úc, Ấn Độ và nhiều nơi khác. Các nguồn nguyên liệu dồi dào giúp sản xuất thực phẩm trở nên hiệu quả.
- Xuất khẩu và thị trường quốc tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm thường liên quan mật thiết đến xuất khẩu và thương mại quốc tế. Nhiều nước có xuất khẩu lương thực và thực phẩm lớn và cần có công nghiệp chế biến mạnh mẽ để xử lý sản phẩm trước khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Điều này bao gồm các nước như Trung Quốc, EU, Mỹ, Brazil và nhiều nơi khác.
- Điều kiện tự nhiên đa dạng: Một số nước có điều kiện tự nhiên đa dạng, cho phép họ sản xuất nhiều loại cây trồng và thực phẩm khác nhau quanh năm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. Ví dụ, EU có đa dạng điều kiện tự nhiên trong các nước thành viên khác nhau, cho phép họ sản xuất nhiều loại thực phẩm.
- Cơ sở hạ tầng phát triển: Những quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển có khả năng chế biến thực phẩm một cách hiệu quả hơn. Các tiện ích như nhà máy chế biến thực phẩm, cảng biển và hệ thống giao thông phát triển giúp nâng cao khả năng sản xuất và xuất khẩu.
- Nhu cầu thị trường trong nước: Không chỉ xuất khẩu, nhu cầu trong nước cũng đóng một vai trò quan trọng. Các quốc gia có dân số lớn thường có nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lớn và do đó cần có công nghiệp chế biến phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước.
-> Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do sự kết hợp của nguồn nguyên liệu dồi dào, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên đa dạng.