K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2017

a, chút chiu: nâng niu, nhẹ nhàng

    thần lúa: vị thần trông coi việc trồng lúa, theo truyền thuyết dân gian

    nâng đỡ: giúp đỡ, tạo điều kiện để phát triển

   kính trọng: coi trọng

   nhẫn nại: chịu đựng kiên trì, bền bỉ để làm 1 viện gì đó 

   trang nhã: lịch sự và thanh nhã

b, Các từ láy: mân mê, nhẹ nhàng, chút chiu, vuốt ve, khéo léo, tiềm tàng, nhẫn nại, đẹp đẽ

c, Nhẫn nại là kiên trì, bền bỉ để làm 1 việc gì đó. từ đó, nhẫn nại trong cuộc sống là phải biết kiên trì để hoàn thành 1 việc, làm cho đến cùng dù gian lao, vất vả đi chăng nữa để đạt đc cái thành công và tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần nhẫn nại.

d, Đoạn văn này nói về cách mua cốm. Chúng ta phải nhẹ nhàng, nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve vì cốm là Lộc của Trời, phải nhẫn nại, khéo léo để trân trọng cốm. Đó là nét đẹp, văn hoá thể hiên sự thanh lịch, thanh nhã và cao sang.

13 tháng 2 2022

Tác phẩm "Qua đèo Ngang" là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người "Qua đèo Ngang" không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ. Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết. Mở đầu tứ thơ với hai câu đề: Bước đến đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Hai câu thơ đầu tiên thi sĩ đã khai mở toàn bộ không gian, thời gian khi sáng tác bài thơ. Hai câu thơ đề với lối thơ rất tự nhiên, không bị gò ép trong khuôn khổ chung thời ấy. Trong cảnh hoàng hôn "bóng xế tà", nữ thi sĩ bước đến mang trong mình những cảm xúc khó tả, say đắm trong không gian rộng lớn sâu thẳm của đèo cao, thời gian mênh mông của trời chiều. Bao giờ cùng vậy, trong thi ca trung đại, "bóng xế tà" luôn gợi cho con người một nỗi buồn man mác không tên, mênh mang hơn đất trời, có chút gì đó lưu luyến thời gian của một ngày đã qua. Trong không gian chiều ấy, một nét chấm phá làm nổi bất thiên nhiên nơi đèo núi chập chùng: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Khi hoàng hôn buông dần phai, không gian ngày tàn mà tác giả còn bắt gặp được một sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Sử dụng phép nhân hóa, kết hợp động từ "chen" nữ thi sĩ như thổi vào thiên nhiên một linh hồn với sự sống mãnh liệt, đang vươn lên. Từ ngọn cỏ, từng nhành hoa nhỏ bé kia đang chen lên những tảng đá lớn, giữa một không gian ấy, cảnh vật mang một nét đẹp lạ lùng. Từ gần đến xa, tác giả đưa mắt ra phía dưới đèo, con người xuất hiện: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà phan tich bai tho qua deo ngang Cảm nhận bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan Bức tranh chỉ thêm đẹp khi có sự xuất hiện của con người. Biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi tả như "lom khom" , "lác đác" và các chỉ từ "vài" , "mấy" làm không gian chở nên hiu hắt, con người thì quá đỗi nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ chiều hôm. Dưới chân núi, vài chú tiều phu đốn củi, vài mái nhà thưa thớt quanh quanh. Không gian bao chùm lên toàn bộ cảnh vật là sự hưu quạnh và vắng vẻ. Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên diệu vợi. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà. Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân: Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao chùm lên mọi cảnh vật"một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có "ta" và "ta" giữa mênh mông trời đất. Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.

12 tháng 2 2022

Tham Khảo 

  Chắc hẳn cũng chả ai khi nghe tới câu thơ này mà không biết bài thơ đó nhỉ “Bước tới đêò ngang bóng xế tà …” đúng thế mà nó được thể hiện vằ viết bởi bà Huyện Thanh Quan một con người yêu quê hương, yêu đất nước. Bà đã thể hiện cái chất đậm riêng của đèo ngang nơi đây bằng những cảnh tượng hùng hồn “bóng xế tà, cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Cảnh sắc nơi đây thậm ảm đạm biết bao với những cảnh vật u buồn mà nơi đó chỉ có riêng cây, hoa, người và cảnh vật. Chính cái u buồn ảm đảm đó mà đã khiến cho tâm trí của tác giả cũng như của mỗi người khi đặt chân đến đây đều thư giãn, họ luôn cảm giác được sự hòa tâm trí của bản thân với thiên nhiên xung quanh, toát ra được những nỗi buồn mà mình đang phải hứng chịu với thiên nhiên và cả muôn vật. Tác giả trong văn bản này cũng vậy, bà đang mang đậm những nối buồn của riêng bản thân và muốn hòa mình vào cùng thiên nhiên , coi thiên nhiên , cảnh vật,.. như là một người bạn thứu hai của bản thân mình. Qua đó mà ta cảm nhận được biết bao điều về cảnh sắc, thiên nhiên nơi đây, nó như là một người bạn của mỗi con người khi đặt chân đến nơi đây và cùng chúng ta chia sẻ những nỗi buồn từ chính tâm hồn của người đang mang những nỗi đau, nỗi buồn,..

12 tháng 2 2022

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Quanda

Nền văn học trung đại nổi bật lên với nhiều gương mặt nhà thơ nam, nhưng bên cạnh đó cũng là sự xuất hiện của tên tuổi những nhà thơ nữ tài năng, có thể kể đến Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan. Tuy những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa vốn không được coi trọng nhưng bằng tài năng và trong nền văn học của nước nhà. Bài thơ Qua đèo ngang là một tác phẩm thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan, nói về tình cảnh đơn độc của người con xa xứ và nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài năng dưới thời vua Minh Mạng, tài năng xuất chúng của bà đã được triều đình trọng dụng và được phân bổ chức Cung trung giáo tập, tức là một chức quan dạy lễ nghi cho các cung phi, cung chúa chốn thâm cung. Để nhận chức, bà đã phải rời quê hương đến kinh thành Huế, trên đường đi nhận chức bà đã dừng chân ở Đèo Ngang và sáng tác lên tác phẩm Qua Đèo Ngang: “Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa” Hai câu thơ đầu tiên đã mở ra không gian, thời điểm đầy đặc biệt của bức tranh thơ. Thời gian mà Bà Huyện Thanh Quan lựa chọn trong bài thơ này đó chính là không gian của buổi chiều tà, đây là thời điểm bà dừng chân nghỉ ngơi, lấy sức cho hành trình dài. Nhưng cũng chính thời điểm chiều ta cũng gợi nhắc cho người ta nhiều suy tư, trăn trở. Các nhà thơ miêu tả “bóng xế tà” gợi ra không khí chậm chãi, trầm buồn của không gian khi ánh sáng của một ngày bắt đầu lụi tắt. Trong không gian ấy, khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang cũng khiến cho con người rợn ngợp, trống trải. Cảnh cỏ cây, hoa lá cùng chen nhau trên những phiến đá gợi ra sự phát triển mạnh mẽ, tốt tươi của sự vật nhưng đồng thời cũng tạo ra sự trống vắng, hoang sơ của chốn núi rừng. Làm cho khung cảnh vốn tĩnh lặng lại càng trở nên buồn đến rợn ngợp. Xem thêm: Tại sao nói: “ Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia” “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” Nếu như khung cảnh thiên nhiên núi rừng nơi đèo ngang khiến cho Bà Huyện Thanh Quan cảm thấy trống vắng, tịch mịch thì khi hướng cái nhìn về sự sống xung quanh lại mang lại cho tác giả cảm xúc của sự cô đơn, trống vắng. tác giả đã sử dụng các từ láy lom khom, lác đác để diễn tả sự ít ỏi, thưa thớt của những dấu hiệu sống, dấu hiệu của con người. Vốn muốn tìm sự ấm áp trong không gian hoang lạnh nhưng khi nhìn về sự sống thưa thớt lại càng gợi lên sâu sắc sự cô đơn, khắc sâu thêm nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” Tiếng chim văng vẳng trong không gian đầy da diết gợi lên nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà của thi sĩ. Một mình nơi đất khách lại đứng trước không gian mênh mông vắng lặng của càng khiến cho con người trở nên nhỏ bé, càng cảm nhận sâu sắc hơn nỗi cô đơn của mình. Tác giả đã sử dụng phép chơi chữ để làm nổi bật lên nỗi nhớ nhà của mình. Quốc trong tiếng kêu quốc quốc là nỗi nhớ hướng về đất nước, về quê hương. Còn gia lại gợi nhắc đến nỗi nhớ về gia đình. “Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta” Dừng chân trong không gian núi trời mênh mông, bát ngát nhà thơ cảm nhận được nét đẹp của non sông gấm vóc của đất trời, tuy nhiên cũng chính không gian ấy lại làm sâu thêm nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ nơi đất khách quê người. Bởi những nỗi niềm, những tâm sự chẳng thể giãi bày cùng ai chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình.

29 tháng 12 2021

A

29 tháng 12 2021

chắc ko ạ?

10 tháng 11 2016

_ Cảnh rừng Việt Bắc : tiếng suối như tiếng hát

trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa

=> ko gian yên tĩnh , trong đêm khuya , âm thanh , ánh sáng , có màu sắc

_ Nghệ thuật : so sánh , điệp từ

<=> Tạo nên 1 bức tranh có 2 màu sáng , tối ; trắng hoặc đen , đó là vẻ đẹp lung linh , huyền ảo , chập chờn , ấm áp , quấn quýt hòa quyện vs nhau .

_ Cảnh rừng VB trong 1 đêm khuya nhưng ko hoang vắng , lạnh lẽo .

=> Tác giả là ng yêu thiên nhiên

 

10 tháng 11 2016

-Miêu tả bức tranh thiên nhiên:

+Không gian: Trong rừng, rộng lớn

+Thời gian: Vào ban đêm

+Màu sắc: Lung linh, rực rỡ

Biện pháp nghệ thuật:

+So sánh

+Sử dụng đại từ, điệp từ

Đặc biệt: Câu thơ thứ 2 sử dụng từ khác nhau về nghĩa, khi gợi tả vẻ đẹp lung linh sác màu của ánh trăng trước mặt ta hiên ra một bức tranh rực rỡ và đặc sắc, đồng thời cũng rất sinh động và vui tươi.

Tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên: Tác giả giả rất yeeu thiên nhiên và gợi ra vẻ đẹp cảnh khuya và gắn bó với lòng yêu đất nước.

chúc bạn học tốt !

 

 

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

 

8
1 tháng 11 2016

a) Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Tác phẩm "Cảnh khuya" được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp.

b) - thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

- Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.

c)

- Dùng nghệ thuật so sánh ví von, tiếng suối như tiếng hát xa. Đồng thời lồng ghepstrawng và cây cổ thụ vào thành 1

Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiêntác giả yêu thiên nhiên.

→ Cho ta thấy 1 bức tranh thiên nhiên lung linh, có âm thanh, hìn ảnh đậm chất thơ.

d)

- 2 câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Song, 2 câu cuối còn khắc họa 1 phương diện khác của Bác, Bác chưa ngủ bởi " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

- Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác.

Hết rồi đó, chúc bạn học tốt. ok

31 tháng 10 2016

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam , ông là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn . Bài Cảnh khuya được Bác viết năm 1946-1954 , tronh những năm đầu trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gìc,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

11
31 tháng 10 2016

a)

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số đó. Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy

e)Hồ Chí Minh – Người không phải là một nhà thuyết giáo, một vị Thánh, mà đơn giản, Bác là một người yêu Tổ quốc, yêu con người bằng cả sự sống của mình. Từ khi cả dân tộc Việt Nam và các dân tộc nô lệ vẫn chìm trong bóng tối và nhìn về Tổ quốc mình với nỗi tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh, mọi lúc, mọi nơi vẫn miệt mài đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và cho hoà bình thế giới. Ngay cả những lúc Người bị vây hãm bởi những thế lực luôn luôn muốn dập tắt tiếng nói về độc lập, tự do, Người vẫn cất cao tiếng nói kiêu hãnh về dân tộc, tiếng nói của khát vọng tự do.Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và nhân dân bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, Người là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc đời và những cống hiến Người để lại cho muôn đời sau đã trở thành niềm tin và sức mạnh của chân lý, là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng con người, là một trong những thứ hiếm hoi trong thế giới này vượt qua được sự băng hoại của thời gian.

Thơ ca là một trong những loại hình nghệ thuật gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình chuyển ngữ. Bởi việc thay đổi ngữ âm, từ ngữ rất dễ làm suy giảm giá trị của bài thơ, đặc biệt làm sao chuyển tải được nguyên vẹn tình cảm của một tác giả nước ngòai tới độc giả trong nước là một trách nhiệm vô cùng nặng nề đối với những người dịch thơ. Vượt qua tất cả những rào cản đó, nhân dân Việt Nam với các nhà thơ và nhân dân thế giới đã tìm thấy tiếng nói tương đồng là sự yêu thương và thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có ý kiến đã từng cho rằng: Văn hóa là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng sự nghiệp hoạt động cách mạng và những cống hiến về văn hóa của mình đã trở thành người Việt Nam đầu tiên bắc nhịp cầu giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè khắp năm châu. Cảm ơn các thi sĩ quốc tế - Những người bạn ngoại quốc quý giá của nhân dân Việt Nam đã cất lên những tiếng nói trữ tình từ trái tim nhân hậu, để khẳng định sức mạnh trong nhân cách, đạo đức và hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cổ vũ cho mỗi người dân Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường vinh quang mà Bác Hồ kính yêu đã đưa đường chỉ lối./.

g), Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, sử dụng thi liệu thơ Đường, vừa cổ điển vừa hiện đại.
c, Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và từ ngữ giàu chất tạo hình, cái thực và cái ảo đan xen, hài hoà.
d, Cấu trúc tác phẩm: Tả cảnh, tả tâm trạng.
e, Trong thơ có hoạ có nhạc, hàm súc.
Những nét riêng về nghệ thuật của từng bài thơ.
Những điểm chung về nghệ thuật của hai bài thơ.
g, Nghệ thuật tả khái quát không gian, cảnh vật.
b, Có sáng tạo về cách ngắt nhịp, điệp ngữ chuyển tiếp.

 


 

31 tháng 10 2016

d, Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

1 tháng 11 2018

a, Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình

b, Ca Huế tươi vui, sôi nổi là do có nguồn gốc từ nhạc dân gian, còn sang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình

c, Ca Huế là thú vui tao nhã:

   + Cách thức nghe nhạc trên thuyền rồng giữa dòng Hương thơ mộng

   + Nội dung ca Huế sang trọng, trong sáng, gợi tình yêu quê hương đất nước

   + Người ca sĩ duyên dáng trình diễn với dàn nhạc do vũ công điêu luyện trình bày