Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Cuộc sống này là hành trình không ngừng nghỉ nhằm kiếm tìm hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì và có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ, thoải mái khi chúng ta được thỏa mãn một điều gì đó. Trừu tượng như vậy nhưng ta có thể tìm được hạnh phúc trong những điều gần gũi và giản đơn vô cùng: một lời khen của cô giáo, một bức tranh nguệch ngoạc mà đứa trẻ lên ba dành tặng mẹ hay một bàn thắng vào khung thành đối phương… Hoặc lớn lao hơn, đó là niềm hân hoan rạo rực khi ta làm nên những điều kì diệu, thỏa ước mơ cháy bỏng bấy lâu: đạt được tấm huy chương vàng ở đấu trường quốc tế, đỗ vào ngôi trường mơ ước hay mua được căn nhà đẹp đẽ… Nhưng dẫu là gì chăng nữa, hạnh phúc vẫn mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Nó mang tới cho tâm hồn sự thoải mái, thanh thản, là nền tảng vững chắc để ta chinh phục những hoài bão lớn hơn. Tương tự, ở một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao, con người sẽ gắn bó với nhau hơn, tỉ lệ tội phạm cũng nhờ vậy mà giảm bớt. Do vậy, thế hệ trẻ cần nhận thức rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc và phấn đấu hết sức để đạt được hạnh phúc, trước là cho bản thân và sau là cho cả cộng đồng. Muốn làm được điều này, mỗi người phải không ngừng bồi dưỡng trí tuệ, tạo lập nhân cách để có thể vững vàng trên “con đường kiếm tìm và chia sẻ hạnh phúc”. “Mỗi người đều là kiến trúc sư hạnh phúc cho riêng mình”. Vậy nên hãy sống hết mình với những điều mình muốn và bạn sẽ tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình.
Vẻ đẹp của con người việt nam
Bạn dựa vào các ý trong này để viết nhé! Chúc bạn học tốt!
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ – Bài làm 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:
"Không có gì quý hơn độc lập tự do"
hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:
“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết.
Tóm lại sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chung ta phải học tập và noi theo.
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ – Bài làm 2
Bác Hồ vị cha già kính yêu của cả dân tộc. Một đời bác sống vì dân, vì nước. Bao khổ cực gian nan Bác đều trải qua nhưng trong lòng cũng chỉ mong muốn nhân dân được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở bất cứ cương vị nào Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó là điểm nổi bật là cái đáng để mọi người học theo trong phong cách, đạo đức của Người.
Bác giản dị trong lối sống sinh hoạt. Không chỉ là ở những năm tháng kháng chiến đầy khó khăn gian khổ của cả dân tộc mà cả khi đã là một vị chủ tịch nước trong từng bữa ăn của Bác cũng thật đơn giản, trong cách ăn mặc của Người cũng vậy. Khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ, bộ quần áo ka ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao xu… là những thứ từ xưa đến nay Bác vẫn luôn dùng. Mộc mạc, đơn xơ nó gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào xa hoa lộng lẫy, không có lầu son gác tía trang hoàng ,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Mọi thứ với Bác luôn đơn xơ, mộc mạc. Gần gũi với thiên nhiên, đất trời và nhất là với nhân dân.
Sự giản dị của Bác không chỉ trong cách ăn mặc, cách sinh hoạt mà nó còn có cả trong cách làm việc của Bác. Những việc tự mình làm được Bác sẽ không bao giờ nhờ ai giúp Bác sẽ tự mình làm hết, nên số người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc với sự cần cù, chăm chỉ không ngại khó nhọc, gian khổ. Không ngày nào nghỉ ngơi cho dù là công việc thường ngày hay việc cách mạng vì nước vì dân. Không những thế, trong quan hệ hằng ngày của Bác cũng nói lên sự bình dị ấy. Bác đi thăm các khu nhà tập thể của công nhân, viết thư cho một đồng chí cách mạng, hay là là cả nói chuyện với các cháu bé, trực tiếp đi thăm hỏi tặng quà cho các cụ già. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ở Bác không có sự cao sang, quyền quý xa vời mà luôn là sự gần gũi, thân thiết, tận tình với nhân dân.
Trong nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị với cách Bác sử dụng những hình ảnh thường ngày, hình ảnh đẹp mà lại vô cùng gần gũi quen thuộc bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:”
Không có gì quý hơn độc lập tự do”
hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:
“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công”
Tất cả các bài văn bài thơ của Bác đều sử dụng những câu từ như thế, nó dân dã, bình dị, gần gũi với người dân chỉ cần đọc lên thôi là chúng ta sẽ hiểu được ý Bác muốn truyền đạt tới.
Sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và vẻ đẹp tâm hồn, con người của Bác. Bác luôn là tấm gương sáng để mỗi chúng ta học tập và noi theo. Bác mãi mãi in sâu trong lòng mỗi người dân Việt sự tôn kính, mến yêu. Bác là hình ảnh của người cha già tuyệt vời mà những câu văn không thể nói hết được.
bài 1: Cảm nhận của .. về văn bản Nam quốc sơn hà là:
bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. .......( câu 2 tớ ko biết, ...)
Câu 2: cảm nhận:
Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.
Câu 3: bài thơ nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ đang ở tuổi còn tre, người phụ nữ xinh đẹp, phẩm chất trong sáng cảu người phụ nữ ở xã hội xưa. Nhưng người họ đâu được sống sung sướng, họ luôn chịu số phận bất hạnh. lênh đênh, luôn phụ thuộc vào người đàn ông.
( viết ko hay cho lắm, tớ chỉ viết đc xưa, còn nay thì ...)
Đề 2:
Việt nam là đất nước có lịch sử dân tộc đáng tự hào. Trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử, đã có những lúc đất nước ta bị xâm lược, đô hộ cả ngàn năm. Thế nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì toàn dân tộc Việt Nam vẫn mang ý chí mạnh mẽ, quyết tâm không bao giờ chịu làm nô lệ của kẻ khác. Và trong lịch sử đầy chói lọi ấy, “phò giá về kinh” ( tụng giá hoàn kinh sư) của thượng tướng Trần Quang Khải hiện lên như một viên ngọc sang- là khúc ca khải hoàn đầu tiên của dân tộc. Đây là bài thơ đầu tiên trong lịch sử được sang tác ra để nói lên ý chí tự hảo dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu tranh và đã giành được thắng lợi trước quân Mông Nguyên.“phò giá về kinh” được sang tác trong hoàn cảnh tướng Trần Quang Khải được vinh dự phò giá nhà vua để trở về kinh thành sau kế hoạch “vườn không nhà trống “ của vua tôi nhà Trần chống lại quân xâm lược. Mở đầu bài thơ hai câu thơ nói lên thắng lợi hung tráng của quân dân ta trong chiến đấu với quân xâm lược.
Đoạt sáo chương dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Hay
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Mở đầu là hình ảnh của những địa điểm diễn ra những trận đánh lớn mà tại đó, quân và dân ta đã đạt được những thắng lợi vang dội. Tại sao lại là hai địa điểm Chương Dương và hàm Tử. Để giải thích điều này, chúng ta hãy cùng nhau quay lại lịch sử của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên đời Trần, quân và dân ta đã giành được rất nhiều thắng lợi trong nhiều chiến dịch, nổi bật nhất trong số đó là trận chiến trên sông bạch Đằng. thế nhưng tướng Trần Quang Khải lại nhắc tới trận Chương Dương và hàm Tử trước. Bởi lẽ, đây là hai trận chiến cuối cùng mang tính quyết định chiến thắng toàn bộ quân xâm lược. Trước đó, để đánh lừa quân địch, toàn bộ kinh thành đã phải sơ tán đi tới khu vực nông thôn theo kế sách “vườn không nhà trống”. có lẽ thế nên khi được vinh dự phò tá nhà vua trở về kinh thành, tướng Trần Quang khải mới không thể đè nén được xúc động và thể hiện sự tự hào, vui sướng cho chiến thắng của nhân dân ta.
A
chắc ko ạ?