K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2023

* Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc cổ đại:

- Đất nước Trung Quốc rộng lớn, điều kiện tự nhiên đa dạng (do con người luôn tồn tại trong mối quan hệ bền chặt với tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là thích nghi và biến đổi. Trong quá trình đó, con người đã tạo ra những sản phẩm văn hóa => vì vậy, văn hóa Trung Quốc rất đa dạng, đồ sộ).

- Dân cư Trung Quốc đông đúc, cần cụ và sáng tạo.

- Nền kinh tế Trung Quốc sớm phát triển toàn diện về mọi mặt => tạo điều kiện về mặt vật chất, nền tảng cho sự phát triển của văn hóa tinh thần.

- Văn hóa Trung Quốc sớm có sự giao lưu với các nước láng giềng.

- Trong lịch sử Trung Quốc đã xuất hiện nhiều người hiền tài về tư tưởng chính trị, khoa học, nghệ thuật… chính những người hiền tài đó đã góp phần làm nên sự rực rỡ của văn hóa Trung Quốc.

*Một số thành tựu của văn hóa Trung Quốc trao truyền lại đến ngày nay:

- Tứ đại phát minh: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo….

- Các công trình kiến trúc lớn, đồ sộ. Ví dụ: lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Vạn lí trường thành…

2 tháng 1 2022

Theo mình đã học Tần Thủy Hoàng đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc: • Nửa sau thế kỉ II TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Cụ thể: • Năm 221 TCN nước Tề bị nước Tần thôn tính • Năm 222 TCN nước Yên bị nước Tần thôn tính • Năm 223 TCN nước Sở bị nước Tần thôn tính • Năm 225 TCN nước Ngụy bị nước Tần thôn tính • Năm 228 TCN nướcTriệu bị nước Tần thôn tính triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy: Nhà Hán (206 TCN – 220) Nhà Tần (280 – 420) Nhà Tùy (518 – 618) Chúc bạn học tố

Bài 8. Ấn Độ cổ đại1. Những điều kiện về tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành của nền văn minh sông Ấn và sông Hằng thời cổ đại?…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………1.  Chế độ đẳng cấp Varna đã quy định xã hội Ấn Độ được chia ra thành mấy đẳng cấp? Đẳng cấp nào là cao quý nhất và thấp...
Đọc tiếp

Bài 8. Ấn Độ cổ đại

1. Những điều kiện về tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành của nền văn minh sông Ấn và sông Hằng thời cổ đại?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

1.  Chế độ đẳng cấp Varna đã quy định xã hội Ấn Độ được chia ra thành mấy đẳng cấp? Đẳng cấp nào là cao quý nhất và thấp nhất?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.  Người Ấn Độ đã tạo lập được những giá trị như thế nào về văn hóa thời cổ đại? Tại sao nói Ấn Độ là quốc gia của tôn giáo và sử thi?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Bài 9. Trung Quốc từ thời Cổ đại đến thế kỉ VII

1.  Nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại được tạo lập ở khu vực nào? Nhà Tần đã có vai trò như thế nào trong lịch sử?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.   Người Trung Quốc đã có những sáng tạo gì về văn hóa? Nêu sự hiểu biết của em về Vạn lý trường thành.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Bài 10. Hy Lạp và Ro ma

1.   Những điều kiện về tự nhiên ở Hy Lạp và Roma có điểm gì khác so với các quốc gia phương Đông cổ đại? Vì sao ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp lại trở thành ngành kinh tế chính ở Hy Lạp và Roma thời cổ đại?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.   Người Hy Lạp và Roma đã có những sáng tạo gì về văn hóa? Những thành tựu tiêu biểu còn lại đến ngày nay.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
Bài 11 và 12. Sự hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á và quá trình phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á từ TK VII đến thế kỉ X

1.  Các quốc gia cổ đại sơ kì ở Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nào về điều kiện tự nhiên?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.  Trong thời kì cổ đại và thời kì phong kiến, các nước Đông Nam Á đã có sự giao lưu về kinh tế và văn hóa như thế nào?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

0
18 tháng 11 2023

* Đất nước Trung Quốc là một đất nước vô cùng rộng lớn với những điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú. Cùng với hai con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang và sự phát triển của kinh tế nên có sự xuất hiện sớm của nhà nước. Chính những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên,con người mà người Trung Quốc đã tạo nên nền văn minh rực rỡ về chữ viết, tư tưởng, khoa học-kĩ thuật,…

 

* Quá trình thống nhất lãnh thổ và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc diễn ra: 

- Vào thiên niên thỉ II đến cuối thiên niên kỉ III TCN: nhà Hạ, Thương,  Chu thay nhau cầm quyền

- Đến thế kỉ VIII TCN thời Xuân Thu chiến quốc, các nước nổi dậy xâm chiếm lẫn nhau 

- Nửa sau thế kỉ III TCN, nhà Tần mạnh lên, và thống nhất Trung Quốc năm 221

 Sau khi được thống nhất, xã hội Trung Quốc phân hóa sâu sắc thành các giai cấp. quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân ngày càng chiếm địa vị thống trị.  Chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.

* Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Quốc:

- Tư tưởng:  Nho, Phật, Đạo

-Chữ viết: chữ giáp cốt

- Sử học: sử kí Tư Mã Thiên

- Văn học: Kinh thi

- Kiến trúc: trường thành, cung điện

.....

18 tháng 11 2023

Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua, đó là Hoàng Hà (dài 5.464 km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6.300 km) ở phía Nam. Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt, do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Hoa.

Khi mới thành lập nước (vào khoảng thế kỉ XXI TCN) địa bàn Trung Quốc chỉ mới là một vùng nhỏ ở trung lưu lưu vực Hoàng Hà. Từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần, nhưng cho đến thế kỉ III TCN, tức là đến cuối thời cổ đại, phía Bắc của cương giới Trung Quốc chưa vượt qua dãy Vạn lí trường thành ngày nay, phía Tây mới đến Đông Nam tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang mà thôi.

Từ cuối thế kỉ III TCN Trung Quốc trở thành một nước phong kiến thống nhất. Từ đó nhiều triều đại của Trung Quốc đã chinh phục các nước xung quanh, do đó có những thời kì cương giới của Trung Quốc được mở ra rất rộng. Đến thế kỉ XVIII, lãnh thổ Trung Quốc về cơ bản được xác định như hiện nay.

19 tháng 12 2022

5 thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia thời cổ đại vẫn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay là: 

+ Nông lịch (âm lịch) của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
+ Kĩ thuật in của Trung Quốc cổ đại
+ Phật Giáo và Ấn Độ Giáo của Ấn Độ cổ đại
+ Đền Pác - tê - nông của Hy Lạp cổ đại
+ Hệ thống bảng chữ cái Alphabet ( chữ A , B , C , ... ) của cư dân ven biển Địa Trung Hải

Kim tự tháp Ai Cập là các công trình kiến trúc hình chóp, bằng đá ở Ai Cập. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc. Kim tự tháp được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người. Trong số 138 kim tự tháp, kim tự tháp Khufu tại Giza là lớn nhất. Đồng thời công trình này cũng là một trong 7 kì quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.
Tớ gửi đáp án ạ<3

 

 

19 tháng 12 2022

Cậu chú ý từ Pharaon = Pharaong

27 tháng 10 2021

C

27 tháng 10 2021

C. Cái cày, bánh xe.  

9 tháng 1 2023

* Giải thích: Ấn Độ là một cường quốc kinh tế hiện nay nhưng vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa, do: 
- Đời sống tinh thần của cư dân Ấn Độ chịu sự chi phối, ảnh hưởng rất sâu sắc của các tôn giáo, đặc biệt là Hin-đu giáo.
- Sự phân hóa giàu – nghèo ở Ấn Độ rất cao, đa phần những người Ấn Độ thu nhập thấp (những người nghèo, cực nghèo) có trình độ học thức còn thấp (lại bị chi phối bởi tôn giáo) nên trong nếp sống của họ vẫn duy trì nhiều phong tục cổ xưa.
* Vai trò của các con sông đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ:
+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.
+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
+ Bồi tụ nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cũng đặt ra vấn đề trị thủy => thúc đẩy đời sớm của các nhà nước cổ đại ở Ấn Độ.
+ Các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Ấn và sông Hằng có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ, vì họ cho rằng: các dòng sông này từ trên trời đổ xuống, nước của các dòng sông này có khả năng thanh lọc tâm hồn và rửa trôi mọi tội lỗi của con người.
* Đóng góp của cư dân Ấn Độ cho nền văn minh nhân loại:
- Lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo, như: Phật Giáo, Ấn Độ giáo; Jaina giáo…
+ Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là: Phật giáo và Ấn Độ giáo.
- Lĩnh vực chữ viết: Cư dân Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là chữ Phạn (San-krít).
- Lĩnh vực văn học: Ấn độ có một nền văn học phong phú, với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi, với 2 bộ sử thi nổi tiếng là: Mahabharata và Rammayana.
- Lĩnh vực kiến trúc:             
+ Các công trình kiến trúc của Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định.
+ Cư dân Ấn Độ xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo, ví dụ: chùa hang A-gian-ta…
- Lịch pháp học: cư dân Ấn Độ đã biết làm ra lịch: chia 1 năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm có thêm 1 tháng nhuận.
- Toán học: sáng tạo ra các chữ số hiện nay đang sử dụng, trong đó quan trọng nhất là chữ số 0.