Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp ở thực vật: Nếu ánh sáng mạnh thì quang hợp tăng lên và ngược lại.
Quang hợp phụ thuộc vào nhiệt độ là bởi vì nó chỉ diễn ra ở nhiệt độ 20-30 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp thì quang hợp sẽ gần như không thực hiện được
- Chúng ta cần tích cực trồng và bảo vệ cây xanh bằng cách:
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của mọi người về vai trò to lớn của cây xanh đối với sự sống trên Trái Đất.
+ Thực hiện các hoạt động trồng cây, gây rừng.
+ Trồng cây đúng mùa vụ, phù hợp với các điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, bảo vệ cây giúp cây sinh trưởng nhanh và phát triển tốt để nâng cao năng suất cây trồng.
+ Nghiêm cấm và tích cực tố giác các hoạt động chặt phá cây, rừng bừa bãi.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:
+ Ánh sáng
+ Nước
+ Khí carbon dioxide
+ Nhiệt độ
- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc có sự khác nhau về điều kiện chiếu sáng:
+ Cốc A không được chiếu ánh sáng.
+ Cốc B được chiếu ánh sáng.
- Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?
+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là trong ống nghiệm xuất hiện bọt khí.
+ Chất khí được thải ra chính là khí oxygen. Do cốc B được chiếu ánh sáng nên cành rong đuôi chó ở cốc B sẽ tiến hành quang hợp thải ra khí oxygen. Oxygen nhẹ hơn nước nên sẽ tạo thành bọt khí nổi lên trên.
+ Hiện tượng khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm: Tàn đóm đỏ khi gặp điều kiện nồng độ khí oxygen cao sẽ bùng cháy trở lại. Do đó: Khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc A sẽ không có hiện tượng tàn đóm bùng cháy; còn khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc B sẽ có hiện tượng tàn đóm bùng cháy.
- Dự đoán hiện tượng đối với chậu cây hoa giấy đang trồng ngoài sáng vào trong nhà:
+ Hiện tượng: Cây bị héo, vàng lá, úa lá, còi cọc.
+ Giải thích: Khi vào trong nhà các điều kiện môi trường đều có sự thay đổi nhất định đặc biệt là ánh sáng (cường độ ánh sáng trong nhà yếu hơn rất nhiều ngoài trời) → cây thực hiện quá trình quang hợp yếu hơn so với ngoài sáng → các chất hữu cơ tạo ra ít hơn trong khi các chất hữu cơ trong cây lại bị phân giải dần dần → cây thiếu chất dinh dưỡng.
- Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:
Phương trình tổng quát của quang hợp:
Nước + Carbon dioxide Ánh sáng, Diệp lục Chất hữu cơ + Oxygen
→ Những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp là:
+ Ánh sáng
+ Nước
+ Carbon dioxide
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua: Ở các nhiệt độ khác nhau, cường độ quang hợp của cây cà chua sẽ khác nhau.
- Cà chua quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ 21oC.
- Khi nhiệt độ thấp (13oC) cây quang hợp yếu.
- Khi nhiệt độ quá cao (35oC), quá trình quang hợp bị ngưng trệ.
Ở những khu công nghiệp hay nơi có nhiều nhà máy, nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao. Nếu nồng độ khí carbon dioxide cao trong giới hạn cho phép thì cường độ quang hợp của cây trồng tại đó sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nếu nồng độ khí carbon dioxide tăng cao vượt ngưỡng cho phép, hiệu quả quang hợp của cây trồng tại đó thường giảm đi và cây có thể chết do không quang hợp được.
a) Thí nghiệm này đã trình bày cách thức bố trí và tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non → Thí nghiệm này thuộc bước 3 – Kiểm tra giả thuyết trong tiến trình tìm hiểu của nhóm học sinh.
b) Đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non:
• Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi
Từ việc quan sát sự phát triển của cây bên ngoài không gian (nơi có đầy đủ ánh sáng) và sự phát triển của cây trong nhà (nơi thiếu ánh sáng), có thể đặt câu hỏi: Liệu ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non?
• Bước 2: Xây dựng giả thuyết
Đưa ra dự đoán: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
• Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
- Mẫu vật: 10 hạt đỗ giống nhau.
- Dụng cụ thí nghiệm: 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau.
- Cách thức bố trí và tiến hành thí nghiệm:
+ Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 10 giờ.
+ Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ.
+ Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời (có thể dùng hộp đen để úp lên mỗi chậu), 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời.
+ Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây con trong mỗi chậu.
• Bước 4: Phân tích kết quả
- Kết quả:
+ Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm.
+ Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt.
+ Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng.
- Kết luận: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
• Bước 5: Viết, trình bày báo cáo
BÁO CÁO
TÌM HIỂU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CON
Người thực hiện: Nguyễn Văn A
1. Mục đích
- Tìm hiểu xem ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây con.
2. Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp
a) Mẫu vật
- 10 hạt đỗ giống nhau.
b) Dụng cụ thí nghiệm
- 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau.
c) Phương pháp thực hiện
- Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 10 giờ.
- Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ.
- Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời (có thể dùng hộp đen để úp lên mỗi chậu), 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời.
- Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây con trong mỗi chậu.
3. Kết quả và thảo luận
- Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm.
- Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt.
- Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng.
→ Sức sống của cây con ở nơi có ánh sáng mặt trời sẽ tốt hơn.
4. Kết luận
- Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
Trong hình 19.1:
- Cây ưa sáng mạnh là cây bạch đàn vì lá bạch đàn nhỏ, có phiến dày, màu xanh nhạt hơn → để vừa thu được đủ lượng ánh sáng cần thiết vừa giúp lá cây không bị đốt nóng khi cường độ ánh sáng quá mạnh.
- Cây ưa sáng yếu là cây trầu không, vì lá trầu không có phiến lá rộng, mỏng, màu xanh đậm (chứa nhiều lục lạp) → để thu được nhiều ánh sáng nhất có thể trong điều kiện ánh sáng yếu.
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả năng quang hợp của rong đuôi chó: Cường độ ánh sáng tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp của cành rong đuôi chó.
- Cường độ ánh sáng càng mạnh (khi khoảng cách giữa đèn và cành rong càng nhỏ) thì cường độ quang hợp ở rong đuôi chó càng mạnh thể hiện ở lượng bọt khí oxygen sinh ra nhiều.
- Ngược lại, cường độ ánh sáng giảm (khi khoảng cách giữa đèn và cành rong tăng) thì cường độ quang hợp ở rong đuôi chó càng giảm thể hiện ở lượng bọt khí oxygen sinh ra ít dần.