K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2023

Những chuyển biến mới về xã hội: bên cạnh những giai cấp cũ, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm các giai cấp mới, tiếp tục bị phân hóa và có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tham gia cách mạng.

Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

Giai cấp nông dân:

+ Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. 

+ Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp công nhân: 

+ Ngày càng phát triển (đến 1929 có trên 22 vạn người), bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thống yêu nước.

+ Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

- Giai cấp tiểu tư sản: 

+ Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

+ Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

Tư sản: bị phân hóa thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

+ Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

13 tháng 1 2019

Đáp án B

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới với sự ra đời của hai giai cấp là tư sản và tiểu tư sản.

17 tháng 12 2023

* Tham khảo:

- Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã trải qua sự phân hóa sâu sắc với sự chia rẽ giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp nông dân. Tầng lớp quý tộc được hưởng lợi từ chính sách của thực dân Pháp, trong khi tầng lớp nông dân phải chịu đựng sự áp bức và bất công. Điều này đã tạo ra sự phân biệt lớn giữa khu vực đô thị và nông thôn.

27 tháng 8 2017

Đáp án: C

Giải thích:

Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Do nền kinh tế Việt Nam chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc và sử dụng những mặt hàng nhập khẩu từ Pháp.

5 tháng 5 2017

Đáp án C

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, phát triển thiếu cân đối, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp

26 tháng 12 2021

 Chính sách cai trị của thực dân Pháp

Từ cuối thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Định đã dần tạm lắng xuống. Thực dân Pháp đã về căn bản đã hoàn thành công cuộc bình định và bắt đầu thực hiện các chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của chúng.

Ngay sau khi bình định xong Nam Định, thực dân Pháp đã nhanh chóng tiến hành việc phân chia lại địa giới hành chính, bởi Nam Định là một tỉnh lớn, nếu giữ nguyên địa giới cũ sẽ không có lợi cho việc cai trị.

Đến đầu thế kỷ XX ở Nam Định có một thành phố và chín huyện. Đó là thành phố Nam Định và các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng và Hải Hậu.

Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cấu trúc kinh tế - xã hội và bộ mặt của Nam Định đã có những biến đổi sâu sắc và toàn diện. Chỉ trong vòng hơn chục năm, bộ mặt thành phố đã hoàn toàn đổi khác. Tòa thành cũ đã bị người Pháp phá dỡ từng phần. Thay vào đó là những công sở, dinh thự mới mọc lên. Những đường phố mới được rải nhựa, đèn điện thắp sáng đêm đêm. Kho tàng, bến bãi, nhà ga xe lửa được xây dựng, tạo cơ sở cho việc xuất hiện Nhà máy dệt, Nhà máy tơ, Nhà máy chai...

Dân cư thành Nam cũng tăng nhanh với một kết cấu mới, đủ mặt mọi thành phần của cư dân đô thị cận đại: công nhân, tư sản, tiểu tư sản, học sinh, trí thức tự do, quan chức thực dân và bản xứ cùng một số không nhỏ nông dân ven thị. Nam Định dần trở thành một trong ba đô thị lớn nhất Bắc Kỳ thời Pháp thuộc.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ngành công nghiệp ở Nam Định đã hình thành và phát triển khá nhanh chóng. Cùng với Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đã trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất Đông Dương. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ở Nam Định thời kỳ này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Giá trị sản lượng công nghiệp cao, nhưng thành quả lao động ấy chủ yếu rơi vào tay giới chủ, còn công nhân lao động chẳng được hưởng là bao. Công nghiệp ở Nam định chủ yếu là công nghiệp nhẹ, nhằm khai thác những nguồn lợi kinh tế của địa phương.

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng lưới chợ từ thành phố đến nông thôn, đặc biệt là chợ Rồng được xếp vị trí thứ hai ở Bắc Kỳ sau chợ Đồng Xuân (Hà Nội) về cả quy mô lẫn hoạt động kinh doanh đã chứng tỏ sự phát triển nhanh và mạnh của ngành thương nghiệp Nam Định. Thương nghiệp đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng ở Nam Định thời Pháp thuộc.

Hoạt động thủ công nghiệp ở Nam Định nổi tiếng là đẹp và tinh xảo, tuy nhiên, các hoạt động còn gắn chặt với nông nghiệp, phụ thuộc vào nông nghiệp. Chỉ trừ một số phố nghề ở thành phố có tính chuyên nghiệp cao, còn ở nông thôn số các làng chuyên, thợ chuyên không nhiều. Đây chính là hạn chế của thủ công nghiệp ở Nam Định.

Về nông nghiệp, bên cạnh cây lúa là cây trồng chính chiếm nhiều diện tích trồng trọt nhất và cũng là cây trồng chủ đạo để nuôi sống hàng chục vạn người dân, thì bông trở thành loại cây trồng đứng ở vị trí thứ hai.

Trong quá trình khai thác và bóc lột các nguồn lợi kinh tế ở Nam Định, bên cạnh việc du nhập về Nam Định một phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến, lỗi thời, lạc hậu.

Dưới tác động của quá trình nói trên, xã hội Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng đã có những biến chuyển sâu sắc với sự hình thành và phát triển của nhiều giai cấp khác nhau:

Giai cấp địa chủ: Nếu như cuộc cách mạng tư sản tiến công vào giai cấp địa chủ phong kiến và xoá bỏ nó, thiét lập quyền thống trị của giai cấp tư sản, thì tại Việt Nam, tư bản Pháp vẫn duy trì và dung dưỡng cho giai cấp địa chủ.Do đó giai cấp địa chủ không những không bị mất đi khi chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào mà còn được củng cố, phát triển hơn trước, thậm trí còn trở thành cơ sở xã hội và là chỗ dựa vững chắc của chủ nghĩa tư bản Pháp.

Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có những địa chủ thể hiện tinh thần yêu nước bằng cách hưởng ứng các phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng phần lớn vì lợi ích cá nhân nên ủng hộ trật tự thực dân nửa phong kiến, thậm chí sẵn sàng hợp tác với Pháp chống lại phong trào yêu nước.

Giai cấp nông dân:Nông dân là lực lượng chiếm tuyệt đại đa số cư dân Nam Định, nhưng không phải là thuần nhất. Ít nhất họ cũng phân hoá thành ba tầng lớp khác nhau: Trung nông, bần nông, cố nông. Dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến, nông dân Nam Định đã bị dồn vào bước đường cùng. Đó chính là nguyên nhân sâu xa khiến họ tích cực tham gia vào nhiều phong trào yêu nước, đặc biệt là từ khi họ được giác ngộ và tổ chức lại dưới ngọn cờ tiên phong của giai cấp công nhân.

Giai cấp công nhân: Đội ngũ công nhân Nam Định được hình thành cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Định. Số lượng công nhân ước tính khoảng 1.5 vạn người vào đầu thế kỷ XX. Đội ngũ công nhân sớm được giác ngộ ý thức giai cấp, sớm nhận rõ kẻ thù dân tộc cũng chính là kẻ thù giai cấp

Công nhân Nam Định đã tích cực hăng hái đứng lên đấu tranh, vào nửa sau nhứng năm 20 của thế kỷ XX, Nam Định là một trung tâm của phong trào công nhân Việt Nam, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành một chính đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam.

Giai cấp tư sản: Cho đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929, tu sản Nam Định không chỉ ít ỏi về số lượng mà còn yếu về thế lực kinh tế và chính trị.Chính vì đặc điểm này đã quy định thái độ chính trị của giai cấp tư sản .Một mặt họ chống đế quốc và phong kiến, tán thành độc lập, dân chủ và tự do. Mặt khác họ lại giữ thái độ dè dặt, lừng chừng, ngả theo cách mạng khi phong trào cách mạng lên cao và cũng sẵn sàng thoả hiệp khi đế quốc khủng bố mạnh. Nhìn chung họ thích cải lương hơn là cách mạng.

Giai cấp tiểu tư sản:Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đội ngũ tiểu tư sản phát triển nhanh chóng theo đà đô thị hoá ở Nam Định. Họ bao gồm các thị dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh,các thị xã thị trấn.Họ hợp thành một tầng lớp rất đông đảo ở Nam Định, chỉ riêng ở thành phố Nam Định có khoảng 38.000 dân. Đời sống của tầng lớp tiểu tư sản ở Nam Định nói chung là rất thấp và bấp bênh, hơn nữa họ phải gánh chịu những khoản thuế má nặng nề.Thực tế, tiểu tư sản, dặc biệt là giới chí thức, học sinh là ngòi nổ cho các phong trào cách mạng ở Nam Định đầu thế kỷ XX.

Dưới tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm xuất hiện các giai tầng xã hội mới ở Nam Định, đại diện cho phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa. Các lực lượng xã hội mới chỉ là thiểu số, nắm trong tay một tiềm lực kinh tế hết sức hạn hẹp.

Cơ cấu xã hội truyền thống ở Nam Định đã bị biến đổi và xáo trộn mạnh, nhưng chưa bị phá vỡ và thay đổi căn bản. Chính điều này đã làm bộc lộ rõ tính chất nửa thuộc địa nửa phong kiến của xã hội Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng

Những biến đổi về kinh tế - xã hội và quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông - Tây ở Nam Định đã dẫn đến những chuyển biến mới trong sinh hoạt văn hóa. Sự chuyển biến đó được biểu hiện rõ nét nhất trong sự hình thành nếp sống đô thị ở thành phố Nam Định. Nhưng mặt khác, quá trình đô thị hóa và việc du nhập lối sống phương Tây vào Thành Nam cũng làm nảy ra nhũng thói hư tật xấu mới như trộm cướp, đĩ điếm, nghiện hút...

Về giáo dục, Từ khi Pháp xâm chiếm Nam Định cho đến cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, về căn bản thực dân Pháp vẫn giữ nguyên trạng hệ thống giáo dục cũ(Nho học) ở Nam Định. Học sinh đi học phải học thêm chữ Pháp và chữ quốc ngữ, toán và cách trí.Ngoài ra thực dân Pháp còn lập một trường đào tạo thông ngôn viên.

 

Năm 1915 đã diễn ra kỳ thi Hương cuối cùng ở trường thi Nam Định. Đây chính là điểm mốc đánh dấu sự chấm dứt của nền khoa cử nho giáo ở Nam Định. Thay vào đó chính phủ thực dân cho lập ra các trường Pháp - Việt, từng bước chuyển dần nền giáo dục theo mô hình phương Tây.

 

Chuyển biến lớn nhất về giáo dục ở Nam định từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là sự tàn lụi của nền giáo dục Nho học và thay vào đó là nền giáo dục mới –Tây học. Giáo dục ở Nam định mới chỉ dừng lại ở một cấp độ thấp, chủ yếu là tiểu học và chỉ một số rất ít người được đi học, còn lại đại đa số nhân dân là mù chữ.

 

Tuy nhiên, chính nền giáo dục ấy đã sản sinh ra một tầng lớp trí thức Tây học yêu nước, chống đối lại sự cai trị của thực dân Pháp ở Nam Định.Lực lượng học sinh ở Nam Định không nhiều nhưng lại rất năng động, tài hoa, nhạy cảm, giàu lòng yêu nước, là ngòi nổ cho nhiều phong trào đấu tranh cách mạng ở trong những năm đầu thế kỷ XX.

Sau khi chiếm được thành Nam Định năm 1884 thực dân Pháp đã bắt đầu tính đến việc xây dựng một thành phố ở đây. Các công sở của người Pháp lần lượt mọc lên trên các phố phường như: Toà công sứ, Toà án Tây, Sở kho bạc ...., bên cạch đó là các nhà máy, xí nghiệp như: Nhà máy chai, nhà máy rượu, nhà máy sợi......Hệ thống chợ phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa rất phát triển trong đó có 4 chợ lớn: Chợ Rồng, chợ Vị Hoàng, chợ Của Trường...

Trước sự lớn mạnh và phát triển của thành phố, ngày 17-10-1921, Toàn quyền Đông Dương đã ra quyết định công nhận Nam Định được hưởng quy chế của một thành phố cấp II.

Thành phố Nam Định, không chỉ là một thành phố công thương nghiệp nổi tiếng đầu thế kỷ XX, mà còn trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa - tư tưởng lớn, một điểm tiếp xúc của luồng giao lưu văn hóa Đông - Tây. Các cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can đều đã tìm đến Nam Định, tuyên truyền và vận động sự ủng hộ của nhân dân Nam Định tham gia phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục.

Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên cũng phát triển cơ sở bắt đầu từ thành phố này. Chính thành phố Nam Định đã tạo ra các điều kiện về cơ sở vật chất - xã hội cần thiết cho phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân Nam Định đầu thế k ỷ XX. Hầu hết các cuộc đấu tranh lớn nhỏ của các giai tầng xã hội ở Nam Định đều nổ ra chủ yếu ở thành phố Nam Định

2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG Ở NAM ĐỊNH ĐẦU THẾ KỶ XX

Dưới tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa(1897-1914;1919-1929), xã hội Việt nam đã có những biến chuyển hết sức căn bản. Đầu thế kỉ XX, các trào lưu tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản ở phương Tây, sau đó là tư tưởng cách mạng vô sản từ nước Nga Xô Viết đã được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam.

Đó chính là những tiền đề quan trọng nhất cho bước phát triển nhảy vọt về chất của phog trào yêu nước việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhân dân Nam Định đã hăng hái hòa mình vào phong trào đấu tranh sôi nổi của các giai tầng xã hội trong nước, tiêu biểu là các phong trào:

- Phong trào Đông du và Đông Kinh nghĩa thục.

- Phong trào tẩy chay tư bản nước ngoài.

- Phong trào đòi tự do dân chủ những năm 1925-1926.

 Và đặc biệt nổi bật là phong trào đấu tranh của công nhân: Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mới trong hai cuộc khai thác thuộc địa, nhưng đời sống của nhân dân lao động vẫn hết sức cực khổ, đặc biệt là giai cấp công nhân. Các điều kiện sinh hoạt vật chất như: ăn ở, mặc, điều kiện lao động..... đều rất thấp kém. Công nhân không được hưởng bất cứ một chế độ bảo hiểm thân thể nào, thời gian làm việc thường bị kéo dài thành 10 đến 14 giờ một ngày, tiền lương thấp, mức lương không đủ duy trì một mức sống tối thiểu.

 

Ngoài đồng lương rẻ mạt, điều kiện lao động cực khổ, công nhân còn bị đày đọa về thể xác và tinh thần. Họ bị ngược đãi, đánh đập, sa thải, cúp lương và đối xử như nô lệ, chính cảnh sống cùng cực này đã thúc đảy công nhân hăng hái đấu tranh. Tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa cộng sản được tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (một tổ chức do Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1925) truyền bá, công nhân Nam Định đã vùng dậy đấu tranh.

 

Hoà chung với khí thế đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, công nhân Nam Định ngay từ thời kỳ đầu cũng đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của bọn thực dân Pháp. Nam định trở thành một điểm sáng trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cả nước, với nhiều cuộc đấu tranh tiêu biểu.

Ngay từ tháng 5-1909, ở Nam Định đã nổ ra cuộc bãi công đầu tiên của nữ công nhân Nhà máy chai. Từ ngày 27-2 đến 7-3-1924, hơn 100 công nhân ở Nhà máy tơ bãi công. Ngày 11-9-1924, toàn thể công nhân Nhà máy rượu Nam Định tiếp bước cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy rượu Hải Dương, Hà Nội chống lại sự đối xử thô bạo của chủ. Ngày 24-9-1924, 250 công nhân xưởng dệt đóng máy đồng loạt bãi công. Nổi bật nhất là cuộc đấu tranh ngày 30-4-1925 của 2.500 công nhân Nhà máy sợi Nam Định. Cuộc bãi công này đã thực sự gây một tiếng vang lớn. Ngày 30-8-1926, toàn thể công nhân xưởng sợi đã bãi công để phản đối các hành động đánh đập và đòi bồi thường cho chị Nguyễn Thị Vá bị đốc công đánh trọng thương.

Năm 1927, các chi hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập ở Nam Định. Đến năm 1928, Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lâm thời thành lập. Các hội viên của hội đã nhanh chóng tham gia các hoạt động đấu tranh của công nhân Nam Định. Mở đầu là cuộc đấu tranh của 24 nữ công nhân thuộc xưởng dệt Nhà máy sợi.

Tiêu biểu nhất phải kể đến cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy sợi Nam Định vào tháng 3-1929. Nguyên nhân dẫn đến cuộc bãi công này bắt đầu từ việc chủ nhà máy tăng thêm số máy, sa thải 1/3 số công nhân nhưng không giảm việc, toàn bộ khối lượng công việc đó trút lên đầu số công nhân còn lại. Vùa phải làm việc cật lực mà không được tăng thêm đồng lương nào, làn sóng bất bình đã bùng lên trong công nhân.

Cho đến sáng ngày 20-3-1929, toàn bộ công nhân xưởng A bãi công, tiếp đó công nhân xưởng B bãi công để hưởng ứng. Sau 10 ngày tranh đấu không khoan nhượng, ngày 29-3, bọn chủ nhà máy đã phải chấp nhận các yêu sách của công nhân.

Trong cuộc đấu tranh này, công nhân nhà máy Sợi đã biết đoàn kết từng bộ phận, từng kíp để tạo thành một lực lượng thống nhất, biết sử dụng các khẩu hiệu trong đấu tranh, liên tục đưa đơn một cách dồn dập để gây áp lực, buộc bọ chủ phải nhượng bộ. Nét mới trong cuộc đấu tranh này là lần đầu tiên công nhân đã tự bầu ra một bộ phận lãnh đạo để động viên và tổ chức công nhân đấu tranh.

Nhìn chung, các cuộc đấu tranh, mà điển hình là là cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy sợi, đã đánh dấu sự trưởng thành rõ rệt của đội ngũ công nhân Nam Định về trình độ tổ chức, phương pháp đấu tranh và trình độ giác ngộ giai cấp. Sự trưởng thành vượt bậc trong đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Nam Định nói riêng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản để thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân lên một tầm cao mới