"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:
"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...
1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí giải lí do nào khiến anh không nghĩ như vậy nữa?
2. "Trong cái lặng im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
a. Họ là những ai ? Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm của mình ?
b. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ chủ đề: Ở Sa Pa luôn có những con người miệt mài làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ).
3. Cuộc sống của "anh" trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" gợi em liên tưởng tới nhân vật nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn?

1
27 tháng 6 2018

1. Nghề này là nghề làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu mà anh đang làm. Lí do khiến anh không nghĩ vậy nữa vì anh thấy có sự gắn bó giữa công việc của mình với bao nhiêu anh em đồng chí dưới xuôi, đồng thời công việc cũng chính là một người bạn, làm cho anh không cảm thấy cô đơn.

2. a. Họ là những người ngày đêm thầm lặng cống hiến như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét... Tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình hàm ý đó không chỉ là một con người cụ thể mà đặt tên dựa trên nghề nghiệp và giới tính đẻ lấy họ làm đại diện cho những con người đang lặng thầm cống hiến nói chung.

Viết đoạn văn rõ chú thích nhé em.

3. Cuộc sống của anh thanh niên khiến em liên tưởng tới nhân vật Rô-bin-xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô) cũng từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn. 

Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn:"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là...
Đọc tiếp

Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn:

"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Còn người thì ai mà chả " thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy...
1. " Lặng lẽ Sa Pa " là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã sáng tác tác phẩm này trong hoàn cảnh nào? trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng có một truyện ngắn giàu chất trữ tình như thế. Đó là tác phẩm nào, của tác giả nào?


2. Đoạn trích trên sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ rõ những dấu hiệu giúp em nhận ra hình thức ngôn ngữ đó.
3. Lời tâm sự " Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? (...) Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất." Cho em biết anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn là người như thế nào?
0
Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có đoạn:“Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc bao anh em đồng chí...
Đọc tiếp

Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có đoạn:

“Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất[…] Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB GD, tr.185)

1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

2. Xét về mục đích nói, câu: “Không, không, đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu nào? Câu văn đó giúp em hiểu gì về nhân vật?

3. Những người nhân vật “cháu” cho là đáng vẽ hơn là những ai? Đọc tác phẩm, em thấy “cháu” và những người đó có vẻ đẹp chung nào?

4. Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp làm rõ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên, trong đó có sử dụng câu phủ định và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và lời dẫn trực tiếp).

2
18 tháng 11 2021

Giúp mìn nha >< 

18 tháng 11 2021

1.

 

- Lời tâm sự trên của anh thanh niên nói với ông họa sĩ.

- Hoàn cảnh: khi ông họa sĩ thắc mắc tại sao anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian.

2.

+ Anh thanh niên hiểu rằng công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người.

+ Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy: suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ, phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.

 

 

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Công việc gian khổ mà nhân vật anh thanh niên nhắc tới trong đoạn trích trên là công việc gì? Khi nói về công việc và cuộc sống của mình, anh thanh niên đã có những quan niệm rất đúng đắn. Theo em, đó là những quan niệm như thế nào?

Câu 2. Vì sao trong cùng một lời thoại, có lúc anh thanh niên xưng “cháu”, có lúc lại xưng “ta”?

Câu 3. Từ quan niệm về cách sống của anh thanh niên trong đoạn trích trên và thực tiễn nước ta trong thời gian qua với những nỗ lực không ngừng để phòng, chống dịch Covid-19, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong cuộc sống.

Các bạn giúp mình với mình yếu văn !

1
17 tháng 2 2021

Câu 1: 

Công việc của anh thanh niên  chính là “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” và nói rõ ra, công việc chính của anh chính là đưa ra những dự báo chính xác để phục vụ cho chiến đấu và sản xuất thông qua việc đo nắng, đo gió, đo chấn động địa cầu,...''

Anh cho rằng mình với công việc ''là một đôi'', việc của anh gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của anh gian nhưng chứ ''cất nó đi'', anh buồn đến chết mất.

=> Anh cho rằng công việc của mình rất quan trọng với mọi người

Câu 2:

Khi anh xưng ''cháu'' và ''ta'' cũng đều chỉ bản thân anh cả, nhưng ở đây anh muốn nhấn mạnh sự hoà hợp của mình với công việc nên đã xưng ''ta''

 

18 tháng 2 2021

mik cảm ơn nhiều!

 

25 tháng 1 2023

Gợi ý cách làm:

- Mở đoạn:

+ Giới thiệu truyện ngắn

Mẫu: Có lẽ, bởi những dòng cảm xúc hoài chán của nhà văn Ng Thành Long về lý tưởng được nhìn thấy một con người lao động chăm chỉ, siêng năng, cống hiến hết mình cho công việc mà truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" được ra đời.

Thân đoạn:

- Tình huống truyện:

+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh thanh niên, nhà họa sĩ và cô kỹ sư.

- Phân tích nhân vật anh thanh niên:

+ Là người cô độc nhất thế gian,

+ Hoàn cảnh sống: sống 1 mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2 600m.

+ Công việc: đo gió đo mưa (công tác khí tượng)

+ Lời kể về công việc: giọng điệu rất nhẹ nhàng với một công việc vô cùng cô đơn, mệt mỏi (tìm dẫn chứng cho sgk nhé)

+ Tính cách:

-> anh yêu nghề, có trách nhiệm với công việc.

-> biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống rất ngăn nắp.

-> có tinh thần cởi mở, tực học "yêu sách".

-> rất khiêm tốt "không, bác đừng mất công vẽ cháu .."

(Tìm dẫn chứng hết cho những tính nói trên nhé)

- Liên hệ cảm nhận đến vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước:

+ Tận tâm với nghề, khiêm tốn như anh thanh niên.

+ Không coi việc mình là nặng nhọc, coi đó là sự cống hiến và đóng góp cho xã hội, đất nước.

+ ....

- Dẫn chứng: giáo viên, bộ đội, công an,...

+ Tận tụy với việc bảo vệ đất nước, an ninh xã hội.

+ Chăm chỉ với việc dạy dỗ mầm non của đất nước.

+ ...

Kết đoạn:

- Bày tỏ tình cảm của em với vẻ đẹp ấy.

26 tháng 1 2023

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyễn Thành Long viết về vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên. Tác giả miêu tả anh thanh niên là một người làm việc chăm chỉ và trung thành với đất nước, điều đó là một điều đẹp và tôn trọng. Tác giả cũng miêu tả môi trường yên tĩnh và bình yên của Sa Pa trong truyện, điều này tạo ra một đối tượng so sánh với tính cách của nhân vật anh thanh niên, nhấn mạnh vẻ đẹp của hành động của họ trong môi trường yên tĩnh.

Tác giả còn viết về sự ưu tư của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước với cách họ tập trung vào việc làm, đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về sự quan trọng của việc làm và tư tưởng của con người trong cuộc sống. Tác giả sử dụng môi trường yên tĩnh của Sa Pa để tôn vinh sự trung thành và chăm chỉ của anh thanh niên, đặc biệt là việc anh ta lo nghĩ cho đất nước. Điều này cho thấy rằng, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự quan trọng của việc làm và tư tưởng của con người trong cuộc sống, và cảm nhận về vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn.