K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo: Trọng nhân nghĩa, khiến cho kẻ thù phải khâm phục, tạ lỗi.

23 tháng 3 2022

Trọng nhân nghĩa, khiến cho kẻ thù phải khâm phục, tạ lỗi.

5 tháng 12 2021

sora Đin ứng cứu con nhưng không kịp, chỉ cứu được cháu nội từ tay SangMy - em gái Sang Mô. Sora Đina thổi tù và, dân làng đến cứu, bắt được Sang Mô. Vì tri ân Sang My và không muốn để lại oán thù, Sori Đin tha chết cho Sang Mô. Dòng thác nơi xảy ra sự kiện này có tên là Tri Ân, đọc trại thành Trị An ngày nay.

 

23 tháng 3 2022

refer

:chàng trai Miệt Hạ,sơn nữ,vị già làng.

23 tháng 3 2022

refer:chàng trai Miệt Hạ,sơn nữ,vị già làng.

Tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong văn bản sự tích thác trị anđây là văn bản sự tích thác trị an để tham khảo:Ngày xưa, ở vùng Đồng Nai, có một bộ tộc du mục thuộc dân tộc Châu Mạ1, chuyên sốngbằng nghề nương rẫy và săn bắt thú rừng. Đứng đầu bộ tộc này là tù trưởng Sora Đin, tuyrâu tóc đã bạc phơ nhưng trông ông còn rất khoẻ mạnh.Sora Đina là con trai lớn của tù trưởng Sora Đin, được...
Đọc tiếp

Tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong văn bản sự tích thác trị an

đây là văn bản sự tích thác trị an để tham khảo:

Ngày xưa, ở vùng Đồng Nai, có một bộ tộc du mục thuộc dân tộc Châu Mạ1, chuyên sống
bằng nghề nương rẫy và săn bắt thú rừng. Đứng đầu bộ tộc này là tù trưởng Sora Đin, tuy
râu tóc đã bạc phơ nhưng trông ông còn rất khoẻ mạnh.
Sora Đina là con trai lớn của tù trưởng Sora Đin, được cha truyền nghề cung ná từ nhỏ
nên sớm trở thành tay thiện xạ2. Trong một ngày, Sora Đina có thể dễ dàng hạ hai con hổ.
Chàng còn có thể hạ được cả loài cá sấu hung dữ đã một thời gây khiếp sợ ở vùng giáp
sông Bé và sông Đồng Nai.
Lúc bấy giờ ở thượng nguồn sông Đồng Nai có
nàng Điểu Du là trưởng nữ của tù trưởng Điểu Lôi,
người Châu Ro3. Điểu Du say mê tập tành với chí
hướng nối nghiệp cha. Chính cô đã trừ được con
voi một ngà hung dữ ở vùng Đạt Bo. Tiếng thơm
bay xa. Tài thiện xạ của Sora Đina gây được sự cảm
mến trong lòng Điểu Du. Và Sora Đina cũng muốn
được gặp mặt người con gái nổi tiếng về tài phóng
lao ở miền thượng lưu con sông. [1]
Năm nọ, trời hạn hán, các con suối lớn
nhỏ đều khô cạn. Cả người lẫn thú đổ
xô ra sông tìm nước uống. Một hôm trời
chuyển động, mây đen chao đảo trên vòm
trời. Một chiếc xuồng độc mộc4 chở một
thiếu nữ tất tả xuôi mau vào bờ. Bỗng một
con cá sấu từ dưới nước nổi lên và đuổi
theo chiếc xuồng. Lập tức, hai mũi lao từ
tay Điểu Du phóng nhanh về phía con cá
sấu. Nó bị thương nên càng vẫy vùng lồng
lộn, há miệng định nuốt chửng cả chiếc
xuồng và người con gái. Trong cơn nguy
hiểm, may sao thuyền của Sora Đina vừa
kịp xuất hiện. Nhanh như chớp, chàng
bắn liền hai phát tên. Cá sấu trúng tên
chạy được một đoạn thì chìm nghỉm.

Sora Đina và Điểu Du quen nhau từ đó. Họ trở thành đôi bạn xuôi ngược dòng sông.
Dần dần, họ yêu nhau. Mối tình của hai người được Sora Đin và Điểu Lôi chấp thuận. Theo
phong tục hồi đó, trước ngày cưới, Sora Đina phải về ở rể bên đàng gái. Sora Đin cho con
trai mình chiếc tù và và căn dặn:
– Gặp trắc trở thì thổi tù và, sẽ có người đến giúp.
Sora Đina lên con ngựa trắng tiến về miền thượng lưu. Đi một đoạn đường, gặp con
suối cạn, Sora Đina phải dìu ngựa qua các gộp đá lởm chởm. Đột nhiên từ trên cây cổ thụ
có một con cọp xám phóng xuống ôm choàng
lấy Sora Đina.
Đó là một gã đàn ông đội lốt hổ. Nó vừa đánh
nhau với Sora Đina vừa hăm doạ:
– Thần hổ đây, tao sẽ giết mày vì mày có tội… [2]
Sora Đina nào phải tay vừa. “Thần hổ” bị đánh
ngã, bèn xông tới toan cướp ngựa. Con ngựa
trắng hí lanh lảnh chồm lên dữ dội, “thần hổ” bị ngựa đá, phóng nhanh vào rừng. Đi thêm
một đỗi ngắn, Sora Đina đã thấy Điểu Du ra đón chàng ở bìa rừng. Đàng xa, Điểu Lôi cũng
vừa tới.
Nhân lúc ngồi nghỉ, Sora Đina hỏi Điểu Du:
– Vùng này có hổ không em?
Điểu Du cười đáp:
– Thằng thầy mo1 Sang Mô đó. Nó bày trò hù doạ dân làng. Nó oán em lắm vì em
không ưng nó.
Thấy bóng Sang Mô loáng thoáng gần đây, Sora Đina lên tiếng:
– Mời anh Sang Mô đến uống rượu với chúng tôi.
Sang Mô đến, hắn trừng mắt nói với Sora Đina:
– Anh là kẻ xa lạ, đến đây để làm gì?
Một lát, hắn nhìn Sora Đina cười nham hiểm:
– Nghe nói anh nổi tiếng về tài thiện xạ. Vậy ta thách anh, nếu anh bắn trúng cái lá chót
trên cành cây ta đang cầm trên tay thì ta sẽ nhường Điểu Du cho anh.
Hắn bẻ một nhánh quýt rừng và giơ lên. Hắn vừa thách vừa lắc lắc bàn tay khiến nhánh
quýt run rẩy như gặp gió.
– Nào bắn đi!
Dừng một phút, Sora Đina quát lớn:
– Thần hổ coi đây!
Sang Mô giật mình, ngừng tay. Sora Đina bắn mũi tên xuyên qua chiếc lá chót. Mọi
người reo hò hoan hỉ.

Lễ cưới diễn ra trọng thể. Đâm trâu, mời rượu, múa hát,… Dân làng ca ngợi đôi trai gái
bằng tiếng hát và tiếng cồng chiêng1 vang dậy. Riêng Sang Mô tức tối, kiếm cách trả thù.
Năm sau, Điểu Du sinh được một bé trai. Ngày đứa bé ra đời, mưa tầm tã, Sang Mô
nhân đó tung tin: “Điểu Du sanh ra ma quỷ, rồi sẽ có nạn mất mùa đói kém!”. Do đồn
nhảm, Sang Mô bị Điểu Lôi gọi đến quở phạt. Hắn càng oán giận. Năm sau nữa, trong
một chuyến đi săn chung với Điểu Lôi, Sang Mô đã sát hại viên tù trưởng bằng một mũi
tên bắn lén sau lưng. Rồi hắn cùng với mười tên phản loạn khác kéo về suối Đạt Bo để
giết luôn vợ chồng Sora Đina. Canh hai đêm đó, ngôi nhà của vợ chồng Sora Đina bỗng
dưng bốc cháy. Sora Đina chỉ kịp hét lớn: “Có kẻ đốt nhà!”, rồi ẵm con cùng Điểu Du thoát
ra khỏi vùng lửa.
Cuộc xô xát diễn ra ác liệt. Mải lo che chở cho con, Sora Đina bị thất thế. Điểu Du sau
một lúc chống cự cũng bị Sang Mô bắt. Sora Đina xông tới cứu vợ, đứa con tuột khỏi tay
chàng văng xuống đất.
Bỗng một cái bóng mảnh mai lao nhanh đến và ôm lấy thằng bé chạy thoát vào rừng.
Người đó chính là Sang My, em gái Sang Mô. Sang Mô gào lên:
– Đuổi theo, trừ cho tiệt nòi! Cho dù là em gái
ta, cũng cứ bắn!
Tên bay vun vút. Sang Mô còn đốt cháy rừng
hòng ngăn cản em gái mình chạy thoát. [3]
Dù vậy, bóng con ngựa trắng của Sora Đina
chở Sang My trên lưng vẫn biến mất vào rừng. Tức
giận, Sang Mô nghiến răng trói chặt vợ chồng
Sora Đina quăng xuống một chiếc xuồng có chất
sẵn một thứ nhựa cây dễ cháy, rồi thả xuồng trôi
theo dòng nước chảy xiết. Sang Mô cho xuồng
chèo rượt theo và cứ nhắm vào xuồng của Sora
Đina buông những phát tên lửa. Đến một bậc
đá, xuồng bị cản lại. Sora Đina đã kịp tháo dây
trói và rút tù và ra thổi một hồi dài. [4]
Hàng trăm người ở miền hạ lưu nghe tiếng tù và liền đổ xô ra bờ sông, nhảy qua những
gộp đá, tiến tới chiếc xuồng đang bốc cháy ngùn ngụt. Mọi người ngậm ngùi trước cái
chết đau đớn của Sora Đina và Điểu Du. Vừa lúc ấy, con ngựa trắng chở Sang My và đứa
bé cũng chạy tới. Trên lưng Sang My có hai mũi tên cắm sâu. Nàng chỉ kịp trao đứa bé cho
ông già Sora Đin rồi ngã gục xuống ngựa. Sora Đin vuốt mắt Sang My.
– Ngàn đời tri ân nàng đã cứu cháu ta.
Còn con ngựa trắng thì ngóc đầu nhìn ra phía ngọn lửa đang bốc cháy. Không thấy
chủ, nó hí lên một tiếng dài buồn thảm rồi phóng mình xuống dòng thác xoáy.
Trong khi đó bà con đã bắt trói Sang Mô và mười tên phản loạn đem nộp cho Sora Đin.
Những tên nghe lời dụ dỗ mua chuộc của Sang Mô được Sora Đin xoá tội, còn Sang Mô
thì bị trói chặt vào chỗ nó gây ra tội ác. Tù trưởng Sora Đin giương ná và lắp một mũi tên ngắm vào Sang Mô. Mọi người hồi hộp chờ đợi.
Chợt Sora Đin hạ ná và hô to một tiếng “Pap”, rồi quẳng cái ná xuống dòng thác. Ông nói:
– Hận thù không nên nối tiếp bằng máu! Vì lòng tri ân đối với Sang My, ta tha chết cho
Sang Mô!
Sang Mô dập đầu lạy tạ Sora Đin rồi ôm xác Sang My bước xuống xuồng, nước mắt rơi
lã chã.

Từ đó, người trong vùng gọi thác này là thác Tri Ân, sau đọc trại thành Trị An.
                                                                               

0
13 tháng 3 2022

TK :

- Xưa ở vùng Đồng Nai có một bộ tộc du mục Châu Mạ sống bằng nghề săn bắt. Sora Đina là con trai tù trưởng Sodin là một tay thiện xạ. 

- Thượng nguồn Đồng Nai có nàng Điểu Du, con gái tù trưởng Điểu Lôi. Điểu Lôi là người Châu Ro, nổi tiếng về tài phóng lao.

- Đôi trai tài gái sắc Sora Đina và Điểu Du gặp nhau sau một lần diệt cá sấu và đem lòng yêu nhau. Họ tiến tới hôn nhân khi được hai bên gia tộc chấp nhận.  

- Vì không được Điểu Du chấp thuận, thầy mo Sang Mô ra sức phá hoại cuộc hôn nhân của hai người. Hắn đội lốt hổ quyết chiến với Sora Đina, thách đấu với chàng rồi thua cuộc, vu oan Điểu Du sinh ra ma quỷ, giết chết Điểu Lôi bằng cách đánh lén, giết hại vợ chồng Sora Đina và Điểu Du, tiêu diệt con trai của họ.

- Sora Đin ứng cứu con nhưng không kịp, chỉ cứu được cháu nội từ tay SangMy - em gái Sang Mô. Sora Đina thổi tù và, dân làng đến cứu, bắt được Sang Mô. Vì tri ân Sang My và không muốn để lại oán thù, Sori Đin tha chết cho Sang Mô. Dòng thác nơi xảy ra sự kiện này có tên là Tri Ân, đọc trại thành Trị An ngày nay.

16 tháng 9 2016

*Truyện An Dương Vương và Mĩ Châu:Khi Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó thì An Dương Vương mới tỉnh ngộ. Đây là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mị châu. Nhà vua tự tay chém chết cô con gái yêu dấu, cũng là tự xử một cách nghiêm khắc, quyết liệt đối với sai lầm của bản thân. Nhưng tất cả đểu đã quá muộn màng. Câu chuyện kết thúc thật bi thảm!

*Truyện Sự tích Hồ Gươm:Rùa Vàng há miệng đón lấy gươm thần và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, người ta vẩn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Đấy là ánh sáng của hào quang chiến thắng vẻ vang, ánh sáng của quyết tâm giết giặc bảo vệ tổ quốc. Những hình ảnh thần kì trên đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bao người. Chi tiết này có ý nghĩa lớn lao: Khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.

28 tháng 9 2016

Đây là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh,cho nguyện vọng,cho công lí của nhân dân

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

Mình đang cần gấp trong ngày hôm nay, ai nhanh mình k cho nha

11
29 tháng 8 2020

Không chép mạng nha

29 tháng 8 2020

1.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3-1-1766 mất năm 1820. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...

 Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:

+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.

2.Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều hiện nay là xác định tính sáng tạo của Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhưng lại trở thành một kiệt tác nghệ thuật vô song.

Con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của ông gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.

Truyện Kiều của Nguyễn Du bảo tồn được phần lớn tinh hoa của nguyên bản tiểu thuyết Trung Quốc tuy có tăng giảm về nội dung và nghệ thuật của nguyên tác, song phần nhiều vẫn bảo tồn được, vì vậy có cống hiến cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đáng được khẳng định. Truyện Kiều của Trung Quốc bị mai một, thậm chí bị đánh giá thấp trong thời gian dài. Hiện tượng kỳ lạ đó chứng tỏ chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức đầy đủ về kho báu văn học nghệ thuật phong phú mà tổ tiên để lại cho chúng ta; công tác nghiên cứu văn học cổ đại về cơ bản vẫn dừng ở một số ít tác giả và tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn mà chưa hứng thú bao nhiêu với tác giả và tác phẩm loại hai. Việc nghiên cứu cô lập đó không thể thích hợp với tình hình phát triển của học thuật hiện nay. Vì vậy, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu tiểu thuyết quý giá cuối đời Minh đầu đời Thanh có tác dụng gợi mở quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn bộ văn học cổ điển của nước ta. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cần được đánh giá lại ảnh, hưởng quan trọng của nó trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học thế giới cần được thừa nhận và đánh giá công bằng. Mệnh đề “tiểu thuyết tài tử giai nhân” không thể khái quát một cách khoa học tất cả tiểu thuyết bạch thoại của các văn nhân mà tuyến cốt truyện là tình yêu và hôn nhân. Cần phân tích so sánh nhiều tác phẩm với nhau, nhận thức lại bộ mặt vốn có của số tiểu thuyết này, bổ sung những đoạn còn yếu trong lịch sử tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt? Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể - điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi. Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát - thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người, thân thuộc, giản dị.Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ. Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát. Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả.Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .

3. Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều được ra đời cách đây rất lâu nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến con người ta vô tình quên đi những giá trị tinh hoa của các tác phẩm văn học, thơ ca thì "Truyện Kiều" vẫn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới.

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:

+ Phát huy giá trị của "Truyện Kiều" ra khắp các nước trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiêng khác nhau.

+ Tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại.

+ Gìn giữ nó, tuyệt đối không để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi bụi thời gian.

4.

 Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kỉ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), khẳng định công lao của ông cho đất nước và nhân loại, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước.

- Cuộc thi làm chúng ta nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam

- Việc tổ chức cuộc thi có thể làm cho chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về Nguyễn Du và những tác phẩm nổi tiếng của ông, sau đó có thể học hỏi và chỉ dạy cho những người khác về kĩ thuật làm thơ của ông, và nó có thể đem lại ấn tượng mạnh cho những thế hệ đời sau về và hình tượng cao cả của ông.

26 tháng 12 2018

- Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
==> Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

26 tháng 12 2018

Sơn Tinh tượng trưng cho con người;Thủy Tinh tượng trưng cho hiện tượng bão,lũ lụt

Ý nghĩa của cuộc chiến:con người luôn thắng mưa bão,lũ lụt