K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2023

- Chiếc xe Lếch - xớt đại diện cho sự hiện đại và toàn cầu hóa.

- Cây ô liu đại diện cho bản sắc và truyền thống.

→ Nếu sự toàn cầu hóa ngày càng phát triển (cái chung) thì bản sắc (cái riêng) sẽ bị giảm bớt đi. Tuy nhiên, hai điều này không nhất thiết phải xung đột và triệt tiêu nhau mà vẫn có thể tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

5 tháng 3 2023

- Thái độ của tác giả vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá: Cho rằng không nhất thiết phải có sự xung đột lẫn nhau, cần bảo vệ và xây dựng lẫn nhau.

- Một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy: Tuy nhiên, chiếc xe Lệch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. 

- Hai hình ảnh này tạo nên sự xung đột giữa sự hiện đại và truyền thống vốn có, vấn đề được đặt ra làm sao để cân bằng với nhau, đây cũng chính là vấn đề tương tự cho việc làm sao để hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc không còn mâu thuẫn, triệt tiêu nhau. 

29 tháng 8 2023

- Chiếc xe Lếch - xớt tượng trưng cho những gì hiện đại, tượng trung cho sự phát triển và toàn cầu hóa.

- Cây ô liu tượng trưng cho sự truyền thống, cho bản sắc văn hóa.

5 tháng 3 2023

- Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống.

- Hai hình ảnh này tạo nên sự xung đột giữa sự hiện đại và truyền thống vốn có, vấn đề được đặt ra làm sao để cân bằng với nhau, đây cũng chính là vấn đề tương tự cho việc làm sao để hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc không còn mâu thuẫn, triệt tiêu nhau.

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

14 tháng 7 2017

Mối quan hệ giữa động với tĩnh, hình và âm:

   + Đây là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau

   + Tiếng rơi của hoa quế ta thấy được cái tĩnh của màn đêm, tâm hồn thi nhân

   + Qua hình ảnh trăng lên, tiếng kêu thảng thốt giật mình của con chim cái tĩnh hiện ra

- Sự tĩnh lặng của màn đêm, sự tĩnh lặng của lòng người có thể cảm nhận được những chuyển động khẽ khàng nhất trong cuộc sống.

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau: - Xác định chủ đề của đoạn văn. - Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn - Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây Lô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau: 

- Xác định chủ đề của đoạn văn. 

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn 

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây Lô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hoả đang áp đặt

vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,... tất cả là chung và tất cả những cải chung đang ngày một nhiều thêm lên, Cải chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt. (Nguyễn Sĩ Dũng) 

b) Cuối cùng, “Thu vịnh” đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng:

“Nhân hủng cũng vừa toan cắt bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.” 

Nỗi niềm vu ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giác “thẹn với ông Đào” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến, Nó không chỉ im riêng vào bài thơ này, mà còn độ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyển: một thi nhân tạo nhã – một nho gia khi tiết. (Chu Văn Sơn)

c) Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a. Chủ đề: mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại, cái chung và cái riêng

- Tính liên kết

+ Các từ liên kết:

Phép thế: đó là

Phép nối: Tuy nhiên, Ngược lại,....

- Tính mạch lạc

+ Các câu trong văn bản cùng nói vè một chủ đề: mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại, cái chung và cái riêng

b. Chủ đề: Nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua hai câu thơ kết bài “Thu vịnh”

- Tính liên kết

Phép thế: nó

- Tính mạch lạc

+ Các câu của đoạn văn nói về cùng một chủ đề: nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua 2 câu thơ kết

+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý

c. Chủ đề: Cách cư xử thô lỗ của con người

- Tính liên kết

+ Phép nối: bởi vì, đôi khi, nhưng

+ Phép thế: Đó là, Làm như vậy, Nó

- Tính mạch lạc

+ Các câu của đoạn văn nói về cùng một chủ đề: cách hành xử thô lỗ của con người

+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý: nguyên nhân xư xử thô lỗ => biểu hiện của sự thô lỗ => hậu quả của việc cư xử thô lỗ