K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2019

Đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn trích Vợ nhặt:

- Sử dụng ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, cười tít, đằng ấy…

- Miêu tả cử chỉ điệu bộ (kèm lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…

- Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy…

- Từ tình thái: có khối… đấy, sợ gì…

Các nhân vật luân phiên lượt lời đối thoại.

16 tháng 9 2016

1. Trích trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận

2. Phép tu từ nhân hóa, so sánh

3. phép tu từ so sánh -> mặt trời xuống biển như hòn lửa-> cách miêu tả chân thực, sinh động, hình ảnh đẹp đẽ của hoàng hôn trên biển -> mặt trời chói rọi đầy sức sống

   phép tu từ nhân hóa -> sóng cài then, đêm sập cửa -> những cơn sóng xô ào ạt vào bờ biển, màn đêm bắt đầu buông xuống sau ngày dài làm việc vất vả con người cũng được nghỉ ngơi -> mặt trời xuống biển khép lại 1 ngày, sóng cài then, đêm sập cửa.

4 tháng 10 2016

So sánh

Đoàn thuyền đánh cá _ Huy Cận

THẦN TRỤ TRỜIThuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần...
Đọc tiếp

THẦN TRỤ TRỜI

Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Khi trời đã cao và đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn) vùng Hải Dương. Người ta cũng gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng, bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất.

Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển,…

Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:

Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng câu
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trời…

(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam, tập I:

Vãn học dân gian, phần I, NXB Giáo dục, 1976, tr.41 — 42)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2: Nhân vật thần Trụ Trời có những đặc điểm gì đáng chú ý?

Câu 3: Vũ trụ sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần trụ trời?

Câu 4:Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật phóng đại trong truyện .

0
Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

3 tháng 2 2017

Chọn đáp án: A

20 tháng 1 2017

Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh:

- Hình ảnh lầu Hoàng Hạc (thắng cảnh, biểu tượng sự chia li)- thành Châu Dương (nơi bạn nhà thơ sắp tới, phồn hoa)- dòng Trường Giang mênh mông, hun hút

   + Lí Bạch tiễn bạn tới chốn phồn hoa vẫn không giấu nổi nỗi buồn

   + Lầu Hoàng Hạc càng gợi khoảng cách xa cách nghìn trùng giữa bản thân với bạn còn buồn hơn

- Mối quan hệ thời gian: Tháng ba- mùa hoa khói

   + Lúc đó dòng Trường Giang nhộn nhịp khói mùa xuân

   + Hoa khói tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu- nơi Mạnh Hao Nhiên sắp tới

   + Cảnh vào lúc ấy tuy gợi một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không lấn được nỗi buồn chia ly

- Mối quan hệ giữa hai con người: cố nhân, sự gắn bó thân thiết, thấu hiểu giữa những người bạn với nhau

→ Khi giải mã được những mối quan hệ này, chúng ta cảm nhận rõ và sâu sắc tình cảm sâu sắc, tế nhị của nhà thơ

4. Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về...
Đọc tiếp

4. Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)

 

1
7 tháng 5 2023

- Đoạn trích a, hình ảnh dùng để so sánh là '' người đi câu ngồi trên mỏm đá.. đành đạch'' được đưa lên đăng trước hình ảnh được so sánh'' Các bạn đồng hành của tôi...''. 

- Đoạn b,c thì vẫn dùng cấu trúc thông thường: Sự vật được so sánh ở đằng trước, kèm từ so sánh là ''như'', sau đó đến sự vật dùng để so sánh

Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về...
Đọc tiếp

Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

a.

- Câu sử dụng biện pháp so sánh: “Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy”.

- Từ ngữ so sánh “như vậy” được đặt xuống cuối câu. So sánh cách những người bạn đồng hành của Ô-đi-xê bị quái thú lôi vào hang cũng giống như cách những con cá bị giật từ nước lên trên bờ

b.

- Từ so sánh “như” được đặt giữa hai vế (vế so sánh và vế được so sánh).

- Mục đích mô tả độ rộng về kích thước nhà và sàn hiên của ngôi nhà dài người Ể-đê.

c.

- Vế được so sánh xuất hiện nhiều hơn vế so sánh.

- Từ ngữ so sánh “như” xuất hiện ba lần nhằm nhấn mạnh kết quả mà Đăm Săn nhận được khi chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây