K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2018

Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm riêng.

Theo cách ngắt nhịp thứ nhất

(Mảnh sân / trăng lúa chất đầy),câu thơ được hiểu: trên sân, cả lúa, cả trăng đều chất đầy, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng.

Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng / lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó lúa chất đầy. Tuy nhiên cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên.

Do đó cách ngắt nhịp thứ nhất vẫn hợp lí hơn.

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 3 2018

cám ơn bạn nhưng mình đang tìm cách viết khác , bạn chép ở đâu đúng không , mình cũng có bài đó ở đây.

3 tháng 6 2021
Sorry nhá, ấn lộn, ko cần trả lời đâu
TIẾNG HÁT MÙA GẶT (Nguyễn Duy) Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng  Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng Dễ rơi là hạt đầu bông Công một nén, của một đồng là đây Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Rơm vò từng búi rối tinh Thân...
Đọc tiếp
TIẾNG HÁT MÙA GẶT (Nguyễn Duy) Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng  Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng Dễ rơi là hạt đầu bông Công một nén, của một đồng là đây Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Rơm vò từng búi rối tinh Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi Nắng non mầm mục mất thôi Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn Nắng già hạt gạo thêm ngon Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho Cám ơn cơn gió vô tư Quạt đi vù vù rác rưởi vương rơi Hạt nào lép cứ bay thôi Gió lên cho lúa sáng ngời mặt gương! Trong bài thơ có xuất hiện một câu tục ngữ. Hãy ghi ra câu đó
2
10 tháng 8 2021

Câu tục ngữ trong bài thơ "Tiếng hát mùa gặt" là: Gió nâng tiếng hát chói chang

                                                                              Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

HT nha ^^

10 tháng 8 2021

Câu tục ngữ: Gió nâng tiếng hát chói chang

               Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

7 tháng 6 2019

Xác định tư láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc loại từ láy nào :

                    Gió nâng tiếng hát chói chang  

           Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

                   Tay nhè nhẹ chút,người ơi

           TRông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

                  Mảnh sân trăng lúa chất đầy

          Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

                 Nắng già hạt gạo thơm ngon

         Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho  

                    Gió nâng tiếng hát chói chang  

           Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

                   Tay nhè nhẹ chút,người ơi

           TRông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

                  Mảnh sân trăng lúa chất đầy

          Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

                 Nắng già hạt gạo thơm ngon

         Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho 

Tất cả các từ láy trên đều là láy bộ phận

15 tháng 6 2021

Trả lời :

Đoạn thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.

Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng.

~HT~

15 tháng 6 2021

 Từ cách diễn đạt trong đoạn thơ trên, em hiểu được nhà thơ muốn nói với chúng ta rằng một cá thể không bao giờ tạo và gây dựng thế giới tươi đẹp cũng như một ngôi sao nhỏ bé không tạo một ánh sáng giữa trời đêm và một cây lúa chín vàng không tài nào tạo nên một cánh đồng lúa vàng óng ả đến như thế. Vì vậy, tác giả muốn nói với chúng ta là một người hay một cá thể nào đó cũng không bằng sự đoàn kết của nhiều người hay nhiều các thể. Từ đó khuyên chúng ta nên biết yêu thương, đumg bọc và đoàn kết với nhau tạo nên những điều tốt đẹp.

Nhận xét bài văn sau:;;Đẹp vô cùng những đêm trăng trên đồng quê. Trăng đẹp lắm! Nhưng em thích nhất là những đêm trăng rằm.Khi màn đêm vừa buông xuống thì trăng đã nho lên khỏi ngọn tre. Mặt trăng tròn và to như cái đĩa vàng dịu pha sắc bàng bạc. Trăng như muốn mời mọi người hãy mang ghế ra sân mà ngồi ngắm trăng, mà quây quần trò chuyện. Trăng trải vàng tren khắp các khu vườn làm cho...
Đọc tiếp

Nhận xét bài văn sau:;;

Đẹp vô cùng những đêm trăng trên đồng quê. Trăng đẹp lắm! Nhưng em thích nhất là những đêm trăng rằm.

Khi màn đêm vừa buông xuống thì trăng đã nho lên khỏi ngọn tre. Mặt trăng tròn và to như cái đĩa vàng dịu pha sắc bàng bạc. Trăng như muốn mời mọi người hãy mang ghế ra sân mà ngồi ngắm trăng, mà quây quần trò chuyện. Trăng trải vàng tren khắp các khu vườn làm cho lá chuối, lá cau sóng sánh, nhaaex nhại. Lá mít, lá xoài đung đưa ngàn vẩy vàng, vẩy bạc. Dưới ánh trăng sáng, lũ côn trùng từ trong các hang hốc chui ra hát những dàn đồng ca râm ra, rả rích. Đôi bồ câu gật gù bên ô cửa sổ. Con chó nhà em ngước nhìn trăng ngơ ngác sủa mấy tiêng" gâu gâu..." rồi lại vẫy đuôi tỏ vẻ vui mừng.

Trăng từ từ lên cao, soi mình xuống mặt hồ, mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Xa xa, cánh đồng lúa quê em cũng ngập tràn ánh trăng trông như 1 biển vàng. Trong sân đình rộng thênh thang của làng em, những trò chơi của thiếu nhi diễn ra rất sôi nổi. Chỗ này chơi trò" Rồng rắn lên mây", chõ kia chơi" bịt mắt bắt dê..."Tiếng nói, tiếng cười vang lên rộn rã.

Ánh trăng là sự hòa quyện tuyệt vời giữa con người với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá. Càng ngắm trăng, em càng yêu làng xóm quê hương em.

2
3 tháng 4 2018

nó rất chán

3 tháng 4 2018

Sai chính tả: nhô chứ ko phải nho, chỗ chứ ko phải chõ.Còn đâu bn viết cũng hay rùi.

Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm...
Đọc tiếp

Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.

a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm trăng sáng. Nhưng gần gũi, thân thiết với em vẫn là con đường từ nhà đến trường – con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.

1
4 tháng 10 2019

- Đoạn a theo cách mở bài trực tiếp.

Cách viết: Kể ngay đến đối tượng đang được miêu tả.

- Đoạn b theo cách mở bài gián tiếp.

Cách viết: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hay đối tượng định tả.

Vẻ đẹp quen thuộc, giản dị của cánh đòng lúa chín. Thể hiện sự đáng quý của lúa gạo trong đời sống.

~~##Học tốt##~~

k cho mk nha !!!

13 tháng 4 2020

Cảm ơn

11 tháng 11 2017

Mỗi lần về quê, cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm đồng vào buổi sáng. Cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát, trải đầy những ánh nắng vàng của mặt trời. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió, những cánh lúa lấp lánh những ánh vàng. Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời, khó diễn tả. Chỉ biết nó đem lại cho tôi một cảm giác rất sáng khoái. Xa xa, những đàn cò kêu eng éc, bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mai không thể nào quên.

NHỚ K NKA

11 tháng 11 2017

uê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.