Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp nghệ thuật : so sánh
Dấu gạch ngang để thay thế cho từ '' như ''
Ok nha bạn
a) Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ"Cây dừa" của Trần Đăng Khoa. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Mở đầu đoạn thơ cây dừa được miêu tả như một người bạn phóng khoáng, thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la:"Cây dừa dang tỏa nhiều tàu/Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng". Với cách sử dụng phép nhân hóa khéo léo, ông đã miêu tả cây dừa như một con người với những động tác "dang tay", "gật đầu". Bên cạnh đó, cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn:"Thân dừa bạc phếch tháng năm/Qủa dừa- đàn lợn con nằm trên cao." . Với từ “bạch phếch”, một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa giãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống. Tuy thân dừa đã “bạc phếch” nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như “đàn lợn con”. Quả dừa được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị. Hai câu thơ cuối cùng cho ta thấy: về đêm, cây dừa trong bài thơ mang vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Sao cũng là hoa, hoa lại thành sao lẫn vào nhau lấp lánh. Còn ban ngày, cùng với những ánh mây xanh bồng bềnh, cây dừa lại hiện lên như một cô giá đang thướt tha dịu dàng chải tóc. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong đoạn thơ trên, đó là một trong số những thành công lớn của ông.
b) Bài làm:
Tôi sinh ra và lớn lên từ phố biển, nơi có những hàng dừa cao xanh lẳng lơ giữa bầu trời. Quan sát cây dừa, tôi thấy cây dừa cao chót vót, thân dựng thẳng đứng lên, sần sùi như trải qua những hiện tượng do thời tiết gây ra. Hơn thế, lá cây dừa dài, sọc như những chiếc lược mà mẹ thường chải tóc cho tôi. Ôi! Giống thật đấy!. Ở cây dừa, tôi thích nhất là quả của nó. Qủa dừa to, tròn và cứng, treo tít mãi trên cao mà tôi không thể nào hái được, bởi tôi chỉ là một đứa trẻ thơ.Hình ảnh những rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người dân chúng ta nói chung. cây dừa trở thành hiện thân của con người Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…
Động từ : a.mơ,làm,bay,nhìn,biết bao b.toả,dang,đón,gật.
Trong các câu sau, câu nào có từ " QUẢ "được hiểu theo nghĩa gốc ?
A. Trăng tròn như quả bóng
B. Qủa dừa đàn lợn con nằm trên cao
C. Qủa đồi xanh mướt ngô khoai
D. Quả đất là ngôi nhà của chúng ta