Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự hiểu biết của em về Lê Lợi, Lê Lai và Nguyễn Trãi là:
+ Lê Lợi: Lê Lợi sinh ra trong một gia đình giàu có, có hàng nghìn tôi tớ ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Thời bấy giờ có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt nổ ra chống lại quân Minh nhưng đều thất bại. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với lực lượng ban đầu chỉ khoảng vài nghìn người. Thời gian đầu ông hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa, quân Minh đã huy động lực lượng tới hàng vạn quân để đàn áp, nhưng bằng cách hoặc trốn tránh hoặc sử dụng chiến thuật phục kích hoặc hòa hoãn, nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh dần lên. 5 năm sau (1424), Lê Lợi quyết định đánh vào Nghệ An, Thuận Hóa, liên tục thắng trận rồi trở ra giải phóng Thanh Hóa. Tới năm 1426, quân Lam Sơn đã làm chủ từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, quân Minh chỉ còn co cụm trong các thành Nghệ An, Thuận Hóa và Thanh Hóa.
+ Lê Lai: Lê Lai sinh ra ở thôn Dựng Tú, xã Đức Giang huyện Lương Giang (nay là Thôn Thành Sơn (Làng Tép), xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), cha tên là Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng, con lớn tên Lê Lạn, con thứ là Lê Lai. Lê Lai được sử gia Lê Quý Đôn miêu tả trong sách Đại Việt thông sử là có tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho Lê Lợi rất chu đáo.
+ Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội) là con của Nguyễn Phi Khanh , tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại tư đồ Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán. Dưới thời nhà Trần, cha ông là Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy hai người con gái, con trưởng tên là Thái, con thứ tên Thai. Nguyễn Phi Khanh dạy Thái, nhân gần gũi, đã làm thơ quốc ngữ khêu gợi Thái, có quan hệ nam nữ với Thái, Hán Anh cũng làm thơ quốc ngữ bắt chước Phi Khanh. Rốt cuộc Thái có thai, Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh bỏ trốn, đến ngày Thái đẻ, Trần Nguyên Đán mới hỏi Nguyễn Phi Khanh ở đâu, người nhà bảo Nguyễn Phi Khanh đã trốn đi. Trần Nguyên Đán cho gọi hai người về gả con gái cho Nguyễn Phi Khanh, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng''. Theo nghiên cứu sử gia hiện đại Trần Huy Liệu, Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau 5 người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng. Mẹ ông mất sớm, bố ông ở rể ở nhà ngoại, anh em Nguyễn Trãi ở nhà ông ngoại là Trần Nguyên Đán, đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con.
Tham khảo
Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử Quang Trung – Nguyễn Huệ.
=> Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm
câu 2 : Liệt kê những công lao của ông đối với đất nước?
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Em tham khảo:
Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là vị vua có tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt
tham khảo :
Những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:
- Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.
- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.
- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Năm 1789: Nguyễn Huệ, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.
- Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời.
tham khảo
- Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.
- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.
- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Năm 1789: Nguyễn Huệ, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.
- Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời.
Nguyễn Huệ (1752) là em của Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc. Hồi nhỏ ông được gọi là Chú Thơm .Ông là em thứ 2 trong nhà .Trong 3 anh em Nguyễn Nhạc ,Nguyễn Huệ và Nghuyễn Lữ thì ông là người có đặc điểm nổi trội nhất .Dưới quyền Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc ,ông được phong làm Long Nhương tướng quân khi mới 26 tuổi .Ông là 1tay thiên chiến,đánh đâu thắng đấy ,Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột trong vương triều Tây Sơn.
MK chỉ bít có thế thôi .Tick nha!!!!!
đêm 30 tết (25/1/1789) quân ta vượt sông GIÁN KHẨU tiêu diệt đồn điền tiêu
đêm 3 tết (28/1/1789) quân ta đánh đồn HÀ HỒI
sáng mùng 5 tết (30/1/1789) quân ta đánh đồn NGỌC HỒI, quân Thanh đánh ko nổi, bỏ chạy tán loạn
cùng lúc đó quân của Đô Đốc Long đánh đồn Đống Đa
tướng SẦM NGHI ĐỐNG khiếp sợ thắt cổ tự tử, TÔN SĨ NGHỊ cùng 1 số võ quan vượt sông NHỊ vào GIA LÂM trốn về nước
Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới...
Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.
Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá.
Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương "mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Lê Lợi làm vua được 5 năm thì mất (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1428, lên ngôi vua, năm sau (niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Lê Lợi đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Nhưng, nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu sau khi đất nước được giải phóng là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn:
Đất hiểm trở từ nay không còn,
Núi sông đã vào chung một bản đồ.
Đề thơ khắc vào núi đá
Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta.
Sau bài thơ trên, Lê Lợi còn viết bài thơ thứ hai khắc vào vách núi Hào Tráng bên Chợ Bờ, Hòa Bình.
Lê Lợi trong 5 năm làm vua, có những công lao to lớn. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp. "
Tham khảo:
Câu 1:
Diễn biến:
- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.
Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Câu 2:
* Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.
=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.
Câu 3:
Nhận xét phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:
Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.
- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.
- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.
THAM KHẢO:
Câu 1:
Diễn biến:
- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.
Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Câu 2:
* Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.
=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.
Câu 3:
Nhận xét phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:
Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.
- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.
- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.
Tham khảo:
Câu 1:
Diễn biến:
- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.
Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Câu 2:
* Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.
=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.
Câu 3:
Nhận xét phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:
Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.
- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.
- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.
Tham khảo nha em:
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
Lê Lợi giúp ích đánh giặc và đánh đuổi giặc minh có Lê Lợi trong truyện sự tích hồ gươm