K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2023

Tiềm năng: Từ sau thế chiến thứ 2 đến nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại có nhiều tiềm năng phát triển. Những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,... Sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn đối với sự phát triển của thế giới.

Thách thức: Tư bản chủ nghĩa hiện đại vẫn còn đấu mặt với nhiều thách thức như: Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,..

2 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tiềm năng:

+ Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển,....

+ Chủ nghĩa tư bản đã có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước tư bản phát triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

- Thách thức: Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:

+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu. Ví dụ như: khủng hoảng năng lượng; tình trạng biến đổi khí hậu,…

+ Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Ví dụ như: khủng bố, phân biệt chủng tộc,…

+ Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

2 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

+ Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.

+ Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.

+ Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.

- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

+ Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.

+ Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.

+ Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

* Tiềm năng: Chủ nghĩa tư bản có sức sản  xuất phát triển cao dựa trên thành tựu khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường cạnh tranh.

* Ví dụ:

- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.

- Phát triển lực lượng sản xuất.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí (thời kỳ của C.Mác va V.I.Lênin) và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới: thời đại của kinh tế tri thức.

- Thực hiện xã hội hóa sản xuất

Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát trển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ,... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

-    Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nền nếp, thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.

18 tháng 10 2023

Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự phát triển không đồng đều, bất bình đẳng, thất nghiệp, biến đổi khí hậu, và nhiều vấn đề khác. Để giải quyết những thách thức này, chủ nghĩa tư bản đã thực hiện một số biện pháp như sau:
- Tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế mới để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo ra việc làm mới.
- Thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và sản xuất để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để tăng cường thị trường và tăng cường cạnh tranh.
- Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường để giảm thiểu tác động của chủ nghĩa tư bản đến môi trường.
- Tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ công nhân và tăng cường sức cạnh tranh của lao động.
- Tăng cường quản lý tài chính và tài sản để giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự ổn định của nền kinh tế.
-> Các biện pháp này vẫn chưa đủ để giải quyết hết các thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Các nhà lãnh đạo và nhà quản lý kinh tế cần phải tìm ra các giải pháp mới và hiệu quả hơn để đối phó với những thách thức này.

18 tháng 10 2023

Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phân hóa giàu - nghèo trở nên không thể khắc phục

 

18 tháng 10 2023

Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói riêng luôn tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, nhưng bản chất của chúng vẫn không thay đổi. Bởi vậy, trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải đề cao cảnh giác, chủ động chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình", ra sức phát huy nội lực và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

18 tháng 10 2023

Cảm ơn nhiều ạ

1 tháng 10 2023

Chủ nghĩa tư bản có những tiềm năng và hạn chế như sau:

Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản:

Khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Chủ nghĩa tư bản tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh, khuyến khích sự sáng tạo và đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Tăng trưởng và sự giàu có: Chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ hội để tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự giàu có cho các cá nhân và xã hội.

Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Chủ nghĩa tư bản khuyến khích sự đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Hạn chế của chủ nghĩa tư bản:

Ung thư xã hội: Chủ nghĩa tư bản có thể tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo, tăng cường sự bất công và gây ra các vấn đề xã hội như thất nghiệp, bất bình đẳng và nghèo đói.

Tập trung quyền lực: Chủ nghĩa tư bản có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực vào tay một số ít người giàu có, gây ra sự thiếu cân bằng và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác.

Môi trường và tài nguyên: Chủ nghĩa tư bản có thể đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên và gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, gây ra biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.

Tóm lại, chủ nghĩa tư bản có những tiềm năng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra sự giàu có, nhưng cũng có những hạn chế như sự chênh lệch giàu nghèo, tập trung quyền lực và tác động tiêu cực đến môi trường.