K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2017

Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống

\(\Rightarrow\) Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Trong các thói quen sống khoa học đẻ bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ,em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

\(\Rightarrow\) Em đã có thói quen: Tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn quá chua , không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi , khẩu phần ăn uống hợp lý

Chưa có thói quen: Uống nhiều nước

Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận và cho biết chúng ta có thể sống được ko nếu ko có thận .

\(\Rightarrow\) Bạn vào link này nhé , đã có người trả lời câu hỏi này rồi !

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/192656.html


28 tháng 2 2017

Quá trình tạo thành nước tiểu:

- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30-40 A°) trên vách mao mạch và nang cầu thận,các tế bào máu và các phân tử protein có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là taọ nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quả trình : Quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết; quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác. Kết quả tạo nên nước tiểu chính thức.
==> Nước tiểu chính thức lọc được đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn tiểu đổ dồn xuống bóng đái, theo ống đái ra ngoài.

25 tháng 2 2017

Caau1 :

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
=>
chúng ta không thể sống được ko nếu ko có thận

25 tháng 2 2017

Các thói quen sống khoa học Cơ sở khoa học

1 Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu => Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh.

2 Khẩu phần ăn uống hợp lí:

- Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

- Uống đủ nước.

- Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi

=> - Hạn chế tác hại của các chất.

- Tạo điều kiộn thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục. 3

3. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay. Không nên nhịn lâu.

=> - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục. - Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái

ý thứ 2 là tùy thuộc vào bn

25 tháng 2 2017

- Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thân:

Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lổ lọc trên vách mau mạch và nan cầu thận, các tế bào máu và các phân tử protein có kích thước lớn nên không qua lổ lọc . Kết quả tạo nên nước tiểu đầu trong nan cầu thận.

Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: Quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết; Qúa trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác . Kết quả tạo nên nước tiểu chính thức.

Nước tiểu chính thức lọc được đổ vào bể thận rồi theo ống nước tiểu dẫn xuống bóng đái, theo ống đái ra ngoài.

- Chúng ta không thể sống được nếu không có thận.

- Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:

+Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm các chất độc hại.

+ Giữ gìn về sinh cơ thể cũng như hệ bào tiết nước tiểu.

+ Khi buồn đi tiểu thì đi ngay, không nên nhịn lâu.

+ Uống đủ nước.

+ Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.( Bạn tham khảo rồi tự tìm ra những thói quen mà bạn đã có hoặc không nha!)

- Bài tiết đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống , giúp cơ thể chúng ta thải các chất cặn bã và các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể không bị nhiễm độc và các cơ quan không bị tổn thương, tạo ra sự cân bằng trong các thành phần của máu, duy trì khả năng hoạt động bình thường của cơ thể.

25 tháng 2 2017

-Trong các thói quen sống khoa học đẻ bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ,em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

=> Các thói quen:

- Không nhịn tiểu.

- Ăn uống hợp lý.

- Giữ vệ sinh hệ bài tiết.

-Uống đủ nước.

Chưa có thói quen:

-Ăn quá nhiều đồ chua.

17 tháng 11 2021

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng nhận biết các thay đổi của môi trường để phản ứng kịp thời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

17 tháng 11 2021

Trả lời đầy đủ vào bạn ơi!!

12 tháng 2 2020

Hệ bài tiết nước tiểu gồm:thận(2 quả)

Ống dẫn nước tiểu

Bóng đái và ống đái. Quá trình tạo ra nước tiểu - Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng , H2O và các ion cần thiết. Quá trình bài tiết các chất cặn bã

12 tháng 2 2020

Sự bài tiết nước tiểu diễn ra liên tục vì:máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu ra tạo ra liên tục

Sự thải nước tiểu không diễn ra liên tục....vì:nước tiểu chỉ được ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu đủ áp lực tạo cảm giác mắc tiểu cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nc tiểu ra ngoài cơ thể

8 tháng 3 2017

tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.

8 tháng 3 2017

Thói quen: tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.

2 tháng 3 2019

1/Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.

2/Mỗi ngày, các cầu thận một người trưởng thành phải lọc khoảng 1 440 lít máu và tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thu lại sau đó mà chỉ khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái.
Chỗ bóng đái thông với ống đái có 2 cơ vòng bịt chặt, cơ nằm ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn.
Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện. Nếu cơ vòng mở ra (có sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ bụng), nước tiểu sẽ thoát ra ngoài

3/Bài tiết là quá trình cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể.

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Vai trò cân bằng nội môi : ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyêt và dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể họat động hình thưởng khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong ổn định và không duy trì được sự ổn định (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tê bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.

Rất nhiều bệnh tật của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp.

4/

- Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tác do các nguyên nhân sau :

+ Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các cơ quan bộ phận khác (tai, mũi, họng,...) rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.

+ Các cầu thận còn lại phải làm việc quá tải, suy thoái dần và dẫn tới suy thận toàn bộ.

- Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận cũng có thể kém hiệu quả hoặc ách tắc do :

+ Các tế báo ống thân do thiếu ôxi, do làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên làm việc kém hiệu quả hơn bình thường.

+ Các tế bào ống thận bị tổn thương do đói ôxi lâu dài, do bị đầu độc bởi các chất độc (thủy ngân, asenic, các độc tố vi khuẩn, độc tố trong mật cá trắm...). Từng mảng tế bào ống thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu.

- Hoạt động bài tiết nước tiểu cũng có thể bị ách tắc do sởi hay viêm :

+ Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, canxi, phôtphat. ôxalat, xistêin, ... có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và độ pH thích hợp, tạo nên những viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.

+ Bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên gây ra.


2 tháng 3 2019

5.Thói quen: tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.

Giảỉ thích cơ sở khoa học của thói quen ấy:

- Tiểu đúng lúc: Để lượng nước tiểu được bài thải ra ngoài hoàn toàn, không tích tụ chất cặn bã lại => không tích tụ sỏi thận.

- Không ăn quá mặn, quá chua vì trong những món mặn chua có nhiều thứ làm hại hệ bài tiết nước tiểu.

- Uống nhiều nước để quá trình lọc máu, thải bỏ các chất độc dại diễn ra một cách trôi chảy, dễ dàng, không ê buốt.

6/Vai trò

Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sang cho phép kết luận: nhờ sự điểu khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là các hoocmon) đã:

– Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

– Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

Do đó, sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. Vì vậy, hoocmon có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

17 tháng 12 2021

Tham khảo! Có giấc ngủ thật chất lượng

1. Áp dụng thói quen tốt

Bạn khó có thể thức và ra khỏi giường vào buổi sáng đúng giờ nếu không ngủ đúng cách. Trước khi áp dụng những cách thay đổi quyết liệt khác, bạn hãy nên áp dụng một trong số các nguyên tắc cơ bản sau đây để có một đêm ngon giấc:

– Tránh dùng cafein và rượu trước giờ đi ngủ. Việc không sử cả hai chất kích thích trên sẽ rất tốt cho giấc ngủ của bạn.

– Tránh thức ăn có dầu mỡ, cay hoặc béo vào buổi tối. Những thức ăn này có thể gây ra đau bụng, khó tiêu, hoặc gây trở ngại cho giấc ngủ của bạn.

– Không sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng trước khi ngủ. Nghiên cứu cho thấy rằng ánh sáng và bức xạ của các thiết bị điện tử này sẽ khiến bạn khó ngủ và gây đau đâu.

2. Nên thư giãn trước khi ngủ

Đọc một cuốn sách sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn là các trò chơi trên máy tính. Cơ thể bạn sẽ tạo ra hoóc-môn ngủ và khiến bạn mệt mỏi nhanh hơn.

– Đừng làm việc hay học tập ngay trước khi đi ngủ. Bất kỳ hoạt động nào liên quan đến căng thẳng hoặc lập kế hoạch có thể khiến bạn tỉnh táo.

– Bạn cũng tránh không xem TV trước khi đi ngủ.

– Cố gắng đọc một cuốn sách hoặc trò chuyện với bạn cùng phòng của bạn. Bạn cũng có thể nghe nhạc thư giãn hoặc cổ điển.

– Tập trung vào những suy nghĩ tích cực và những kỷ niệm.

– Thở sâu để giúp cơ thể thư giãn.

3. Xây dựng thói quen dậy sớm

Nếu bạn bạn xây dựng thói quen thức dậy vào mỗi buổi sáng, bạn có thể thức dậy mà không cần báo thức. Hãy đặt riêng cho bản thân một khung giờ đi ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày.

-Một ngày có 24h bạn nên ngủ ít nhất tám giờ một ngày. Nếu bạn có ít thời gian để ngủ hơn người khác hãy đảm bảo có một giấc ngủ thật chất lượng để cơ thể tái tạo năng lương cho ngày làm việc tiếp theo.

4. Cải thiện phòng ngủ của bạn

Việc bố trí phòng ngủ hoặc giường ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ và có một một giấc ngủ sâu, giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn khi mỗi sáng thức dậy.

– Bạn nên ngủ trên một chiếc giường thoải mái.

– Điều chỉnh nhiệt độ của phòng ngủ phù hợp. Bạn không nên ngủ trong phòng có nhiệt độ quá nóng.

– Giảm tiếng ồn bên ngoài bằng cách đóng cửa sổ, tắt TV để không gian yên tĩnh giúp bạn dễ ngủ hơn.

– Bảo vệ chống lại muỗi cắn và các mối phiền toái bên ngoài khác. Bạn có thể mua lưới hoặc sử dụng nước hoa chống muỗi.

– Tắt các thiết bị chiếu sáng, không gian tối sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

 

Làm thế nào để thức dậy đúng giờ

 

II. Thức dậy đúng giờ

1. Đặt đồng hồ báo thức phù hợp

Để có thể thức dậy đúng giờ mà không bị ngủ quên, bạn nên lựa chọn cho mình một chiếc đồng hồ báo thức phù hợp.

2. Đặt đồng hồ báo thức cách xa giường

Việc bạn tắt đồng hồ báo thức và tiếp tục ngủ là điều rất phổ biến. Do vậy, bạn nên để nó xa khỏi giường ngủ, và bạn buộc phải ra khỏi giường để tắt nó, đây là cơ hội để bạn di chuyển và tỉnh táo khi mới thức dậy.

3. Nhờ ai đó đánh thức bạn

Nếu bạn có vợ hoặc chồng, hoặc bạn cùng phòng, bạn có thể nhờ họ đánh thức bạn vào buổi sáng.

– Bạn cũng có thể yêu cầu một người bạn gọi cho bạn vào buổi sáng và nói chuyện với bạn trong một phút hoặc lâu hơn cho đến khi bạn tỉnh táo hoàn toàn.

– Nếu bạn có một buổi hẹn phỏng vấn việc làm vào sáng hôm sau, và bạn không muốn đến trể hãy nhờ ai đó cùng phòng đánh thức bạn và nhớ là dặn họ thời gian họ nên đánh thức bạn.

4. Hãy rời khỏi giường ngay khi bạn tỉnh giấc

Khi bạn tỉnh giấc trước khi chuông báo thức kêu thì hãy ra khỏi giường, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Nếu bạn đang nằm chờ báo thức thì bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ hơn.

III. Duy trì tỉnh táo

1. Làm sáng phòng ngủ của bạn

Khi tỉnh giấc bạn nên ra khỏi giường và kéo rèm để ánh sáng bên ngoài chiếu vào phòng, điều này sẽ giúp bạn nhanh tỉnh táo hơn.

– Nếu bạn thức dậy sớm khi trời vẫn còn tối hãy bật đèn để căn phòng thật sáng, sẽ giúp bạn nhanh chóng tỉnh ngủ.

2. Di chuyển

Khi bạn thức dậy, ra khỏi giường ngay lập tức và di chuyển. Một vài bài tập sẽ có tác động tích cực đến cả ngày của bạn. Việc thực hiện các động tác thể dục mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn có được thói quen tốt mỗi khi thức dậy.

3. Tắm ngay khi ra khỏi giường

Việc tắm ngay sau khi ra khỏi giường sẽ giúp làm thay đổi nhiệt độ cơ thể và khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.

– Sử dụng sữa tắm tắm với các thành phần như chanh hoặc bạc hà tinh dầu để giúp bạn tỉnh táo hơn.

– Giật nước lạnh lên mặt ngay sau khi thức dậy. Nhiệt độ thấp sẽ nhanh chóng đánh thức bạn dậy.

– Nếu không thể tắm được, hãy thử đặt một vài giọt tinh dầu lên khăn giấy và hít phải mùi thơm của chúng.

4. Uống một ly nước

Uống một ít nước ngay sau khi thức dậy kích thích cơ thể và sẽ giúp bạn tỉnh táo. Nếu bạn cần thứ gì đó mạnh hơn, hãy thử cà phê hoặc trà.

17 tháng 12 2021

chi tiết hơn được ko bn

16 tháng 12 2020

- Khi bị nhiễm trùng sốt rét, người bệnh thường có những biểu hiện gì ?

+Người bệnh có biểu hiện sốt cao liên tục trong vài ngày, cơ thể cảm thấy lạnh, rét run người, sau đó thân nhiệt tăng lên, khó thở, nhức đầu.

- Giun kim gây cho trẻ em điều phiền toái như thế nào ? Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín vòng đời ?

-Gây cho trẻ em ngứa ngáy về đêm.

-Giun kim đẻ trứng ở cửa hậu môn của trẻ vì ở đó thoáng khí. Vì ngứa ngáy trẻ em đưa tay ra gãi và do thói quen mút tay, liền đưa luôn trứng vào miệng tạo cho vòng đời của giun được khép kín.

- Chúng ta có nên ăn các món gỏi (cá, sứa, ...) và thịt bò tái hay không ? Vì Sao ?

+Tuy gỏi cá, thịt bò tái là những món ăn chưa chín, hoặc chín chưa kĩ nhưng nếu được chế biến sạch sẽ thì có thể ăn được. Những người có hệ tiêu hóa tốt có thể ăn mà không bị đau bụng, còn những người hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn.