Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt ách thống trị gần một thế kỉ của thực dân Pháp.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
+ Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng.
+ Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
Tham khảo:
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Ý nghĩa:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp gần 1 TK trên đất nước.
- Miền Bắc giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ 2, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Nguyên nhân:
- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Cuộc kháng chiến diễn ra trong điều kiện có chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc được củng cố, mở rộng,
- Hậu phương vững chắc, lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.
- Sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.
- Sự hiệp sức đồng lòng của 3 nước Đông Dương.
a) Kết quả và ý nghĩa lịch sử
-Kết quả:
Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền được củng cố từ Trung ương đến cơ sở. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Khối đại đoàn kết toàn dần phát triển lên một bước mới. Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.
Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có sáu đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh - pháo binh. Thắng lợi của các chiến dịch Trung du, Đường 13, Hà - Nam- Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, v.v. đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam và giúp đỡ cách mạng Lào, V.V.. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.
Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng với ta, ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra Thông tư nêu rõ: "lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Song nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hòa bình vấn để Việt Nam". Ngày 8-5- 1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc tại Giơnevơ (Thụy Sĩ). Ngày 21-7-1954, các văn bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, được ký kết, cuộc khang chiến chổng thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta kết thúc thắng lợi.
- Ý nghĩa lịch sử:
Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".
b)Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
Nguyên nhân thắng lợi:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là:
- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc; có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt, được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông và trí thức vững chắc.
- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí, là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc
bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.
- Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; đồng thời có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Trung
Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu
chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.
- Trước năm 1945 Hầu hết là thuộc địa của thực dân phương Tây ( trừ Thái Lan)
- Sau năm 1945 các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập dân tộc…
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là nước thuộc địa của đế quốc Âu - Mĩ. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật Bản xâm chiếm cả vùng Đông Nam Á và thiết lập trật tự phát xít. Từ cuộc chiến tranh chống thực dân Âu - Mĩ, nhân dân Đông Nam á chuyển sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật, giải phóng đất nước. Ngày sau khi Nhật đầu hàng lực lượng Đồng minh, một số quốc gia đã tuyên bố độc lập:
+ Ngày 17 - 8 - 1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.
+ Ngày 19 - 8 - 1945, Cách mạng tháng Tám của Việt Nam thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ( 2 - 9 - 1945 ).
+ Tháng 8 - 1945, nhân dân các nước bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12 - 10 - 1945, nước Lào tuyên bố độc lập.
- Nhân dân các nước Miến Điện ( nay là Mi-an-ma ), Mã Lai ( nay là Ma-lai-xia-a ) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh chống quân phiệt Nhật giải phóng nhiều vùng rộng lớn của đất nước.
Nhưng ngay sau đó, các nước thực dân Âu - Mĩ ( Pháp, Hà Lan, Anh,... ) quay trở lại xâm lược Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống xâm lược. Trải qua cuộc kháng chiến kiên cường và gian khổ, vào giữa những năm 50, nhân dân In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã lần lượt đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước. Cũng vào thời gian đó, các nước đế quốc Âu - Mĩ công nhận độc lập của Phi-líp-pin, Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po:
+ Tháng 10 - 1944, Mĩ trở lại Phi-líp-pin tuyên bố trao trả độc lập cho nước này ( 4 - 7 - 1946 ). Tuy vậy, Mĩ vẫn xây dựng nhiều căn cứ quân sự ở Phi-líp-pin. Đến năm 1992, Mĩ mới rút khỏi các căn cứ quân sự cuối cùng ở nước này là Clác và Su-bíc.
+ Phong trào chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ ở Miến Điện. Tháng 10 - 1947, Anh buộc phải kí Hiệp ước Anh - Miến công nhận Miến Điện là nước độc lập và tự chủ. Tháng 1 - 1948, Liên bang Miến Điện tuyên bố độc lập. Từ tháng 6 - 1989 đổi lại là Liên bang Mi-an-ma.
+ Tháng 9 - 1945, thực dân Anh tái chiếm Mã Lai. Trước sức ép của phong trào đấu tranh quần chúng, chính phủ Anh phải đồng ý để cho Mã Lai độc lập. Ngày 31 - 8 - 1957, Mã Lai tuyên bố độc lập. Năm 1963, Liên bang Ma-lai-xi-a ra đời bao gồm miền Đông ( Xa-ba, Xa-ra-oắc ) và miền Tây ( Mã Lai, Xin-ga-po ).
+ Xin-ga-po được Anh trao trả quyền tự trị ( 1959 ), sau đó tham gia Liên bang Ma-lai-xi-a, nhưng đến năm 1965 lại tách ra thành nước cộng hòa độc lập.
- Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi ( 1954 ):
+ Nhân dân Việt Nam và Lào, tiếp đó là Cam-pu-chia phải trải qua một cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
+ Bru-nây, tới tháng 1 - 1984 tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh.
+ Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 8 - 1999 tác khỏi In-đô-nê-xi-a, ngày 20 - 5 - 2002, Đông Ti-mo trở thành một quốc gia độc lập.
- Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và hạn chế thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, tháng 9 - 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp và một số nước đã thành lập khối quân sự mang tên Tổ chức hiệp ước Đông Nam á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO). Nhưng sau thắng lợi của cách mạng ba nước Đông Dương vào giữa năm 1975, khối SEATO phải giải thể 6 - 1976).
Chúc bạn học tốt!
tham khảo
Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là ở Xiri - Libăng và Marốc đã bùng nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt.
Vì chiến trường chính là ở trên bầu trời của Điện Biên Phủ.
Em tham khảo nhé !
* Nội dung:
- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
* Ý nghĩa:
- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.
- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.
- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.