Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2: Từ thế kỉ XXI đến thế kỉ III TCN, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại Hạ Thương, Chu. Sau triều đại nhà Chu, Trung Quốc lại bị chia thành nhiều nước nhỏ. Trong đó, nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất, lần lượt tiêu diệt các đối thủ.
Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế. Nhà Tần chia cắt đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.
Câu 3 :
- Nhà nước cổ đại Ai Cập mang tính chât chuyên chế, đứng đầu là Pha-ra-ông có quyền lực tối cao; gúp việc cho Pha-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ (phụ trách việc: thu thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội,...).
- Tổ chức còn rất đơn giản và sơ khai. Tuy nhiên, đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc
Người thống nhất Trung Quốc là: Tần Thủy Hoàng
Người lật đổ nhà Tần là: Triệu cao
Vị vua của Maxedonia: Alexander Đại Đế
Hiểu biết về Albert Einstein:
Anhxtanh có tên khai sinh là Albert Einstein (14/03/1879 – 18/04/1955), là một nhà khoa học, nhà vật lý đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921. Ông đã có nghiên cứu vô cùng quan trọng đó là “Định luật của hiệu ứng quang điện”. Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng, tạo ra một bước ngoặt lớn đối với thuyết lượng tử
Tần Thủy Hoàng là người thống nhất Trung Quốc
Triệu Cao là người lật đổ nhà Tần
từ 808-778 TCN là Karanos (đầu tiên)
từ 179-168 TCN là Perseus ( cuối cùng)
câu cuối mình không biết, hay là bạn tra google đi
trên đây mình có biết một số thông tin mong bạn nhận được
chúc bạn học tốt!
- Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
- Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN
- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:
+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.
+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).
=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.
Nhà Tần có vai trò quan trọng đối với lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần dưới sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng đã chấm dứt tình trạng chia cắt, thống nhất Trung Quốc vê mặt lãnh thổ, tiền tệ, đơn vị đo lường, chữ viết, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và lâu đời của văn minh Trung Quốc
Tham khảo
Ở thôn Giang xá, xã Đức Giang , huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội có ngôi đình thờ Lý Nam Đế. Theo ông Lộ Khắc Lập (sinh năm 1936, thủ từ đình thôn Giang xá) ngày xưa Lý Nam Đế từng đi qua đây khi dẫn quân sang "xã bên" tập trận, vì vậy mà có câu hát "Nhong nhong ngựa ông đã về/Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn". Người dân thôn Giang cho rằng Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí, để kiêng huý ông họ gọi quả bí xanh, bí đỏ và dây hoa thiên lý là "quả bầu" vì từ "lý" và "bí" trong tên gọi của các loại rau quả đó đồng âm với "lý" và "bí" trong "Lý Bí".
1.
Chính sách bóc lột của nhà Đường so với các thời trước gay gắt và tàn bạo hơn, biểu hiện:
- Nhà Đường chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền cai trị đến cấp huyện.
- Tiến hành bóc lột nhân dân ta bằng các hình thức tô thuế và cống nạp rất nặng nề.
- Thuế đã nặng, các quan lại nhà Đường tại An Nam còn tự ý thu thêm cho vào túi của mình.
=> Chính sự bóc lột tàn bạo của chính quyền đô hộ đã dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
2.
Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo của nha Đường
Diễn biến:Cuộc k/n bùng nổ ở Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế), chọn Sa Nam làm căn cứ
Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham-pa, tấn công Tống Bình. Viên đô hộ Quang Sở Khách chạy về Trung Quốc.
Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận.
Ý nghĩa: Thể hiện ý chí, quyết tâm cho nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc
a) Nguyên nhân: Đứng trước nổi khổ của nhân dân bởi ách thống trị Cao Chính Bình.
b) Diễn biến:
- Năm 776 Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.
- Ít lâu sau, Phùng hưng kéo quân về bao vay phủ Tống Bình. Cao Chính Bình rút vào thành cố thủ, sinh bệnh rồi chết.
c) Kết quả:
- Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.
- Phùng Hưng mất, Phùng An lên nối nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn ác, Phùng An ra hàng.
3.
Dương Đình Nghệ ( cũng có sách viết là Dương Diên Nghệ ), quê ở làng Ràng, xã Dương Xá, nay thuộc huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá, sinh năm nào không rõ. Dưới thời họ Khúc, Dương Đình Nghệ vừa là hào trưởng của đất Dương Xá. vừa là một trong những bộ tướng của Khúc Hạo.Khi quân Nam Hán xâm lược và đô hộ nước ta, Dương Đình Nghệ quyết chí nổi dậy giành độc lập. Sử cũ cho biết, ông nuôi đến 3000 nghĩa tử (con nuôi) trong nhà, đồng thời, ra sức hiệu triệu hào kiệt bốn phương hợp sức xướng nghĩa. Những nhân vật nổi tiếng đương thời như: Ngô Quyền ở Phong Châu (nay thuộc Sơn Tây, Hà Tây), Đinh Công Trứ ở Trường Châu (Ninh Bình) đều theo về với Dương Đình Nghệ.
Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân ra quét sạch bọn đô hộ Nam Hán, tái lập nền độc lập và tự chủ. Ông tự xưng là tiết độ sứ, cử Đinh Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu, Ngô Quyền làm thứ sử Ái Châu.4.
Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra (tiêu biểu là khởi nghĩa Hoàng Sào)
=> Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.
- Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ
- Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay đã:
+ Đặt lại các khu vực hành chính.
+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
+ Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.
+ Lập lại sổ hộ khẩu.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:
- Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.
- Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.
- Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.
=> Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 - 722).
- Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng:
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
- Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình và chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước.
*Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng :
- Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
- Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.
- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:
+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.
+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).
=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.
Tham Khảo Câu a và b
Bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa
Bà Triệu có tên thật là Triệu Thị Trinh, là em gái của Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (nay là huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là một người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa để mài gươm luyện võ, chuẩn bị cho khởi nghĩa vào năm 19 tuổi.
Cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ III, nước ta nằm dưới quyền thống trị của Sĩ Nhiếp. Vào năm 226, sau khi Sĩ Nhiếp, con là Sĩ Huy chống lại nhà Ngô, nổi binh để giữ quận Giao Chỉ. Nhà Ngô đã sai thứ sử Lữ Đại đem đại binh vượt biển sang để đàn áp Sĩ Huy. Gia đình Sĩ Huy cùng với nhiều tướng bị giết, hàng vạn nhân dân Cửu Chân khởi nghĩa cũng bị tàn sát.
Nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân bị áp bức, bóc lột rất nặng nề dưới ách thống trị của nhà Ngô. Vì vậy, mà người Giao Chỉ, Cửu Chân đã không ngừng nổi dậy để chống lại ách thống trị của nhà Đông Ngô. Trong đó, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là một cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có tác động mạnh mẽ tới dân chúng.
Diễn biến khởi nghĩa bà Triệu (năm 248)
Vào năm 248, cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo được bùng nổ. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô. Và kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi quân xâm lược.
Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng cứ địa. Về quân sự, nơi này có đầy đủ những yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả thế tấn công và phòng thủ. Từ đây, quân đội có thể ngược sông Lèn ra sông Mã, rồi rút lên mạn Quân Yên hoặc tới căn cứ núi Nưa khi cần. Ngoài ra, còn có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch.
Nhờ vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng với anh em họ Lý là Lý Hoằng Công, Lý Mỹ Công và Lý Thành Công chỉ huy nghĩa quân và xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ, nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc đấu tranh cứu nước của Bà Triệu.
Những thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Nghĩa quân đã tấn công quận lỵ Tư Phố, là căn cứ quân sự của nhà Ngô tại Cửu Chân. Thừa thắng, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động tại vùng đồng bằng sông Mã.
Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức. Thứ sử Châu Giao bị giết, những quan lại đô hộ ở Châu Giao đã hết sức hoảng sợ. Nhà Ngô thừa nhận năm 248, toàn thể Châu Giao bị náo động.
Khi anh trai Triệu Quốc Đạt bị tử trận, Bà Triệu đã trở thành người lãnh đạo nghĩa quân. Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu nhiều trận liên tiếp, thế lực của khởi nghĩa ngày càng mạnh, quân số lên tới hàng vạn người.
Trước tình hình này, chính quyền đô hộ cử Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu mang theo 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Khi đến đất Giao Châu, Thứ sử Lục Dận đã sử dụng tiền bạc để mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở địa phương. Hoàng Ngô cùng một số thủ lĩnh và ba ngàn hộ ở Cao Lương đã đầu hàng.
Giao Chỉ được ổn định, Lục Dận dốc toàn bộ lực lượng để tấn công Cửu Chân. Cuộc tấn công được kéo dài hơn hai tháng, nhưng căn cứ Bồ Điền vẫn đứng vững. Điều này đã khiến lực lượng giặc bị tổn thất nặng nề, Lục Dận phải điều thêm binh sĩ để tăng cường bao vây.
Lục Dận tiếp tục tập trung lực lượng tấn công vào các doanh trại của nghĩa quân. Về mặt tổ chức và vũ khí thfi quân Ngô hơn hẳn quân khởi nghĩa Bà Triệu. Khiến cho quân khởi nghĩa dần suy yếu và tan vỡ.
Vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng dũng cảm để phá vòng vây của địch và rút về núi Tùng. Bà đã quỳ xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm để tự vẫn.Hình ảnh về cuộc khởi nghĩa bà Triệu
Kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bị đàn áp dã man.Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).Giá trị lịch sử và ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Cuộc khởi nghĩa là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, mà cuộc khởi nghĩa còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.
Đây là một trong những cuộc nổi dậy tiêu biểu, mạnh mẽ và rộng lớn nhất. Cuộc khởi nghĩa này là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – III. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ngay trong thời kỳ bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh và đang có dã tâm đồng hóa dân ta.
Có thể nói, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là sự kết tinh của chặng đường đấu tranh không ngừng nghỉ, mệt mỏi của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã để lại những bài học lịch sử về việc tổ chức lực lượng,