K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2017

Bệnh Patau (2n+1,ở cặp NST 13)

-Cơ chế hình thành : do trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử đã xảy ra rối loạn ở cặp NST 13 ,tạo ra giao tử thừa 1 NST (giao từ n+1 chứa cả cặp NST tương đồng đó) .Loại giao tử (n+1) này thụ tinh với với giao tử bình thường (n) khác giới tạo hợp tử thừa 1 NST (2n+1).

Phụ nữa mang thai trong những tháng đầu tiên nên kiểm tra sàng lọc các bệnh ở trẻ sơ sinh vì để dễ dàng phát hiện sớm những bệnh tật di truyền để có biện pháp khắc phục chữa trị.

3 tháng 4 2020

tham khảo nha

undefined

ở 1 bệnh nhân : người ta đếm thấy trong bộ NST có 45 chiếc ,gồm 44 chiếc NST thường và 1 chiếc NST giới tính X

a.bệnh nhân là nam hat nữ .vì sao

b.đây là loại bệnh gì .biểu hiện bệnh ngoài và biểu hiện sinh lí ra sao?

c.giải thích cơ chế sinh ra trẻ em bị bệnh trên và lập sơ đồ minh họa

----------- a) Bệnh nhân trên là nữ vì đây là loại bệnh tơc-nơ , bộ NST của người bị bệnh này là 44A+X. b) Câu b và c thì như Dương Lê đã làm nha em!
Ở người, bệnh Galactosemina bẩm sinh do alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trộitương ứng quy định không bị bệnh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, có thểdẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và thực hiện chế độ ăn không có đường lactôzơthì sẽ hạn chế được các triệu chứng của bệnh. Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp về gen...
Đọc tiếp

Ở người, bệnh Galactosemina bẩm sinh do alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội
tương ứng quy định không bị bệnh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, có thể
dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và thực hiện chế độ ăn không có đường lactôzơ
thì sẽ hạn chế được các triệu chứng của bệnh. Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp về gen gây
bệnh, hiện người vợ đang mang song thai và chuẩn bị sinh ra một cặp song sinh.
a) Sự biểu hiện bệnh Galactosemina phụ thuộc vào kiểu gen hay môi trường? Giải thích.
b) Nếu hai đứa trẻ là cặp song sinh cùng trứng thì xác suất cả hai đều là con gái và không mang
alen gây bệnh là bao nhiêu?
c) Nếu hai đứa trẻ là cặp song sinh khác trứng thì xác suất có ít nhất một đứa có kiểu gen dị hợp
là bao nhiêu?
 

1
20 tháng 2 2022

a)  Sự biểu hiện bệnh Galactosemina phụ thuộc phần lớn vào môi trường, ít phụ thuộc vào kiểu gen vì khi người mắc bệnh thực hiện chế độ ăn không có đường lactôzơ sẽ hạn chế biểu hiện của bệnh

b)Quy ước  A : không bị bệnh   a : Bị bệnh

Ta có: Cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp về gen gây bệnh

\(\Rightarrow\)Vợ và chồng đều có kiểu gen Aa

Sơ đồ lai :

P: Aa          x      Aa

G: \(\dfrac{1}{2}A:\dfrac{1}{2}a;\dfrac{1}{2}A:\dfrac{1}{2}a\)

F1:  \(\dfrac{1}{4}AA:\dfrac{1}{2}Aa:\dfrac{1}{4}aa\)

Vì hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng => 2 đứa trẻ có cùng kiểu gen

Mà hai đứa không mang alen gây bệnh 

=> 2 đứa trẻ có kiểu gen AA chiếm 1/4

Ta có : ở người tỉ lệ nam : nữ \(\approx\) 1:1

\(\Rightarrow\)Khả năng sinh con gái là \(\dfrac{1}{2}\)

Vậy xác suất cả hai đều là con gái và không mang alen gây bệnh là 

\(\dfrac{1}{4}.\dfrac{1}{2}=\dfrac{1}{6}\approx16,67\%\)

b) Ta có: hai đứa trẻ là cặp song sinh khác trứng => hai đứa trẻ khác kiểu gen

\(\Rightarrow\)Xác suất có ít nhất một đứa có kiểu gen dị hợp là \(\dfrac{1}{2}\)

18 tháng 12 2016

Câu 1:

- Trong quá trình phát sinh giao tử, tế bào phát sinh giao tử có một cặp NST nào đó không phân li do bị rối loạn, dẫn đến tạo ra 2 giao tử:

+ Loại giao tử thừa một NST (n + 1)

+ Loại giao tử thiếu một NST (n - 1)

Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) khác giới tạo ra hai hợp tử (2n + 1) gây bệnh Đao và (2n - 1) gây bệnh Tocno.

*) Giải thích: Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ em sinh ra bị mắc bệnh tật di truyền như: bệnh Đao, bênh Tocno, câm điếc bẩm sinh,....tăng theo độ tuổi sinh của người mẹ. Đặc biệt là mẹ từ ngoài 35 tuổi trở đi. Lí do là từ ở tuổi 35 trở đi các yếu tố gây đột biến của môi trường tích lũy trong tế bào của bố, mẹ nhiều hơn và phát huy tác dụng của nó và dễ dẫn đến phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản.

Câu 2:

Câu 2:

- Ta thấy trong gia đình trên, duy nhất đứa con trai cuối cùng mắc bệnh, còn những người còn lại bình thường => Gen quy định bệnh mù màu nằm trên NST giới tính.

- Bài ra ta qui ước:

A: Bình thường

a: Mù màu

Ta biết ngay kiểu gen của người con trai bị bệnh là: XaY => Nhận 1 alen Xa từ mẹ và 1 alen Y từ bố. Mà bố mẹ bình thường nên kiểu gen bố mẹ sinh ra đứa con mù màu là: Bố: XAY và Mẹ: XAXa

Người mẹ này nhận 1 alen XA từ bố và 1 alen Xa từ mẹ mà bố mẹ cũng bình thường => Kiểu gen là: Bố: XAXA hoặc XAXa và của Mẹ là: XAXa

=> kiểu gen người em trai của vợ là: XAXA hoặc XAXa

Câu 3:

*) Bệnh ung thư máu ở người thuộc dạng đột biến mất một đoạn nhỏ đầu NST thứ 21.

*) Hiện tượng của bệnh nhân bị Đao: Bé, lùn, cổ rụt, hai má phệ, miệng hơi há, mắt hơi sâu, lưỡi hơi thè, khaongr cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Về sinh lý, bị si đần và không có con.

 

13 tháng 3 2019

- Sơ đồ 28.2a: một trứng kết hợp với một tinh trùng tạo thành một hợp tử sau đó tách thành hai phôi. Sơ đồ 28.2b: hai trứng kết hợp với hai tinh trùng tạo thành hai hợp tử và phát triển thành hai phôi.

- Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ vì được hình thành từ cùng một hợp tử ban đầu nên có cùng kiểu gen.

- Đồng sinh khác trứng là trường hợp đồng sinh mà có những đứa trẻ sinh ra từ các hợp tử khác nhau. Nên khác nhau về kiểu gen do đó có thể cùng giới hoặc khác giới.

- Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở nguồn gốc của phôi là từ một hau nhiều hợp tử khác nhau.

$P:$  $2n$       \(\times\)        $2n$

$Gp:$ $(n-1),(n+1)$       $n$

$F:$ $2n-1;2n+1$

- Bệnh đao: $2n+1$

- Tocno: $2n-1$

24 tháng 1 2020

a. 44A + X

b. Sơ đồ và cơ chế hình thành

* Cơ chế:

- Do rối loạn trong quá trình phân bào ở mẹ

- Trong giảm phân, cặp NST giới tính của mẹ không phân li => 1 giao tử mang cả hai NST của cặp NST giới tính (XX) và 1 giao tử không mang NST nào (O)

- Giao tử O của mẹ kết hợp với giao tử X bình thường của bố tạo hợp tử OX => bệnh tocno

p/s: đây chỉ là cơ chế giải thích theo sơ đồ !!!

31 tháng 10 2019

Phụ nữ sinh con ở độ tuổi 20-34 để để đảm bảo giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao.

16 tháng 7 2018

Phụ nữ sinh con ở độ tuổi 20-34 để để đảm bảo giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao.

29 tháng 12 2017

cơ chế hình thành bệnh đao và bệnh tocno
mình vẽ sơ đồ thôi , còn cơ chế thì trong sách
P : 2n.................................x ................................... 2n
GP :........ (n-1)...... (n+1) ............................n
F : 2n - 1 ............................... 2n+1
( bệnh tocno) .........................( bệnh đao)

29 tháng 12 2017

Cơ chế phát sinh hội chứng Đao
– Người mắc hội chứng Đao là người có 3 nhiễm sắc thể (NST) 21 trong tế bào.
– Do rối loạn trong giảm phân ở bố hoặc mẹ (thường là ở mẹ), cặp NST 21 không phân li, dẫn đến hình thành hai lo1i giao tử: một loại mang 2 NST 21 và một loại không có NST 21 ……..
– Qua thụ tinh, giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường t1o ra hợp tử mang 3 NST 21 (hội chứng Đao)