K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Tác động của tình hình thế giới: sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước đế quốc đứng đầu là Mĩ đã phát động “chiến tranh lạnh” để chống lại Liên Xô & các nước XHCN. Mĩ & Tây Âu tiến hành bao vây, cấm vận, chính sách cô lập về chính trị đối với Liên Xô & các nước XHCN. Mĩ & Tây Âu chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt Liên Xô & các nước XHCN.

-Tác động của tình hình trong nước: sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô chịu những tổn thất rất nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70000 làng mạc bị tàn phá, gần 32000 nhà máy xí nghiệp, và 65 km đường sắt bị tàn phá. Chiến tranh đã làm cho kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.

*Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước Xô Viết nhân dân Liên Xô đã vượt qua những tác động đó trong những năm 1945-1950 và đat những thành tựu to lớn:

+Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.

+Đến 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.

+Đời sống nhân dân được cải thiện.

+Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.

15 tháng 10 2018

*Tình hình TG:

-Các cường quốc công nghiệp, đứng đầu là Mỹ phát động " Chiến tranh lạnh" nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN

- Mỹ & Tây Âu tiến hành cấm vận, bao vây, thực hiện chính sách cô lập về chính trị với Liên Xô và các nước XHCN

- Mỹ và Tây Âu chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN

* Tình hình trong nước:

- Tuy là nước chiến thắng sau chiến tranh TG thứ 2, nhưng Liên Xô vẫn chịu những tổn thất rất nặng nề

+ Hơn 27 triệu người chết

+ 1710 thành phố , hơn 70000 làng mạc đã bị tàn phá

+ Gần 32 000 nhà máy, xí nghiệp và 65 000 km đường sắt đã bị phá hủy

+ Chiến tranh đã làm nền kinh tế liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.

-Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước Xô Viết, ND Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước

-Trong q trình xây dựng lại Tổ quốc, ND Liên Xô dã đạt được nhưng thành tựu quan tranh sau:

+ Hoàn thành kế hjach 5 năm lần thư 4, vượt mức trước thời hạn là 9 tháng

+ Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, sản xuất nông nghiệp cũng tăng vượt mức

+ Đời sống ND dược cải thiện

+ Năm 1949: chế tạo thành công bom nguyên tử

6 tháng 10 2018

* Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
o Cộng hoà Indonesia
o Liên bang Malaysia
o Cộng hoà Philippines
o Cộng hòa Singapore
o Vương quốc Thái Lan
* Các quốc gia gia nhập sau:
o Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
o Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
o Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
o Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
o Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
* Hai quan sát viên và ứng cử viên:
o Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.
o Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN
thủ đô
Cộng hòa Indonesia-Jakarta
Liên bang Malaysia- Kuala Lumpur và Putrajaya
Cộng hoà Philippines- Manila
Cộng hòa Singapore-Singapore
Vương quốc Thái Lan-Bangkok
Vương quốc Hồi giáo Brunei -Bandar Seri Begawan
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam- Hà Nội
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào- Viêng Chăn
Liên bang Myanma-Naypyidaw
Vương quốc Campuchia-Phnom Penh
Quốc gia Độc lập Papua New Guinea-Cảng Moresby
Cộng hòa Dân chủ Đông Timor-Dil

Tự thống kê vào bảng nhé
6 tháng 10 2018
STT Tên nước tên thủ đô
1 Cộng hòa Indonesia Jakarta
2 Liên bang Malaysia-
Kuala Lumpur và Putrajaya
3 Cộng hoà Philippines Manila
4 Cộng hòa Singapore Singapore
5 Vương quốc Thái Lan- Bangkok
6 Brunay Bandar Seri Begawan
7 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Hà Nội
8 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Viêng Chăn
9 Liên bang Myanma
-Naypyidaw
10 Vương quốc Campuchia -Phnom Penh
11 Quốc gia Độc lập Papua New Guinea -Cảng Moresby

12: Cộng hòa Dân chủ Đông Timor-Dil

6 tháng 10 2018

Vì ta là người Việt Nam nên nói về Việt Nam cho gần gũi đi

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia hình chữ S nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Với dân số ước tính 93,7 triệu dân vào năm 2018, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ 8 của châu Á. Thủ đô là thành phố Hà Nội kể từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất.

6 tháng 10 2018
Đất nước Malaysia Diện tích lãnh thổ

Nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Malaysia có diện tích khoảng 329.733 km2 và được chia thành hai vùng đó là vùng Bán đảo Mã Lai và vùng Sabah và Sarawak. Vùng Bán đảo Mã Lai có phía Bắc giáp Thái Lan và trên biển phía Nam giáp Singapore. Vùng Sabah và Sarawak nằm ở bắc đảo Boreo, phía Nam giáp Calimantan, phía Bắc trên biển giáp Philippine. Nếu đã đến Malaysia thì việc du khách có thể di chuyển sang các nước khác trong khu vực là rất dễ dàng. Du khách có thể đến với những đất nước hiện đại khác của Châu Á chỉ trong 5 phút. Bên cạnh đất nước con người Malaysia, thì đây cũng chính là điều làm khách du lịch yêu thích mỗi lần đến đây.

Khí hậu thời tiết

Malaysia là nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt có độ ẩm cao đến 80%. Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt: Gió mùa Tây Nam từ giữa tháng 5 đến tháng 9, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Ngôn ngữ

Malaysia là một đất nước đa dân tộc chính vì thế con người Malaysia nói nhiều thứ tiếng khác nhau nhưng tiếng Bahasa Malaysia là ngôn ngữ chính thức. Thế nhưng, tiếng Anh được quốc gia này sử dụng rộng rãi trong các ngành du lịch, thương mại và dịch vụ. Khách du lịch khi đến đất nước này có thể dễ dàng trao đổi thông tin bằng tiếng Anh để có thể hiểu rõ hơn về đất nước con người Malaysia.

Nền văn hóa của Malaysia

Malaysia chính là nơi giao thoa của rất nhiều nền văn hóa khác nhau trong khu vực. Đây cũng chính là yếu tố chính góp phần làm đa dạng và phong phú hơn nền văn hóa của Malaysia. Đất nước con người Malaysia chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa phương Tây kể từ sau thế chiến thứ hai nhưng vẫn mang đậm văn hóa phương Đông thuần túy do chịu ảnh hưởng của các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,… Chính vì sự kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa trên đã làm cho đất nước con người Malaysia trở nên đặc biệt ấn tượng hơn trong lòng khách du lịch.

Chính vì sự đa dạng trong nền văn hóa của Malaysia đã dẫn đến có nhiều tín ngưỡng khác nhau trên đất nước này. Thế nhưng, đạo Hồi là tín ngưỡng được nhiều con người Malaysia tin yêu và trở thành Quốc giáo của Malaysia. Trên đất nước này, đạo Hồi rất quan trọng, có thể chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị, giáo dục và có riêng Bộ luật Hồi Giáo, Tòa án Hồi giáo và một vài cơ quan chức năng quan trọng khác. Malaysia là một đất nước theo đạo Hồi chính vì vậy khi đến đây bạn cần lưu ý đến cách ăn mặc phải kín đáo, mặc quần dài, váy dài và che kín vai. Các bạn hãy ghi nhớ khi vào đền thờ thánh điện hay vào nhà người dân nên cởi bỏ giày dép và mũ ở bên ngoài và đặc biệt là không ngồi vắt chéo chân vì với con người Malaysia đây là một hành động thiếu lịch sự.

Đến đây, du khách không chỉ bị thu hút bởi đất nước con người Malaysia mà còn bởi những nét nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Những tấm vải lụa Batik là một trong những nét đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật dệt vải của con người Malaysia. Đây là một loại vải được các nghệ nhân tỉ mỉ dùng sáp ong làm thành những họa tiết sắc sảo trên vải. Nếu đã đến Malaysia thì các bạn đừng bỏ qua loại vải này nhé.

Malaysia là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau trong khu vực chính vì thế nền ẩm thực của quốc gia này cũng rất phong phú và đa dạng. Du khách sẽ ấn tượng ngay bởi những món ăn mang hương vị cay nồng của Ấn Độ kết hợp cùng với vị beo béo và hơi ngọt của Trung Hoa được hòa quyện cùng với hương vị riêng của con người Malaysia bản địa. Tất cả tạo nên một hương vị ẩm thực vô cùng quyến rũ. Những món ăn ở đây hầu như được chế biến từ thịt bò, thịt dê và cá vì đạo Hồi cấm kỵ ăn thịt heo nên vì thế thịt heo rất ít khi xuất hiện trong các bữa ăn của đất nước con người Malaysia.

2 tháng 1 2019
Châu Á – Phi Mĩ Latinh
– Cuối thế kỷ XIX hầu hết các nước châu
Á, châu Phi đều là thuộc địa hoặc nửa thuộc
địa của các nước phương Tây. – Là thuộc địa kiểu cũ. – Liên tục nổ ra các cuộc đấu tranh
chống thực dân xâm lược phương Tây. – Sau Thế chiến thứ hai, một số nước
giành được độc lập. – Châu Á : cuối những năm 60, hầu hết
các nước đều giành được độc lập dân tộc… – Châu Phi : giừa những năm 70, hầu hết
các nước đều giành được độc lập. – Các giai đoạn đấu tranh : + Châu Á : 1945 – 1949, 1949 – 1954, 1954 – 1975, 1975 – nay. + Châu Phi : 1945 – 1954, 1954 – 1960, 1960 – 1975, 1975 – nay.
– Đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Mĩ Latinh đều giành được độc lập. – Là thuộc địa kiểu mới. – Từ năm 1945, buộc phải tham gia các hiệp ước do Mĩ soạn thảo, về danh nghĩa là độc lập, nhưng trên thực tế là thuộc
địa kiểu mới. – Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới có những đặc điểm : +
Sự phát triển của giai cấp công nhân. +
Xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất lớn.
+ Đấu tranh vũ trang mang tính chất toàn lục địa. +
Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập và phát triển. – Các giai đoạn đấu tranh : 1945 – 1949, 1959 – 1980, 1980 – nay.