Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
1. Trách nhiệm đối với Tổ quốc
- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.
- Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội
- Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân
- Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
- Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
3. Trách nhiệm đối với gia đình
- Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
- Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.
3. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
4. Trách nhiệm đối với bản thân
- Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.
- Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.
- Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.
- Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hùng Phi
Tham Khảo:
1. Trách nhiệm đối với Tổ quốc
- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.
- Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội
- Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân
- Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
- Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
3. Trách nhiệm đối với gia đình
- Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
- Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.
3. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
4. Trách nhiệm đối với bản thân
- Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.
- Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.
- Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.
- Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hùng Phi
Một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là mọi công dân theo quy định của pháp luật đều phải tham gia
A. bảo vệ an ninh quốc gia.
B. tìm kiếm việc làm.
C. lập hội, lập nhóm.
D. trưng cầu ý dân.
Theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013, một số quyền cơ bản của công dân trên lĩnh vực chính trị mà có thể được vận dụng và tham gia bao gồm:
1. Quyền bầu cử và được bầu cử: Công dân có quyền tham gia bỏ phiếu và đứng ứng cử vào các cơ quan nhà nước ở các cấp, từ cấp xã đến cấp quốc gia.
2. Quyền tự do ngôn luận, tôn giáo và tư tưởng: Công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm, tôn giáo và tư tưởng mà không bị trói buộc hay bị hạn chế bởi nhà nước.
3. Quyền tự do hội họp, tụ tập: Công dân có quyền tự do hội họp, tụ tập, diễn tập và đưa ra các yêu sách phản ánh quan điểm, quan tâm của công dân.
4. Quyền kiến nghị, tố cáo: Công dân có quyền gửi kiến nghị, tố cáo đến các cơ quan nhà nước, đại biểu quốc hội, tổ chức chính trị - xã hội về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mình.
5. Quyền tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội: Công dân có quyền tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, như các đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức công đoàn, tổ chức đoàn thể, các tổ chức tôn giáo và các tổ chức khác.
6. Quyền biểu tình, đình công: Công dân có quyền tự do biểu tình, đình công theo quy định của pháp luật.
7. Quyền tiếp cận thông tin: Công dân có quyền tiếp cận thông tin và sử dụng thông tin một cách tự do, có trách nhiệm, bảo đảm quyền lợi của mình và quyền lợi của xã hội.
Những quyền này được Hiến pháp Việt Nam bảo vệ và bảo đảm, và công dân có thể vận dụng và tham gia vào các hoạt động chính trị trong phạm vi của quyền của mình một cách tự do, trách nhiệm và hợp pháp.
tham khảo ạ
1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ được xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tê, xã hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân.
Trong bất kì nhà nước nào, địa vị pháp lý của công dân được hình thành bởi tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa một bên là xã hội, nhà nước với một bên khác là công dân. Nội dung những quy phạm pháp luật tạo nên địa vị pháp lý của công dân ở những nước khác nhau thì có những nét khác nhau, bởi vì địa vị pháp lý của công dân phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nhà nước. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng địa vị pháp lý của công dân các nhà nước trên thế giới ngày nay cũng có nhiều nét giống nhau:
- Ở hầu hết các nhà nước, địa vị pháp lý của công dân về cơ bản được quy định trong hiến pháp - luật cơ bản của nhà nước, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của nhà nước.
- Địa vị pháp lý của công dân được quy định chủ yếu là các quyền, tự do và nghĩa vụ của công dân.
- Ở các nhà nước thực sự dân chủ, các quyền và nghĩa vụ được quy định gắn liền với các biện pháp bảo đảm thực hiện. Vì pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng do điều kiện kinh tế - xã hội quyết định nên địa vị pháp lý của công dân mỗi nước bị chi phối bởi điều kiện kinh tế - xã hội của nhà nước. Nếu một nước lạc hậu, cơ sở kinh tế nghèo nàn, nhân dân không đủ cơm ăn, áo mặc thì các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội không có điều kiện vật chất để thực hiện đầy đủ. Ngược lại nếu cơ sở kinh tế giàu có, nhân dân có mức sống cao thì sẽ có đầy đủ điều kiện vật chất để thực hiện các quyền mà hiến pháp và pháp luật ghi nhận.
Quy chế pháp lý của công dân bao gồm nhiều chế định khác nhau: quốc tịch, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân, các nguyên tắc hiến pháp của quy chế pháp lý của công dân, các quyền, tự do và nghĩa vụ pháp lý của công dân, các biện pháp đảm bảo thực hiện quy chế công dân. Mỗi chế định điều chỉnh một mặt trong địa vị pháp lý của công dân. Tất cả các chế định đó hợp lại thành quy chế pháp lý của công dân.
Như chúng ta đã biết, quyền và nghĩa vụ của công dân không những được quy định trong hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước mà còn được cụ thể hóa ưong các văn bản pháp luật khác. Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân tạo nên quy chế pháp lý của công dân. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng trong việc hình thành quy chế pháp lý của công dân, những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp đóng vai trò quan trọng nhất.
2. Ý nghĩa và nội dung quyền cơ bản của công dân
Quyền cơ bản của công dân có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với công dân và nhà nước; nó là cơ sở để nhà nước quy định các quyền cụ thể của công dân.
Các quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân.
Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của công dân về chính trị gồm có: quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo. Các quyền cơ bản của công dân về kinh tế - xã hội gồm có: quyền lao động, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền hôn nhân và gia đình, quyền được hưởng chế độ bảo vệ về sức khoẻ, quyền được học tập, lao động, giải trí của thanh niên, quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em, quyền được ưu đãi của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, quyền được giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Các quyền cơ bản của công dân về văn hoá, giáo dục gồm có: quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo. Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân gồm có: quyền tự do ối lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.
3. Phân loại các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có thể được phân chia thành ba nhóm: các quyền dân sự (tự do cá nhân), chính trị; các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; các nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cơ sở để phân định các quyền công dân thành hai nhóm: các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là do thời gian hình thành và tính chất của hai nhóm quyền này có nhiều điểm khác nhau. Các quyền dân sự, chính trị của công dân thường xuất hiện sớm hơn các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Phần lớn các quyền dân sự, chính trị của công dân thường được xác lập khi thành lập nhà nước dân chủ, còn phàn lớn các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được thiết lập muộn hơn phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị chủ yếu phụ thuộc ý thức chính trị, ý thức dân chủ của nhân dân, còn việc thực hiện các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa lại phụ thuộc phần lớn vào điều kiện vật chất, điều kiện kinh tế, xã hội của nhà nước. Chẳng hạn quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, quyền có điều kiện sống xứng đáng là những quyền xuất hiện muộn hom và việc thực hiện các quyền này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu khái niệm “các quyền dân sự” theo nghĩa thông dụng mà người nước ngoài hiểu là “civil rights”, thuật ngữ này được giải thích đó là các quyền tự do cá nhân (The individual rights of personnal liberty), vì vậy việc phân định nhóm các quyền dân sự, chính trị cũng đồng nghĩa với việc phân định nhóm các quyền tự do cá nhân và các quyền chính trị. Các quyền tự do cá nhân và các quyền chính trị mặc dù thuộc vào thế hệ thứ nhất của các quyền con người và công dân, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa thuộc vào thế hệ thứ hai của các quyền con người và công dân song hai nhóm quyền này cũng phụ thuộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau, sự phát triển nhóm quyền này thúc đẩy sự phát triển các nhóm quyền khác. Điều này lí giải vì sao các nước có nền kinh tế phát triển, có mức bình quân thu nhập đầu người cao thì có khả năng cao trong việc ghi nhận và thực hiện đầy đủ các quyền công dân cả hên hai nhóm dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa, trong khi đó các nước kinh tế kém phát triển thì không những nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa mà cả nhóm quyền dân sự, chính trị cũng không được ghi nhận đầy đủ hoặc thực hiện đầy đủ trên thực tế.
4. Các đặc trưng của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Vậy khác với các quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có những đặc trưng gì?
Phân tích những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ta thấy chúng có những đặc trưng sau đây:
- Quyền cơ bản của công dân thường được xuất phát từ các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận.
- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước và là tiền đề đảm bảo cho các quyền cơ bản của công dân được thực hiện.
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được quy định trong hiến pháp - văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản quy định trong hiến pháp là cơ sở đầu tiên cho mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân được các ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới ghi nhận.
Ví dụ: các quyền về lao động của công dân do luật lao động quy định đều dựa trên cơ sở quyền làm việc của công dân được ghi nhận trong hiến pháp. Tất cả mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân đều bắt nguồn từ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi trong đạo luật cơ bản của nhà nước. Đó là cơ sở, nền tảng của mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân.
- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Cơ sở phát sinh duy nhất của các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là quyền công dân - nghĩa là người có quốc tịch Việt Nam còn cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân là sự tham gia của họ vào các quan hệ pháp luật, là các sự kiện pháp lý ...
- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện tính chất dân chủ, nhân văn và tiến bộ của nhà nước.
Nhìn vào các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ghi nhận trong hiến pháp và thực tiễn thực hiện các quy định đó, chúng ta có thể đánh giá mức độ dân chủ, nhân đạo, tiến bộ và mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội và cá nhân.
Trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp:
- Tuân thủ Hiến pháp.
- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm Hiến pháp.
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp.