K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2018

Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

- Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

- Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

31 tháng 12 2018

Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

- Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

- Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

31 tháng 12 2018

Bố cục:

   + Chia các câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm

   + 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên

   + 4 câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất

31 tháng 12 2018

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.

Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

   + 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên

   + 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất

23 tháng 12 2018

Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:

a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình

23 tháng 12 2018

Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)

Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

  • Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (siêu ngắn)

Bố cục:

   + Chia các câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:

   +

   + 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên

   +

   + 4 câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.

Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

   + 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên

   + 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất

Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

"Tấc đất tấc vàng"

- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

"Nhất thì, nhì thục"

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Luyện tập

Một số câu tục ngữ về hiện tượng mưa nắng, bão lụt:

- Chớp đằng tây mưa dây bão giật

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua bài học này, học sinh nhận ra được giá trị, những kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên và lao động sản xuất chứa đựng trong những câu tục ngữ của dân gian, đồng thời xem tục ngữ như một kênh học tập, tích lũy vốn sống bản thân.

    - Bên cạnh đó, học sinh còn phân tích được lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Tham khảo thêm:

  • Phân tích một số câu Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

  • Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao "Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề ..."

24 tháng 12 2018

Luyện tập

Câu hỏi (trang 13 SGK): Những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học.

Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:

- Máu chảy ruột mềm

- Chết vinh còn hơn sống nhục

Một số câu tục ngữ trái nghĩa:

- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

- Trọng của hơn người

30 tháng 12 2018

Bố cục:

   Chia làm 5 đoạn:

   + Đoạn 1: Cảnh ngộ bị rơi vào bẫy và trở thành đồ chơi của đám người nhỏ bé ngạo mạn.

   + Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhớ rừng và niềm tự hào một thời oanh liệt.

   + Đoạn 4: Nỗi uất hận trước những tầm thường giả dối của cảnh công viên.

   + Đoạn 5: Những hoài niệm và giấc mộng ngàn.

30 tháng 12 2018

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    - Đoạn 1: Niềm uất hận của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt làm thú mua vui.

    - Đoạn 2 và 3: Hồi tưởng lại những ngày làm chúa tể oai hùng.

    - Đoạn 4: Con hổ khinh thường sự giả dối, tầm thường của hoàn cảnh.

    - Đoạn 5: Nỗi nhớ rừng và khát vọng tự do của con hổ.

15 tháng 12 2018

Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường hành quân xa. Mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi. Từ tiếng gà cục tác đến những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, hình ảnh người bà tần tảo, khắc sâu hình ảnh quê hương.

15 tháng 12 2018

Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Những hình ảnh và kỉ niệm đã được gợi lại từ tiếng gà trưa :

   - Con gà mái mơ với ổ trứng.

   - Lần bị bà mắng vì nhìn gà đẻ.

   - Người bà chắt chiu từng quả trứng, chăm lo quần áo mới cho cháu.

   ⇒ Thể hiện sự trong sáng hồn nhiên của một đứa trẻ, cũng như tình cảm yêu quý, trân trọng của người cháu với bà.

15 tháng 12 2018

Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận

Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả

Bài này chia thành 3 đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm

     + Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc

     + Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa

15 tháng 12 2018

Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:

     + Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết

     + Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm

     + Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ

- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:

     + Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm

     + Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý

     + Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng

14 tháng 12 2018

Câu 1 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ

     + Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

14 tháng 12 2018

Câu 2 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta:

- Nước Nam có chủ quyền riêng, có hoàng đế trị vì

- Ranh giới, địa phận nước Nam được ghi nhận ở “sách trời” không thể chối cãi được

- Kẻ thù nếu tới xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời

14 tháng 12 2018

Bài 1 (trang 53 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự giống nhau của bốn bài ca dao:

- Cả nội dung và nghệ thuậ châm biếm

Bài 2 (trang 53 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Những câu hát châm biếm giống với truyện cười dân gian:

     + Đối tượng: những thói hư tật xấu, những kẻ đáng chê cười trong đời sống

     + Nghệ thuật châm biếm: sử dụng biện pháp phóng đại, chỉ ra mâu thuẫn của sự vật

14 tháng 12 2018

Câu 1 (trang 39 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ý đúng: b và c

- Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, ta nhận ra thông qua hệ thống từ ngữ xưng hô “chàng”, “nàng”

- Lối hát đối đáp thường được sử dụng trong ca dao vì: mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng hát đối đáp trong lao động

14 tháng 12 2018

Câu 1 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Truyện về các nhân vật: Thành, Thủy, ba mẹ,cô giáo Tâm, con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ.

Truyện kể về cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy kéo theo sự chia tay của hai anh em Thành, Thủy và 2 con búp bê Vệ Sĩ, Em Nhỏ

Nhân vật chính là Thành và Thủy là nhân vật chính

14 tháng 12 2018

Câu 2 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật xưng tôi- ngôi kể thứ nhất

     + Người xưng tôi là Thành, người chứng kiến mọi sự việc xảy ra, là người trực tiếp trong cuộc

  + Ngôi kể này thể hiện trực tiếp được ý nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật, tăng tính chân thực cho câu chuyện

b, Tên của chuyện là cách nói ẩn dụ về nỗi đau của sự chia ly, trong đó những đứa trẻ vô tội là người gánh hậu họa. Cuộc chia tay của bố mẹ dẫn tới sự chia ly của con cái, bạn bè.

- Thành Thủy đã không để cho hai con búp bê chia tay như nói lên nguyện vọng, mong ước của các em về một mái ấm gia đình.