Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ đều là hai văn bản tự sự không chứa nhiều sự kiện, nhân vật và xung đột xã hội.
- Các tác giả viết về dòng hồi kí của mình, nên chủ yếu là miêu tả nội tâm nhân vật nên đậm chất trữ tình. Có thể tóm tắt như sau:
+ Tôi đi học: Truyện kể về dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, trường lớp, bạn mới. Cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng tự tin vừa nghiêm trang xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
- Trong lòng mẹ: Gần đến ngày giỗ đầu của cha nhưng người mẹ đi “tha hương cầu thực” vẫn chưa về. Người cô trong cuộc nói chuyện luôn xoáy sâu vào nỗi đau của bé Hồng bằng những lời cay độc và gương mặt cười rất kịch. Cuối cùng Hồng vẫn được gặp lại mẹ. Cậu nghẹn ngào trong sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc ngọt ngào của tình mẫu tử.
Tham khảo:
Tác giả Thanh Tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vốn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"
Nhà lão Hạc là một người nông dân rất nghèo, vợ mất sớm, con trai lão phải đi làm đồn điền cao su để kiếm tiền cưới vợ. Lão ở nhà với chú chó tên là Cậu Vàng và bầu bạn với nó hằng ngày. Lão coi nó là tri kỉ, lão ăn gì nó ăn nấy, tắm rửa cho nó như một đứa con… cùng nhau sống tằng tiện. Nhưng sau một trận ốm nặng, lão không còn đủ sức để nuôi thân nên quyết định bán con chó đi. Lão vô cùng buồn bã và kể chuyện với ông giáo. Vì ân hận đã lừa một con chó, lão ăn bả chó tự tử và nhờ ông giáo trông coi căn nhà, mảnh vườn đợi khi con lão về có nơi làm ăn.
a. Đoạn văn trên gồm có 9 câu. Đó là:
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. (Câu kể)
Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: (Câu kể)
- Hức! (Câu cảm)
Thông ngách sang nhà ta? (Câu hỏi)
Dễ nghe nhỉ! (Câu cảm)
Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Câu kể)
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Câu cầu khiến)
Đào tổ nông thì cho chết! (Câu cảm)
Tôi về, không một chút bận tâm." (Câu kể)
1 : Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình.
2 :Dế mèn là con út trong một gia đình có ba anh em. Cậu sớm được mẹ cho ra ở riêng. Nhờ ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chẳng mấy chốc cậu chở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Dế mèn rất tự hào về ngoại hình của mình. Cậu trêu chọc và coi thường tất cả mọi người trong xóm. Nhất là Dế Choắt,chỉ vì Dế Choắt quá ốm yếu không làm được gì.Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọ chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
dế mèn là con út trong một gia đình có ba anh em. Cậu sớm được mẹ cho ra ở riêng. Nhờ ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chẳng mấy chốc cậu chở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Dế mèn rất tự hào về ngoại hình của mình. Cậu trêu chọc và coi thường tất cả mọi người trong xóm. Nhất là Dế Choắt,chỉ vì Dế Choắt quá ốm yếu không làm được gì.Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọ chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.