Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: B
Giải thích: Mục…1 (phần I)….Trang…84...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Nêu những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Những biến động về kinh tế
- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.
- Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại... đem về Pháp.
- Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế – xã hội Việt Nam.
+ Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ti của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
+ Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do. Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
+ Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc...). Đời sống nông dân khó khăn.
2. Tình hình phân hóa xã hội:
Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.
- Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.
- Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.
- Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.
- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.
Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.
* Về kinh tế:
-Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thi hành chính sách cướp bóc ráo riết về kinh tế. Kinh tế Việt Nam chuyển sang hướng phục vụ cho Pháp tiến hành chiến tranh.
- Nông nghiệp từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn.
- Trong công thương nghiệp, thực dân Pháp thực hiện chính sách nới lỏng độc quyền, một số xí nghiệp của người Việt được mở rộng thêm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới ra đời.
* Về xã hội :
- Đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lực lượng lao động giảm sút do chính sách bắt lính của thực dân Pháp.
- Giai cấp công nhân tãng thêm về số lượng do các cơ sở sản xuất được mở rộng (17 000 người).
- Chính sách nới lỏng độc quyền của Pháp tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam có dịp vươn lên, tư sản một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp.
- Tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về số lượng.
Đáp án: D
Giải thích: Mục…1 (phần I)….Trang…84...SGK Lịch sử 11 cơ bản
a. Nguyên nhân, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
+ Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượng trong thế giwois tư bản thay đổi căn bản, làm cho việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống hòa ước Vecsxai-Oa-sinh-tơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa.
+ Điều đó nhất định phải đưa đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.
- Nguyên nhân trực tiếp
+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, với ý đồ gây chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới.
- Thủ phạm gây ra chiến tranh: là phát xít Đức, Italia, Nhật nhưng các cường quốc phương Tây với chính sách dung túng, nhượng bộ đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra chiến tranh.
- Tính chát của chiến tranh:
+ từ năm 1939-1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
+ Từ năm 1941-1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
b. Những chuyển biến to lớn trong tình hình thế giới được tạo ra bởi sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và Châu Á.
- Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực lượng trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: phát xít Đức, Italia, Nhật bị tiêu diệt; Anh, Pháp bị suy yếu; chỉ có Mĩ là lớn mạnh trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống này.
- Chiến tranh kết thúc đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc Châu Âu, lập nên các quốc gia độc lập mới ở Châu Á và Châu Phi.
c. Những nước ở Đông Nam Á đã tận dụng cơ hội Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng minh để tuyên bố độc lập:
- Tháng 8-1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia.
- Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam thành công dẫn đến thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2-9-1945.
- Nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy và tuyên bố độc lập tháng 10-1945.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllhllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Khu vực | Những nét chính |
Các nước Đông Âu | Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: Giai đoạn phát triển. - Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,... - Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển. |
Châu Á | Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH. |
Khu vực Mỹ La-tinh | Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. |
Nêu những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Về kinh tế:
-Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thi hành chính sách cướp bóc ráo riết về kinh tế. Kinh tế Việt Nam chuyển sang hướng phục vụ cho Pháp tiến hành chiến tranh.
- Nông nghiệp từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn.
- Trong công thương nghiệp, thực dân Pháp thực hiện chính sách nới lỏng độc quyền, một số xí nghiệp của người Việt được mở rộng thêm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới ra đời.
* Về xã hội :
- Đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lực lượng lao động giảm sút do chính sách bắt lính của thực dân Pháp.
- Giai cấp công nhân tãng thêm về số lượng do các cơ sở sản xuất được mở rộng (17 000 người).
- Chính sách nới lỏng độc quyền của Pháp tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam có dịp vươn lên, tư sản một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp.
- Tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về số lượng.
(tham khảo ik)
* Chuyển biến về kinh tế
- Chuyển biến tích cực:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến.
+ Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
+ Hình thành các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ lớn,...), các trung tâm công nghiệp mới (Nam Định, Bến Thủy, Hòn Gai...),...
- Chuyển biến tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn.
+ Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp.
+ Thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác thuộc địa, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm, phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.
* Chuyển biến về xã hội
- Các giai cấp cũ trong xã hội (địa chủ phong kiến và nông dân) có sự phân hóa sâu sắc:
+ Một bộ phận địa chủ cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện.
+ Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn.
- Trong xã hội xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới:
+ Sự phát triển của nền công, thương nghiệp thuộc địa, dẫn đến sự hình thành của đội ngũ công nhân. Công nhân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh. Ở đầu thế kỉ XX, lực lượng công nhân Việt Nam còn ít (khoảng 10 vạn người); mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc,...); ngoài ra họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
+ Tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện và ngày càng phát triển về số lượng. Cuộc sống của tiểu tư sản tuy có phần dễ chịu hơn công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, song vẫn bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, lại sớm được tiếp thu với những tư tưởng tiến bộ (nhất là bộ phận giáo viên, học sinh, sinh viên,...), nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
+ Tầng lớp tư sản ra đời. Tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu nước.
- Các sĩ phu yêu nước cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ bắt đầu tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở đầu thế kỉ XX.
* Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội:
- Chuyển biến về kinh tế là tiền đề của chuyển biến xã hội. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc.
- Dưới nền kinh tế phong kiến lạc hậu mới du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát triển một cách ì ạch, các giai cấp, tầng lớp mới được hình thành trong xã hội Việt Nam chưa thể lớn mạnh, đủ sức đứng ra cầm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Mục…1 (phần I)….Trang…83...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Vào cuối thế kỉ XIX Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã làm cho nền kinh tế, chính trị - xã hội có những biến đổi quan trọng
a. Về kinh tế bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa:
- Thị trường tiêu thụ.
- Cung cấp nguyên liệu thô.
b. Về chính trị: thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực.
c. Về xã hội:
- Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc.
- Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng.
d. Những tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới đã làm cho phong trào cách mạng ở Đông Nam Á và các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ hơn và mang màu sắc mới.