K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2021

Tham khảo

Khi trẻ càng lớn thì các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, huyết áp sẽ càng giảm theo từng độ tuổi. Vì vậy, nhịp tim của đứa trẻ sẽ nhanh hơn so với nhịp tim của bố mẹ chúng. 

Tim là cơ quan động lực của cơ thể hoạt động của tim mà máu được đưa đến các cơ quan trong cơ thể. Nó có quá trình trưởng thành từng bước. Trong thời kỳ đầu, tim của chúng ta còn chưa phát triển thành thục. Bộ phận cấu thành là các sợi cơ còn tương đối mềm, yếu. Lực của tim rất nhỏ. Lượng máu mỗi lần tim đập đấy ra ít hơn so với người lớn. Nếu muốn đáp ứng được nhu cầu của các bộ phận trong cơ thể, thì yêu cầu nó phải cần cù hơn, gia tăng số lần đập.

Nó cũng giống như khi một đứa trẻ đi trên đường cùng người lớn. Bước đi của trẻ ngắn, người lớn bước dài. Đứa trẻ nếu muốn kịp người lớn thì cần phải bước nhanh hơn. Thậm chí, người lớn bước một bước thì đứa trẻ phải bước hai bước. Có thể bạn nghĩ rằng, cơ thể trẻ em còn nhỏ thì lượng máu cơ thể cần cũng sẽ ít. Như vậy, tim cũng không cần thiết phải vất vả như thế. Thực ra, điều này không đúng. Đứa trẻ đang vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, lượng dinh dưỡng và dưỡng khí mà nó cần cao hơn nhiều so với người lớn. Nhưng chất dinh dưỡng này đều do máu đem tới. Vì thế, tim phải đập nhanh mới có thể bảo đảm cho đứa trẻ phát triển bình thường.

Tim đập nhanh cũng có một giới hạn nhất định. Nếu như tim đập quá nhanh, cơ tim không được nghỉ ngơi, trong tim không có được lượng máu dự trữ đầy đủ, lượng máu đẩy ra khi tim đập sẽ ít đi.

Vì thế nhịp tim của trẻ em đập nhanh hơn so với người lớn là một hiện tượng sinh lý bình thường. Đương nhiên, chúng ta cũng phải xem xét đến sự ảnh hưởng của các nhân tố khá

Nhịp tim ở trẻ em nhanh hơn người lớn vì : 

+Do khả năng trao đổi chất và khả năng vận động của em bé cao hơn người lớn nên tim phải đập nhanh để kịp thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho tế bào hoạt động.

+ Do sự chênh lệch tỉ lệ bề mặt so với trọng lượng cơ thể cao

+ Do em bé đang ở độ tuổi phát triển , tế bào cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để phát triển.

+ và do nhiều các nguyên nhân khác .

5 tháng 7 2018

Đáp án đúng : B

20 tháng 8 2019

Đáp án đúng : A

19 tháng 10 2019

Đáp án  C

(1), (2) và (4) đúng.

Giải thích ngắn gọn các hiện tượng sau:

a) Người già huyết áp thường cao hơn lúc trẻ. \(\rightarrow\) Vì thành của động mạch sơ cứng và huyết áp tâm thu tăng.

b) Phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn lúc không mang thai. \(\rightarrow\) Tim phải đập nhanh hơn để duy trì tình trạng của mẹ và thai nhi.

c) Nhịp tim của trẻ em thường cao hơn nhịp tim của người trưởng thành. \(\rightarrow\) Tim trẻ còn nhỏ và yếu cần đập nhiều để đáp ứng nhu cầu trong cơ thể.

d) Khi chữa bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò bằng thuốc kháng sinh, người ta thường tiêm vào máu chứ ít khi cho trâu, bò uống. \(\rightarrow\) Vì tiêm vào máu thì hiệu quả thuốc cao hơn uống và đa số là ở trâu bò thường mắc bệnh về sán nên tiêm là biện pháp hiệu quả nhất.

22 tháng 12 2023

thanks :))

18 tháng 9 2017

Đáp án C

I. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. à đúng

II. Huyết áp tối đa xảy ra khi 2 tâm thất cùng co. à sai

III. Huyết áp tâm trương là huyết áp ứng với lúc tim giãn và đạt giá trị tối thiểu. à đúng

IV. Huyết áp của tĩnh mạch lớn hơn huyết áp ở mao mạch. à đúng

27 tháng 9 2019

Đáp án B

Chỉ có 2 phát biểu đúng là II, IV.

- I sai vì ở thú chỉ có hệ tuần hoàn kín.

- III sai vì máu ở tâm thất phải là màu đỏ thẫm và giàu CO2 → Động mạch chủ → Mao mạch mới thực hiện trao đổi khí thì lúc này máu mới là màu đỏ tươi và giàu O2.

24 tháng 3 2018

Đáp án B

Chỉ có 2 phát biểu đúng là II, IV → Đáp án B

I - Sai vì ở thú chỉ có hệ tuần hoàn kín

III - Sai. Vì máu ở tâm thất phải là màu đỏ thẫm và giàu CO2 → Động mạch phổi → Mao mạch mới thực hiện trao đổi khí thì lúc này máu mới là màu đỏ tươi và giàu O2. Từ đó, máu ở động mạch phổi giàu CO2 chứ không giàu O2.

STUDY TIP

Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được ô-xy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.

 Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử ô-xy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ ô-xy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.

 Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn.