K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2019

Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra.

Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

hok tốt

30 tháng 3 2019

Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:

- Có ăn không thì bốc chứ!

Thầy đề vội vàng:

- Dạ, bẩm, bốc.

Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên(38) một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm....

- Đuổi cổ nó ra!

Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề:

- Thầy bốc quân gì thế?

- Dạ, bẩm, con chưa bốc.

- Thì bốc đi chứ!

Thầy đề tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút ra một con bài, lật ngửa, xướng rằng:

- Chi chi(39)!

Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

- Đây rồi!... Thế chứ lại!

Rồi ngại vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

- Ù! Thông tôm, chi chi nảy(40)!... Điếu, mày!

...

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!

8 tháng 6 2020

cho hinh anh ba chi oi

Văn bản: Sống chết mặc bayCâu hỏi:I) Cảnh đê sắp vỡ1. Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng những chi tiết nào về không gian, thời gian, địa điểm? Các chi tiết đó gợi ra cảnh tượng như thế nào?2. Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò thắt nút, vậy ý nghĩa thắt nút ở đây là gì?II) Cảnh hộ đê1. Cảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh, âm thanh điển hình nào?2. Ngôn ngữ...
Đọc tiếp

Văn bản: Sống chết mặc bay

Câu hỏi:

I) Cảnh đê sắp vỡ

1. Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng những chi tiết nào về không gian, thời gian, địa điểm? Các chi tiết đó gợi ra cảnh tượng như thế nào?

2. Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò thắt nút, vậy ý nghĩa thắt nút ở đây là gì?

II) Cảnh hộ đê

1. Cảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh, âm thanh điển hình nào?

2. Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc? Qua cách miêu tả đó gợi lên một cảnh tượng như thế nào? 

3. Theo dõi đoạn kể truyện trong đình, hãy cho biết chuyện gì đang xảy ra?

4. Để miêu tả đồ vật và chân dung quan phủ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào? Tác dụng của nghệ thuật đó?

5. Hình ảnh quan phụ mẫu nhàn nhã hưởng lạc trong đình trái ngược với hình ảnh nào ngoài đê?

6. Trong nghệ thuật viết văn, đặt hai cảnh trái ngược nhau như thế gọi là sử dụng biện pháp tương phản, theo em phép tương phản trên có tác dụng gì?

Mình cần gấp lắm để soạn bài ngày mai nha, mong mọi người giúp mình nhanh với!

0