Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(*) Thông tin tham khảo:
- Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1946). Trong đó:
+ Màu xanh dương tượng trưng cho: hòa bình, sự tự do và hy vọng.
+ Màu trắng tượng trưng cho: sự trong sáng, công lý, công bằng.
+ Màu đỏ tượng trưng cho: máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cũng đồng thời là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.
- Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1879)
Giới thiệu di tích Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất
Di tích Thành Bản Phủ thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng vào những năm 1758 đến 1762, cách thành phố Điện Biên Phủ 12km về phía Nam. Thành là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18. Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều định Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với 2 tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, tại thành Bản Phủ, người dân đã lập đền thờ vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản Mường.
Năm 1545, giữa lúc cuộc chiến Nam - Bắc triều đang diễn ra quyết liệt, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã trao lại toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (người con thứ của Nguyễn Kim) được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.
Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh, trải qua 7 lần giao chiến không phân thắng bại, năm 1672, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới phân chia đất nước. Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam, hay còn gọi là Nam Hà) do con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn” và Đàng Ngoài (vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc, hay còn gọi là Bắc Hà) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
Tham khảo
Lựa chọn: Tiểu sử của G. Oa-sinh-tơn
G. Oa-sinh-tơn sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 trong một gia đình điển chủ khá giả tại bang Viếc-gi-ni-a. Năm 1759, G. Oa-sinh-tơn được bầu vào Nghị viện bang Viếc-gi-ni-a và ông kiên trì phản đối sự đánh thuế bất công của người Anh. Khi chiến tranh giữa đế quốc Anh và 13 thuộc địa nổ ra, G. Oa-sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của lực lượng quân đội thuộc địa. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhân dân 13 thuộc địa đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành được nền độc lập.
Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ông phải đối mặt với thách thức gắn kết các bang riêng rẽ thành một quốc gia mới, và thành lập một chính phủ cho quốc gia này. Năm 1792, ông tái đắc cử nhiệm kì Tổng thống lần thứ hai. Trong nhiệm kì này, G. Oa-sinh-tơn đã duy trì được lập trường trung lập của Hoa Kỳ khi chiến tranh giữa Anh và Pháp nổ ra năm 1793. Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Anh.
G. Oa-sinh-tơn cuối cùng cũng từ giã chính trường vào năm 1797 và qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1799.
Tham khảo
G. Oa-sinh-tơn sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 trong một gia đình điển chủ khá giả tại bang Viếc-gi-ni-a. Năm 1759, G. Oa-sinh-tơn được bầu vào Nghị viện bang Viếc-gi-ni-a và ông kiên trì phản đối sự đánh thuế bất công của người Anh. Khi chiến tranh giữa đế quốc Anh và 13 thuộc địa nổ ra, G. Oa-sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của lực lượng quân đội thuộc địa. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhân dân 13 thuộc địa đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành được nền độc lập.
Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ông phải đối mặt với thách thức gắn kết các bang riêng rẽ thành một quốc gia mới, và thành lập một chính phủ cho quốc gia này. Năm 1792, ông tái đắc cử nhiệm kì Tổng thống lần thứ hai. Trong nhiệm kì này, G. Oa-sinh-tơn đã duy trì được lập trường trung lập của Hoa Kỳ khi chiến tranh giữa Anh và Pháp nổ ra năm 1793. Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Anh.
G. Oa-sinh-tơn cuối cùng cũng từ giã chính trường vào năm 1797 và qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1799.
Tham khảo
Charles Robert Darwin (1809 – 1882) - một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh, là “cha đẻ” của thuyết tiến hóa. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã phát hiện ý nghĩa cảu chọn lọc tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể lí giải các hiện tượng sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, hiện tượng hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài sinh vật.
Gợi ý:
- Ông có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, lập ra vương triều Tây Sơn (1778 - 1802).
- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.
- Khi có quân xâm lược Xiêm, Thanh, Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Là người chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khai lề thế lính trên đảo Lý Sơn.
“Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” là lễ cúng cầu an cho những người lính Hoàng Sa trước khi họ lên thuyền ra biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sau này, khi không còn Đội Hoàng Sa, các tộc họ trên đảo có người đi lính Hoàng Sa không trở về đã gắn lễ cúng với giỗ họ (cúng việc lề) nên gọi là: “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa”.
Theo ghi chép trong tộc phả của các dòng họ có người đi lính Hoàng Sa thì rất nhiều người lính ra đi không trở lại. Do vậy, để cho người lính yên tâm ra đi, Triều đình tổ chức “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” trước khi họ lên thuyền ra đảo.
Trong lễ tế phải có sự hiện diện của pháp sư, ông ta đội mũ tam sơn, khăn ấn, áo dài là người điều hành lễ tế. Pháp sư là người có vai trò quan trọng trong lễ tế, chuẩn bị thuyền lễ cúng, cờ, linh vị và các thuyền nhân bằng bột gạo hoặc bằng rơm rạ (ngày nay những hình nhân được thay bằng giấy điều).
* Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của người dân đất đảo đối với những người lính đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây cũng là dịp các bậc cao nhân trên đất đảo kể lại cho con cháu nhiều câu chuyện về các Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, chuyện về những chuyến hải trình đầy gian khổ, nhưng cũng rất đáng tự hào, chuyện về những gương sáng vì nước vong thân của các vị Cai đội Hoàng Sa: Võ Văn Khiết, Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật… Những câu chuyện ấy đã, đang và sẽ khắc sâu vào tâm khảm các thế hệ người dân Lý Sơn, người dân Quảng Ngãi, người dân Việt Nam rằng: Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam
(*) Giới thiệu nguồn gốc Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn
- Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tổ chức tuyển chọn những trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi lội tại xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để sung vào hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Các dân binh thuộc hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải sẽ ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực thi nhiệm vụ: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm hải sản quý và từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
- Tương truyền rằng do mỗi chuyến đi dài 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm) trên biển đầy rủi ro bất trắc nên mỗi người lính trước khi đi ra Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải chuẩn bị sẵn cho mình: 1 đôi chiếu, mấy sợi dây mây, 7 cái đòn tre và 1 thẻ tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì chiếu dùng để bó xác, đòn tre dùng để làm nẹp và lấy dây mây bó lại. Chiếc thẻ tre ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người xấu số được cài kỹ trong bó xác, thi thể được thả xuống biển để trôi về bờ tìm về với quê hương bản quán.
- Trong suốt mấy trăm năm hoạt động, đã có hàng nghìn dân binh, vượt qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và không phải ai cũng có may mắn trở về.
- Từ mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người dân đảo Lý Sơn đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn - đó là Lễ Khao lề thế lính - cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an, sớm trở về quê hương. Nghi lễ này được tổ chức vào khoảng tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng năm (trước khi những người lính lên đường).
- Trong buổi tế, người ta làm những hình người bằng giấy, hoặc bằng bột gạo và dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, đặt hình nộm lên để làm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa đem tế tại đình, tế xong đem thả ra biển, với mong muốn đội thuyền giả kia sẽ chịu mọi rủi ro thay cho những người lính của đội Hoàng Sa, đồng thời tạo niềm tin và ý chí cho người lính hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua.
- Lễ Khao lề là ngày hội lớn không chỉ riêng Quảng Ngãi mà từ lâu đã thấm sâu vào lòng người dân mọi miền đất nước như một "bằng chứng sống" về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.
* Ý nghĩa của việc duy trì Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn:
- Tri ân công lao của các thế hệ đi trước trong việc xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (đặc biệt là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
- Tuyên truyền và giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.
- Là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.
Tham khảo: Giới thiệu về anh hùng Trương Định (Việt Nam)
Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định là con của quan Thủy Vệ Uý Trương Cầm, tỉnh Gia Định. Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đem hết tài sản đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang lập đồn điền ở Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông ngày nay và được bổ chức Phó Quản Cơ của đồn điền.
Khi thực dân Pháp đưa quân đánh chiếm các tỉnh Đông Nam Kì của Việt Nam, Trương Định đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy kháng chiến ở Tân Hòa. Sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết (1862), triều đình nhà Nguyễn hạ lệnh cho Trương Định bãi binh, mặt khác lại điều ông nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân kháng chiến “bảo vệ non sông, xóm làng”.
Nghĩa quân do Trương Định chỉ huy đã anh dũng chiến đấu, tổ chức vây đánh địch tại các vùng như: Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn,… Sau khi căn cứ Tân Hòa (Gò Công) rơi vào tay Pháp, trước hỏa lực mạnh của địch, Trương Định đã buộc phải cho quân rút lui về căn cứ Tân Phước để bảo toàn lực lượng. Tại căn cứ Tân Phước, Trương Định cùng quân sĩ ráo riết chuẩn bị để tổ chức phản công, thu phục lại căn cứ Tân Hòa. Giữa lúc đó, giặc Pháp có tay sai là Huỳnh Công Tấn (tên này trước theo nghĩa quân, nhưng sau đó đã đầu hàng Pháp) dẫn đường bí mật lọt vào căn cứ, bao vây Trương Định và các tùy tướng. Trong cuộc đấu súng quyết liệt vào hửng sáng ngày 20/8/1864, Trương Định không may bị trúng đạn, gãy xương sống. Không muốn để giặc bắt, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.
Quang Trung - Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Sự tài tình của Vua Quang Trung được thể hiện rất rõ qua các cuộc chiến, trong đó tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, ông đã chỉ huy quân dân tấn công vào đêm 30 tết,tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã có rất nhiều con đường, ngôi trường, di tích lịch sử mang tên ông như Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Quảng Nam),….hay đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), phố Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội),….Bảo tàng Quang Trung (Bình Định),….