K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2018

a, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

- Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b, "em có thể đi lên tới tận trời được"

- Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c, "cụ bá thét ra lửa"

- Nói quá thể hiện nhân vật cụ bá có thế lực, quyền lực.

29 tháng 10 2018

a)Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

( Bài ca vỡ đất- Hoàng Trung Thông)

- Biện pháp nói quá: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Ý nghĩa: Sức lao động của con người là kì diệu có thể làm được tất cả.

b) Lên đến tận trời được: Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân

c)Thét ra lửa: Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo. « Thét ra lửa » là nói quá về nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.

29 tháng 10 2018

a. nói quá : có sức người sỏi đá cũng thành cơm

ý nghĩa: niềm tin vào lao động và thành quả lao động

b. nói quá: từ giờ... trời đc

ý nghĩa: khẳng định vết thương ko có gì đáng ngại để người khác bớt lo lắng

c. nói quá: cụ bà thét ra lửa

ý nghĩa: thể hiện 1 người có quyền lực và thể lực

7 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1.

a, Biện pháp tu từ hoán dụ lấy bộ phận (bàn tay ta) để chỉ toàn thể (con người)

b, Lao động để tạo ra các giá trị vật chất và tạo công việc cho con người

c, 

Lao động đem lại cho con người niềm vui và sự sung túc trong đời sống  vật chất và tinh thần. Vậy lao động là gì và nó có giá trị như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Trước hết, lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Nhờ có lao động mà ta mới đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu. Bên cạnh đó, nó còn giúp ta thêm khỏe mạnh. Bởi lẽ, ta sẽ chẳng thể nào có một cơ thể rắn chắc, dẻo dai nếu không lao động. Hơn thế nữa, nó còn giúp ta có thêm những kiến thức, kĩ năng. Mỗi ngày làm việc sẽ là mỗi ngày học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. rút ra bài học cho bản thân. Ấy thế mà, cạnh bên những người chăm chỉ lao động vẫn còn có những kẻ há miệng chờ sung. Thật là đáng xấu hổ và đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Tuy nhiên, chúng ta không thể làm việc quá lao lực, quá sức bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến ta không có thời gian để chăm lo cho bản thân và gia đình. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy không ngừng lao động, hãy cố gắng làm việc để tạo ra sản phẩm, góp phần làm nước nhà thêm giàu đẹp.

7 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ!!

17 tháng 10 2017
STT Ví dụ Ý nghĩa
1

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Nói quá về sức người, nhưng rất đúng : bàn tay con người có thể biến sỏi đá thành cơm

2 Anh cứ yên tâm ,vết thương chỉ sướt da thôi.Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – ngay cả đi lên đến tận chân trời.
3 Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo. « Thét ra lửa » là nói quá về nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.

20 tháng 10 2017

1. " Sỏi đá cũng thành cơm " : Lao động mang lại cho con người cuộc sống ấm no .

2. " Đi lên đến tận trời " : Không quản ngại khó khăn , gian khổ .

3. " Thét ra lửa " : Có thế lực , có uy quyền .

6 tháng 11 2018

a.

-Biện pháp nói quá trong câu thơ trên: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

-Ý nghĩa: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc

b)

- Biện pháp nói quá: " cụ bá thét ra lửa"

-Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo..

6 tháng 11 2018

sức người sỏi đá cũng thành cơm.

– Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b) đi lên tới tận trời

– Nói quá chỉ vết thương nhẹ ngoài da có thể đi lên tới tận trời

c) thét ra lửa

– Nói quá thể hiện là một nhân vật có tiếng nói, có thế lực, quyền uy, hống hách, hay quát tháo.

30 tháng 4 2019

Lao động là nguồn gốc của sự sống. Có gì đẹp bằng lao dộng? Ca ngợi lao động và người lao động, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

“Bàn tay ta làm nên tất cả,

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Trong câu thơ, “bàn tay" là hình ảnh hoán dụ. Bàn tay là một bộ phận của cơ thể; qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" là lối nói quá, lối nói phóng đại để ca ngợi sức mạnh của lao động; ở đây là sức lao động của nhà nông. Câu thơ đã khẳng định và ngợi ca sức mạnh của người lao động, ca ngợi lao động là vô cùng sáng tạo. Lao động là sức mạnh của con người, “làm nên tất cả", lao động thật kỳ diệu: “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Có khối óc, có bàn tay, có sức khỏe, có sự khéo léo, có sự siêng năng cần cù, con người có thể làm nên tất cả. Khối óc và bàn tay con người có thể sản xuất ra mọi của cải vật chất, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống của con người ngày thêm ấm no hạnh phúc, xã hội ngày một thêm giàu có, phồn vinh, văn minh hiện đại.

Mọi nhu cầu của con người trong cuộc sống đều do lao động, do bàn tay lao động làm ra. Cơm ăn, áo mặc, viên thuốc ta uống lúc ốm đau, cây kim sợi chỉ, trang sách ngọn đèn, bài thơ bài văn được học, con búp bê, con tò he bé chơi,... đều do lao động làm nên. Mái nhà ta ở, chiếc xe ta đi, cái chăn ta đắp trong mùa đông rét giá, cái quạt ta dùng trong mùa hè nóng bức,... đều do bàn tay lao động làm ra. Những lâu đài tráng lệ, những ngôi nhà chọc trời, con tàu phá băng nguyên tử, con tàu vũ trụ,... đều do khối óc và bàn tay con người sáng tạo nên.

Lúc mới đọc câu thơ “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm", ta tưởng là vô lý, phi lý. Suy nghĩ kĩ, ta thấy Hoàng Trung Thông đã có một cách nói thật hay về sức lao động sáng tạo kì diệu của con người, của người nông dân.

Nhân dân ta từng nói: “Một giọt mồ hôi, một nồi cơm dẻo". Ca dao có câu: “Công lệnh chẳng quản lâu dâu - Ngày mai nước bạc, ngày sau cơm vàng": hoặc: “Ai ơi, bưng bút cơm đầy - Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần". Có nhà thơ đã viết: “Mồ hôi đã đổ xuống đồng - Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương". Đất đai, ruộng đồng được mồ hôi nhà nông tưới tắm mà có hoa thơm trái ngọt bốn mùa.

Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông thể hiện một tư duy nghệ thuật rất thông minh, sắc sảo. Tác giả đã nói lên tất cả niềm tự hào, yêu quý đối với người lao động, đối với người dân cày Việt Nam.

Đọc vần thơ của Hoàng Trung Thông, ta càng thấm thía công ơn của nhân dân lao động, càng thấy rõ học tập là nghĩa vụ của tuổi trẻ; mai sau bước vào đời đem bàn tay lao động để kiếm sống, để hiến dâng và phục vụ Tổ quốc.

30 tháng 4 2019

Lao động là nguồn gốc của sự sống. Có gì đẹp bằng lao dộng? Ca ngợi lao động và người lao động, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

“Bàn tay ta làm nên tất cả,

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Trong câu thơ, “bàn tay" là hình ảnh hoán dụ. Bàn tay là một bộ phận của cơ thể; qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" là lối nói quá, lối nói phóng đại để ca ngợi sức mạnh của lao động; ở đây là sức lao động của nhà nông. Câu thơ đã khẳng định và ngợi ca sức mạnh của người lao động, ca ngợi lao động là vô cùng sáng tạo. Lao động là sức mạnh của con người, “làm nên tất cả", lao động thật kỳ diệu: “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Có khối óc, có bàn tay, có sức khỏe, có sự khéo léo, có sự siêng năng cần cù, con người có thể làm nên tất cả. Khối óc và bàn tay con người có thể sản xuất ra mọi của cải vật chất, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống của con người ngày thêm ấm no hạnh phúc, xã hội ngày một thêm giàu có, phồn vinh, văn minh hiện đại.

Mọi nhu cầu của con người trong cuộc sống đều do lao động, do bàn tay lao động làm ra. Cơm ăn, áo mặc, viên thuốc ta uống lúc ốm đau, cây kim sợi chỉ, trang sách ngọn đèn, bài thơ bài văn được học, con búp bê, con tò he bé chơi,... đều do lao động làm nên. Mái nhà ta ở, chiếc xe ta đi, cái chăn ta đắp trong mùa đông rét giá, cái quạt ta dùng trong mùa hè nóng bức,... đều do bàn tay lao động làm ra. Những lâu đài tráng lệ, những ngôi nhà chọc trời, con tàu phá băng nguyên tử, con tàu vũ trụ,... đều do khối óc và bàn tay con người sáng tạo nên.

Lúc mới đọc câu thơ “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm", ta tưởng là vô lý, phi lý. Suy nghĩ kĩ, ta thấy Hoàng Trung Thông đã có một cách nói thật hay về sức lao động sáng tạo kì diệu của con người, của người nông dân.

Nhân dân ta từng nói: “Một giọt mồ hôi, một nồi cơm dẻo". Ca dao có câu: “Công lệnh chẳng quản lâu dâu - Ngày mai nước bạc, ngày sau cơm vàng": hoặc: “Ai ơi, bưng bút cơm đầy - Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần". Có nhà thơ đã viết: “Mồ hôi đã đổ xuống đồng - Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương". Đất đai, ruộng đồng được mồ hôi nhà nông tưới tắm mà có hoa thơm trái ngọt bốn mùa.

Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông thể hiện một tư duy nghệ thuật rất thông minh, sắc sảo. Tác giả đã nói lên tất cả niềm tự hào, yêu quý đối với người lao động, đối với người dân cày Việt Nam.

Đọc vần thơ của Hoàng Trung Thông, ta càng thấm thía công ơn của nhân dân lao động, càng thấy rõ học tập là nghĩa vụ của tuổi trẻ; mai sau bước vào đời đem bàn tay lao động để kiếm sống, để hiến dâng và phục vụ Tổ quốc.

Trai tài gái xức:Hai nguồn nước chảy uốn khúc qua vùng đất như hai dải ruy-băng bằng bạc, để rồi giao hòa trong nội cỏ tạo thành một con suối. Con suối chảy xa hơn, tưới mát cho làng mạc, tiếng suối róc rách như tiếng lục lạc. Giai điệu dịu êm của nó biểu lộ vừa niềm vui vô hạn, vừa nỗi đau tột cùng. Về hai khối đá này, các cụ già trong vùng còn kể lại một câu chuyện rất kỳ...
Đọc tiếp

Trai tài gái xức:

Hai nguồn nước chảy uốn khúc qua vùng đất như hai dải ruy-băng bằng bạc, để rồi giao hòa trong nội cỏ tạo thành một con suối. Con suối chảy xa hơn, tưới mát cho làng mạc, tiếng suối róc rách như tiếng lục lạc. Giai điệu dịu êm của nó biểu lộ vừa niềm vui vô hạn, vừa nỗi đau tột cùng. Về hai khối đá này, các cụ già trong vùng còn kể lại một câu chuyện rất kỳ lạ.

Xưa kia, sinh sống trong vùng này có một thiếu nữ xinh đẹp và một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Thiếu nữ tên là Sao mai. Nàng có gương mặt đẹp mê hồn và tươi mát như sương mai, giọng nói ngọt ngào, vuốt ve như lông chim nhỏ. Khi bầu trời đầy mây đen, tiếng hát của nàng gọi ánh nắng mặt trời, khi mặt đất màn đêm buông xuống, tiếng hát của nàng gọi các vì sao và mặt trăng. Ai nghe được tiếng hát ấy lập tức quên hết muộn phiền.

Chàng trai tên là Họa mi. Đó là một chàng trai có trái tim trong trẻo như pha lê. Trên khuôn mặt cao quý đôi mắt chàng ngời sáng như kim cương. Mỗi khi chàng nâng cây sáo lên môi, chim chóc ngừng tiếng hót và con người lặng đi như bị mê hoặc. Sao mai và Họa mi yêu nhau và không thể sống thiếu nhau. ở đâu người ta nghe thấy tiếng sáo của Họa mi thì tức khắc ở đó cất lên tiếng hát êm ái của Sao mai.

Một mùa hè nọ, đại hạn giáng xuống vùng. Cây cối vàng võ, héo khô, ngoài đồng các mô đất rắn lại như đá; các giếng nước may lắm chỉ còn mươi giọt.

“Chúng ta sẽ làm gì đây?” Mọi người hỏi nhau. “Hạn hán kiểu này, chúng ta sẽ không tài nào sống sót.”

Lần đầu tiên, tiếng sáo lảnh lót ngưng bặt và giọng hát dịu êm của người con gái tắt lịm. Một ngày nọ, Sao mai và Họa mi cùng nhau lên núi lấy cỏ thuốc, như họ vẫn thường làm.

 

Dưới chân họ, những thửa ruộng cằn cỗi úa vàng, đất đai nứt nẻ khát cháy! Cảnh làng mạc tang thương khiến Sao mai và Họa mi se lòng.

- Sao mai yêu quý, chúng mình thử đào một cái giếng xem sao?

Sao mai gật đầu đồng ý và đôi trai gái bắt tay vào việc. Từng nhát, từng nhát cuốc bổ xuống đất rắn như đá cuội. Họ đào, đào mãi - và đã đào được một cái hố tròn khá lớn - bỗng nhiên, hấp! Từ dưới hố nhảy lên một con ếch vàng, cổ quấn ruy-băng xanh.

- Đây là vương quốc của ta, con ếch tuyên bố, không được đào ở đây! Nếu các người nghe lời ta, ta sẽ nói cho mà biết các người có thể tìm thấy nước ở đâu. Dưới chân núi Mây kia có một khối đá lớn, trong kẽ nứt của khối đá ấy có mọc một cây gai. Nếu các người có thể theo những nhánh rễ gai của cây ấy mà trèo lên đỉnh núi, các người sẽ thấy trên cao một cụ già bận đồ len có bộ râu dài trắng như cước và mái tóc dài bù xù. Cụ già đợi người đến giúp cụ bện mớ tóc dài thành hai bím. Khi nào các người xong việc, cụ già sẽ hỏi các người muốn được thưởng gì. Hãy nói rằng các người chỉ cần nước. Nếu ngay cả cụ ấy cũng không giúp gì được các người, ta không biết còn ai khác có thể! Con ếch vàng vừa nói xong mấy lời trên thì - hấp - nó biến mất dưới lòng hố, như thể đất đã nuốt chửng nó vậy.

 

Nhanh như gió, Sao mai và Họa mi chạy về phía núi Mây.

Đến chân núi, họ sững sờ tuyệt vọng. Núi cao sừng sững, uy nghi và câm lặng, không có đường lên. Trước mặt Sao mai và Họa mi là vách đá dựng đứng, trơn tuột, không có lấy một gờ nhỏ họa may đặt chân vừa. Họ chạy đến chân vách đá, tuyệt vọng tìm một lối leo lên. Chợt họ nhìn thấy một khối đá khổng lồ ngay trước mặt, trong các kẽ nứt của nó mọc ra một cây gai, cây bò lên rất cao, đến ngút tầm mắt, đến tận đỉnh Núi Mây.

- Chúng ta sẽ không bao giờ lên trên ấy được, Sao mai thở dài nhìn những nhánh rễ đầy gai nhọn như muôn vàn mũi kim.

- Đừng sợ! Ôm lấy anh. Anh sẽ trèo. Hãy ôm thật chặt!

Sao mai vòng tay ôm ngang lưng Họa mi. Chàng trai trèo dọc theo đám rễ tua tủa gai, hướng về phía đỉnh núi Mây. Gai nhọn cắm sâu vào hai bàn tay anh, nhưng Họa mi coi thường đau đớn thể xác.

Trèo như thế không biết bao lâu, đến khi kiệt sức, Họa mi và người yêu cũng tới được đỉnh núi. Họ thấy một cụ già mái tóc bạc phơ vội vã bước lại gần. Bộ râu của cụ dài chấm hông, mớ tóc cụ rối tung rủ xuống tận chân, quét đất.

 

- Thật tốt là các cháu đã đến, cụ già hồ hởi. Ngày nào ta cũng chờ có ai đó đến giúp ta bện mớ tóc này.

- Chúng cháu rất sẵn lòng giúp ông, thưa ông, Họa mi đáp. Hai bạn trẻ bắt tay ngay vào việc. Tay họ tê cứng vì tết tóc quá lâu. Nhưng cuối cùng ông lão cũng có được hai bím tóc lấp lánh ánh bạc thay vì mớ tóc rối bù dài quét đất.

Cụ già rất hài lòng, hỏi:

- Các cháu muốn ta thưởng gì? Ta sẽ thực hiện ước nguyện của các cháu, dù nó là gì đi nữa.

- Thưa ông, Họa mi đáp, chúng cháu chỉ khao khát một điều: ông cho chúng cháu nước! Đại hạn làm điêu đứng vùng quê của chúng cháu, lúa mì chết khô, cỏ úa vàng, con người thì chết khát.

- Được, các cháu có thể có nước, ông già trả lời. Ông sẽ giúp các cháu, nhưng ông không biết các cháu có đủ can đảm không.

- Hãy nói cho chúng cháu biết chúng cháu phải làm gì, chúng cháu không sợ gì cả, Họa mi và Sao mai cùng đồng thanh.

Cụ già lấy từ trong tai trái ra một viên ngọc đen lấp lánh, và giải thích:

- Cầm lấy viên ngọc này và quay về thung lũng. ở đó, đến nơi nào các cháu chọn, một trong hai cháu phải nuốt viên ngọc. Ngay khi nuốt viên ngọc, cháu đó sẽ biến thành một khối đá, nơi chân khối đá sẽ tuôn ra một nguồn nước không bao giờ cạn cứu đồng bào của các cháu. Bây giờ, vĩnh biệt các cháu, nếu ngày nào đó còn cần đến ta, các cháu chỉ cần đập nhẹ vào vách đá của núi Mây ba cái.

 

Sao mai và Họa mi nhìn nhau, rất buồn vì sắp phải xa nhau. Nhưng ý nghĩ về nỗi khổ của mọi người cho họ lòng can đảm. Lặng lẽ, cả hai chìa tay ra nhận viên ngọc đen, nhưng Họa mi nhanh tay hơn. Anh cầm lấy viên ngọc, giấu dưới áo.

- Bây giờ các cháu đi đi, cụ già nói, đoạn đưa cho mỗi người một bím tóc bạc, Sao mai và Họa mi nắm lấy mỗi người một đầu. Tức khắc, hai bím tóc rít lên trong không trung, nhằm thẳng hướng chân vách đá. Thế gian quay đảo quanh hai bạn trẻ, gió ù ù bên tai, nhưng chưa kịp sợ thì chân họ đã chạm nền đất cứng dưới chân Núi Mây. Chưa hết bàng hoàng thì hai bím tóc đã bay ngược trở lên và mất hút trong tầng cao.

Họa mi lấy viên ngọc đen từ trong áo ra. Nước mắt lưng tròng, họ nhìn nhau hồi lâu.

- Đưa cho em, Sao mai dịu dàng nói.

- Không, Họa mi đáp. Hai người giành nhau viên ngọc, nhưng Họa mi giữ được. Anh bỏ nhanh vào miệng, Sao mai bất lực nhìn người bạn thủy chung biến thành một khối đá câm lặng. Và rồi, kỳ diệu làm sao, từ chân khối đá tuôn ra một dòng nước trong mát.

 

- Họa mi, Họa mi, không có anh em sẽ ra sao? Sao mai than khóc, ghì chặt trong tay khối đá giá lạnh. Nước mắt của nàng chẳng ích gì, khối đá không thể trả lời. Nàng ngồi dưới chân khối đá, gục đầu trong vòng tay, chỉ nghĩ đến một điều duy nhất: Làm sao cũng biến mình thành một khối đá. Chợt một ý nghĩ thoáng qua. Nàng đứng bật dậy, chạy nhanh đến vách núi, đập nhẹ ba cái. Có tiếng động từ trên cao: Hai bím tóc bạc rơi xuống cạnh thiếu nữ. Nàng nắm lấy, trèo lên, trèo lên mãi cho đến khi tới đỉnh vách núi cao.

- Tại sao cháu trở lại, cháu gái của ta? Cụ già âu yếm hỏi.

- Thưa ông, Sao mai nói, ông hãy nhìn vùng đất chết khát khốn khổ kia, chỉ một nguồn nước thôi không đủ tưới mát cho nó. Cháu van ông, ông cho cháu một viên ngọc nữa, để cháu cũng hóa đá, dưới chân khối đá cũng phun ra một nguồn nước không bao giờ cạn.

Cụ già do dự một lát, rồi rưng rưng cảm động, cụ trả lời:

- Ta sẽ cho cháu viên ngọc này để cháu được toại nguyện, Sao mai ạ. Dứt lời cụ đưa tay lên tai phải và lấy ra một viên ngọc trắng lấp lánh đưa cho thiếu nữ.

 

Sao mai cảm ơn ông cụ, đoạn nắm lấy một bên bím tóc, nghe không trung rít lên quanh mình và, hầu như không biết bằng cách nào, lại trở về chân vách núi, ngay cạnh nơi sừng sững khối đá Họa mi đã hóa thân.

- Không bao giờ em rời xa anh nữa, chúng mình sẽ vĩnh viễn bên nhau, Sao mai xinh đẹp âu yếm thầm thì. Dứt lời nàng bỏ viên ngọc trắng vào miệng. Tức thì, nàng hóa đá. ở nơi trước đây chỉ có một khối đá, nay hóa hai kề cận bên nhau, tựa vào nhau, im lặng ngắm nhìn cảnh vật trải ra dưới chân. Bên dưới mỗi khối đá tuôn trào một nguồn nước mảnh mai, trong veo, tiếng hát ca của nguồn nước này tựa hồ tiếng hát của Sao mai xinh đẹp, tiếng reo vang của nguồn nước kia giống như tiếng sáo quyến rũ của Họa mi.

Và kìa! Bất kể nơi đâu hai dòng nước chảy qua, cỏ trở lại xanh tươi, cây lúa vươn mình sống dậy, toàn bộ đất đai hồi sinh.

- Nước! Nước! Mọi người reo lên vui sướng, ai nấy ùa ra khỏi nhà, lăn ra đất, náo nức uống những ngụm nước mát đầu tiên.

“Nước này ở đâu ra nhỉ?” Người ta hỏi nhau.

- Không ai có cảm giác, một người chợt lên tiếng, trong thứ nước này có vang lên tiếng sáo của Họa mi và giọng hát của Sao mai sao?

 

Mọi người lắng tai nghe, và quả nhiên, trong tiếng sáo ngân nga có chen lẫn âm vang của giọng hát quen thuộc.

- Họ đâu rồi nhỉ, Họa mi và Sao mai ấy? Một người khác thắc mắc. Dân chúng lo ngại. Chuyện gì đã xảy đến với họ? Cả vùng đổ đi tìm hai kẻ mất tích. Họ theo hai dòng nước nhỏ, ngược lên hai khối đá giống hai hình người, trước đây không hề có. Tất cả sững sờ kinh ngạc. Từ một trong hai khối đá cặp mắt long lanh của Họa mi nhìn họ và từ khối đá kia nụ cười không bao giờ tắt của Sao mai xinh đẹp. Dân chúng đau lòng trước cảnh hai bạn tình hóa đá. Từ ngày đó không ai còn được gặp thiếu nữ xinh đẹp và chàng trai khôi ngô tuấn tú, chỉ có hai nguồn nước tuôn trào dưới chân hai khối đá gợi lại kỷ niệm về họ. Hai nguồn nước không bao giờ cạn, như tiếng sáo của Họa mi và giọng hát dịu êm của Sao mai không bao giờ rời bỏ vùng đất thân yêu.


khocroikhocroikhocroikhocroi

3
1 tháng 1 2017

hay mà cảm động quákhocroikhocroikhocroikhocroi

11 tháng 1 2017

chuyện rất cảm động và cũng hay vô cùng. mà bạn là trai chuyên văn hả? hâm mộ quá!yeu

mấy ngày nay mk bận ôn thi nên 0 lm nhiều đc m.n thông cảm nha Khi vật thể đến gần trái đất, người ta nhận ra đó là một ngôi sao chổi sáng rực. Trong khi ngôi sao chổi bay qua trái đất đang ngủ trong đêm đen, những ngọn lửa nhỏ như những sợi tóc rơi xuống từ cái đuôi lửa. Chỗ chúng rơi xuống, cỏ cháy thành than, mặt đất bốc lửa, cả vùng bùng lên một đám cháy dữ dội thiêu ra tro hàng...
Đọc tiếp

mấy ngày nay mk bận ôn thi nên 0 lm nhiều đc m.n thông cảm nha

Khi vật thể đến gần trái đất, người ta nhận ra đó là một ngôi sao chổi sáng rực. Trong khi ngôi sao chổi bay qua trái đất đang ngủ trong đêm đen, những ngọn lửa nhỏ như những sợi tóc rơi xuống từ cái đuôi lửa. Chỗ chúng rơi xuống, cỏ cháy thành than, mặt đất bốc lửa, cả vùng bùng lên một đám cháy dữ dội thiêu ra tro hàng ngàn ngôi nhà. Xứ sở bị cháy trụi hóa thành một sa mạc khô cằn. Những con người khốn khổ và thiên nhiên làm mồi cho hạn hán đói khát.

Trong xứ ấy có một chàng trai luôn nghĩ đến người khác nhiều hơn bản thân mình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Dân chúng gọi chàng là chàng Nhân. Chàng có trái tim nhân hậu đầy cảm thông, cặp mắt sáng lấp lánh, cởi mở, thực thà. Chàng vui khi thấy một người láng giềng vui, và khóc cùng anh ta khi anh ta gặp điều phiền muộn.

“Làm cách nào cứu dân chúng thoát khỏi nạn hạn hán khủng khiếp này?” Chàng Nhân băn khoăn, và câu hỏi đó không lúc nào rời chàng. Thế nhưng nghĩ mãi mà không biết phải làm gì, một hôm chàng quyết định đi xin lời khuyên của một vị thông thái già ở làng bên.

Nghe chàng thổ lộ xong, cụ già nhún vai nghiêm giọng:

- Phải, con trai ạ, thế đấy. Cụ của ta xưa có truyền cho ta cái bí mật lớn của ngọn lửa vĩnh cửu cháy trong đáy vũ trụ. Thỉnh thoảng từ ngọn lửa vĩnh cửu ấy lại văng ra một mớ tóc lửa, những ngọn lửa nhỏ rơi xuống mặt đất, thiêu trụi cả một vùng. Chỉ có người nào lấy được viên ngọc lục bảo chìm dưới đáy một hồ nước sâu nằm khuất giữa dãy núi Ngọc, người ấy có thể cứu giúp dân chúng. Nhưng dãy núi Ngọc rất xa, đường đi nhiều nguy hiểm và cạm bẫy. Vả lại, lấy được viên ngọc lục bảo khó lắm. Một con nhện đen khổng lồ canh giữ viên ngọc. Con nhện chăng tơ trên mặt nước hồ và bắt giữ tất cả những ai đến gần.

 

Chàng Nhân chăm chú lắng nghe. Ông cụ thông thái ngừng lời một lát rồi nói tiếp:

- Người nào muốn xuống được đáy hồ, trước hết phải qua một quả đồi có hoa độc để đoạt mũi kim vàng của ong vò vẽ chúa. Chỉ có vũ khí ấy mới giết được con nhện đen. Đó là một hành trình khó khăn và cực kỳ gian khổ. Nhiều kẻ táo tợn thử sức đã phải bỏ mình.

- Con muốn thử xem. Ra sao thì ra! Chàng Nhân quả quyết. Chàng cảm tạ ông cụ thông thái và lên đường.

Chàng lang thang rất lâu qua những xứ sở hoang vu, cuối cùng đến một khu rừng. Rừng như muốn nuốt chửng kẻ không mời, con đường như vô tận. Chàng đang sải bước mải miết trong khu rừng chẳng mấy niềm nở ấy thì đột nhiên khung cảnh yên lặng bị xé toạc bởi một tiếng rên la. Chàng Nhân ngoái lại thấy một con diều hâu đang quắp trong móng của nó một con quạ con, cố lôi ra khỏi tổ.

- Hãy để con chim non được yên! Chàng Nhân quát, nhặt một viên sỏi ném con diều hâu. Con chim bắt mồi buông con quạ con, bay lảng ra xa.

- Quạ, quạ, cảm ơn chàng Nhân. Chàng đã cứu con tôi, quạ bố kêu “quạ quạ” trên đầu chàng, khi nào chàng cần đến sự giúp đỡ của tôi, chỉ cần nhớ đến tôi.

 

“Làm thế nào một con quạ có thể đến giúp mình?” chàng Nhân nghĩ thầm, nhưng chàng không trả lời mà cứ tiếp tục đi. Chàng đi rất lâu, cuối cùng cánh rừng trở nên thưa thớt. Đến bìa rừng, chàng thấy mình ở chân một quả núi lớn, đỉnh núi phẳng như mặt bàn. Muốn lên đến đỉnh phải men theo một con đường mòn cheo leo, khúc khuỷu, mất hút giữa những bụi gai rậm rạp. Chàng Nhân theo con đường mòn ấy lên đỉnh núi, mặc cho đá răm làm đau chân, cỏ sắc cứa nát tay, suốt ba ngày ba đêm leo núi! Cuối cùng chàng lên tới đỉnh. Trước mắt chàng cả một vùng rộng phủ đầy hoa độc. Chính giữa sừng sững một thân cây già rỗng ruột, trên cành cao nhất lủng lẳng một tổ ong vò vẽ.

“Làm sao lên đó được?” Chàng Nhân chán nản. Chàng quan sát lũ ong vò vẽ như những đám mây vù vù xung quanh cái tổ và trên khắp cánh đồng hoa. “Ôi! quạ ơi, quạ! Giá mà ngươi có thể đến giúp ta!” Chàng lẩm bẩm. Vừa dứt lời thì bầu trời tối sầm, bên trên quả đồi hoa độc hàng ngàn con quạ vừa lượn vòng vừa kêu quạ quạ.

- Quạ, quạ! Tôi và toàn gia đình đến cứu chàng đây, con quạ đen có con được chàng Nhân cứu kêu lên. Trong lúc nó kêu thế, từng đàn quạ đen khác lũ lượt bay đến từ bốn phương trời. Mỗi con ngậm trong mỏ một nhánh cỏ khô đặt quanh thân cây rỗng.

 

- Quạ, quạ! Chàng Nhân, đánh lửa đi! Quạ đen kêu. Chàng Nhân lấy hai viên đá lửa đập vào nhau hồi lâu cho đến khi bật ra một tia lửa nhỏ bén vào cỏ khô thành một đống rấm lửa, tỏa khói dày đặc xung quanh cái cây. Lũ ong vò vẽ tán loạn bay tháo thân, lát sau không còn dấu vết một con nào. Chàng Nhân lại gần thân cây rỗng, trèo lên tổ ong. Nhưng chưa bắt được ong chúa thì nó đã điên cuồng chạy trốn.

- Quạ, quạ! Quạ đen lại lên tiếng. Đừng lo, tôi sẽ bắt nó giúp chàng! Con quạ rượt đuổi ong chúa đang vừa bay xập xòe vừa quẫn chí vo vo như điên. Cuối cùng quạ ta cũng bắt được con này, cặp trong mỏ đem đến cho chàng Nhân. Chàng trai bẻ mũi kim vàng của ong chúa, gói cẩn thận trong chiếc mùi soa. Chàng chân thành cảm ơn quạ và hai người bạn nói lời tạm biệt.

- Chúc thắng lợi sứ mạng của chàng! Con quạ chúc và sải cánh bay theo đàn.

Chàng Nhân tiến về phía Núi Ngọc. Trên đường chàng đi, không biết đã bao lần mặt trăng lặn rồi lại mọc trên bầu trời.

Hơn chín lần chàng trai suýt chết đuối khi vượt qua những dòng sông hung hãn, hơn chín lần chàng phải băng qua những vực sâu hun hút đến chóng mặt, nhưng rốt cục chàng cũng tới được chân Núi Ngọc. Bởi mặt trời không đủ sức nóng sưởi ấm cho một quả núi lớn đến vậy nên ở đây khí lạnh thấu xương. Càng leo lên cao, trời càng tối và lạnh. Cuối cùng chàng chìm trong bóng tối dày đặc, và trong bóng tối ấy, hồ trên núi trải rộng mênh mông.

 

Mọi vật phẳng lặng như chết trên mặt hồ, chỉ tít cao, bên kia những vách đá, là có thể đoán được một mảnh trời không với tới.

Mặt hồ phẳng lặng như bị bỏ bùa, duy ở giữa hồ có những bong bóng nước lần lượt sủi lên rồi vỡ tan.

“Chắc chắn lối dẫn xuống đáy hồ phải qua đây”, chàng Nhân phỏng đoán và cúi xuống nước thăm dò, tim chàng thắt lại.

Dưới đáy hồ, cặp mắt mở to, lờ đờ của một con nhện đen khổng lồ đang quan sát chàng, nó từ từ chuẩn bị những cái chân dài chực lao vào tấn công. Chàng Nhân cởi vội nút thắt trên chiếc mùi soa, nhưng chưa kịp chuẩn bị mũi kim vàng của ong chúa thì con nhện đã đảo cặp mắt lồi, lờ đờ nổi lên mặt nước và lao vào con mồi.

Một cuộc giao tranh không cân sức diễn ra. Con nhện bọc xoắn lấy chàng Nhân trong tơ lưới của nó. Đúng lúc nó sắp vồ chàng mang đi thì vô ý đâm phải mũi kim vàng, lập tức nó nhả con mồi, quằn quại trong cơn giãy chết và cuối cùng quay lơ chìm nghỉm trong nước hồ. Trong lúc nó rơi xuống đáy hồ, sợi tơ của nó giở tung ra phía sau. Chàng Nhân gỡ được dây trói liền để ý ngay đến sợi tơ nhện này, chàng nắm sợi tơ và lôi tuột xuống đáy hồ. Càng xuống sâu, nước càng lạnh. Người anh hùng của chúng ta có cảm tưởng không bao giờ tới được đáy hồ, chàng đã nghĩ đến việc phải ngoi lên mặt nước, nhưng đúng lúc đó chân chàng chạm đáy. Trong bóng tối, những tia sáng rực rỡ thu hút sự chú ý của chàng. Đó là viên ngọc lục bảo. Chàng Nhân vội vàng cào cát lạnh lấy viên ngọc, nhưng viên ngọc lạnh quá không thể cầm trong bàn tay tê cóng. Sợ đánh rơi mất, chàng bỏ vào miệng và nhanh chóng ngoi lên.

 

Ra khỏi hồ nước, chàng kiệt sức nằm sõng soài trên cát. Chàng ngủ thiếp đi rất lâu. Tỉnh dậy, chàng muốn rửa mặt cho mát bèn cúi xuống hồ. Trông thấy bóng mình phản chiếu trên mặt hồ phẳng lặng như gương, chàng sững sờ kinh ngạc nhận ra mình đã thay đổi hoàn toàn! Không còn là chàng - chàng Nhân - nữa, mà là một thần nước khổng lồ, hùng mạnh, miệng phun ra những dòng suối.

Chàng vội vã quay trở về làng. Bằng bước chân của người khổng lồ, chàng băng qua vực sâu, vượt qua núi cao, ở đâu chàng đi qua thì ở đấy những dòng nước tuôn trào. Trong vết chân của chàng, cỏ xanh mọc lên, những cánh đồng khô hạn lại cho mùa màng bội thu.

Về đến làng quê, chàng kiệt sức ngã soài ra đất. Từ thân mình khổng lồ của chàng một luồng nước phun trào ngập đầy một hồ lớn. Dân chúng khắp nơi đổ đến chiêm ngưỡng cảnh tượng. Bao nhiêu là nước, thật kỳ ảo! Rồi họ bắt tay vào đào những con mương để dẫn nước hồ ra toàn vùng.

Từ đó, xứ sở ấy không còn sợ những ngọn lửa nhỏ của sao chổi nữa.

6
1 tháng 1 2017

hay tuyệtyeu

20 tháng 12 2016

bố rảnh hỉ

 

Câu chuyện về bạn Minh có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng em những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần....
Đọc tiếp

Câu chuyện về bạn Minh có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng em những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần. Khi đến bài tập thứ năm, cả lớp chỉ có một cánh tay dơ lên, đó là cánh tay của bạn Minh. Chúng em cũng không có bất ngờ gì cả, vì Minh luôn là một học sinh nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi của lớp. Lần này cũng vậy, trước bài toán hóc búa nhất, Minh vẫn có thể giải được một cách trơn tru. Thầy giáo rất hài lòng nên cho Minh mười điểm vào sổ.

Nhưng sau đó, một lần đi xuống dưới lớp, thầy giáo đã phát hiện ra quyển sách giáo khoa của Minh chằng chịt những lời giải, thầy giáo đã vô cùng tức giận bắt Minh đứng lên trước lớp, thầy giáo cho rằng Minh đã lừa thầy dối bạn, vì quyển sách đã có lời giải nên Minh mới có thể làm tốt bài toán vừa rồi đến vậy. Và đặc biệt là ngay từ buổi đầu tiên thầy giáo vào lớp đã yêu cầu các bạn không được dùng những quyển sách cũ có lời giải, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo. Trước sự giận dữ của thầy, Minh cũng vô cùng sợ hãi, lắp bắp nói: “Thưa….thầy…em không có nhìn lời giải trong sách…đây là do em tự làm”.

Lời thanh minh lắp bắp vì quá lo lắng, căng thẳng của Minh khiến cho thầy giáo nghĩ rằng Minh đến nước này rồi mà không thừa nhận hành vi của mình mà vẫn nói dối mọi người. Thầy giáo lớn tiếng quát: “Em bảo tôi tin tưởng vào mấy lời giải thích không có chút căn cứ nào của em ư? Viết bản kiểm điểm và nộp cho tôi vào giờ sau, nếu không thì cũng không cần vào lớp học của tôi nữa”. Thầy giáo đập bàn nói xong thì đi ra khỏi lớp, Minh ụp mặt xuống cánh tay vô cùng buồn bã, có phần uất ức. Thực ra trong lớp em không ai tin Minh là người như vậy cả, bởi Minh thông min học giỏi là điều ai cũng biết, bài toán vừa rồi minh hoàn toàn có đủ năng lực để làm. Nhưng vấn đề là ở quyển sách có lời giải mà Minh không chịu nói kia.

Từ ngày hôm ấy, Minh trở nên trầm lắng hơn hẳn, hơn nữa lại có phần hốc hác, mệt mỏi. Hôm nay có tiết toán, cũng là lúc Minh phải nộp lên bản tường trình, nhưng Minh lại không có mặt ngày hôm nay làm ai cũng lo lắng. Đúng như dự đoán, thầy giáo vô cùng tức giận, đang định mắng điều gì đó thì bạn Tú đứng lên nói với cả lớp: “Xin thầy và các bạn đừng trách Minh, nhà Minh nghèo lắm, không có tiền mua sách mới nên phải dùng những quyển sách cũ. Hôm nay Minh không đi học là vì mẹ Minh bị ốm, bạn ấy phải ở nhà chăm sóc mẹ. Nói đến đây cả lớp và thầy giáo đều hết sức ngỡ ngàng, thầy đã cho phép chúng tôi nghỉ một tiết học để cùng đến thăm Minh. Nhà Minh là một ngôi nhà rất nhỏ, vật dụng đơn sơ, khi chúng em đến nơi thì Minh đang giúp mẹ uống thuốc.

Chứng kiến cảnh ấy ai cũng xúc động, thậm chí em đã khóc, thầy giáo đã đến bên cạnh hỏi han tình hình sức khỏe của mẹ Minh và sau đó thầy đã xin lỗi Minh vì đã hiểu lầm Minh ngày hôm đó. Sau khi trở về thầy giáo đã kêu gọi mọi người quyên góp để giúp đỡ Minh, riêng thầy thì đóng vào quỹ ấy hai triệu, chúng em thì đóng góp theo tinh thần tự nguyện. Nghe đến đây, bố mẹ em đều vô cùng xúc động và nói em và các bạn phải giúp đỡ Minh nhiều hơn nữa trên lớp.

2
6 tháng 1 2023

tai sao vay

 

 

6 tháng 1 2023

cho xin loi giai coi có đc không 

nguoi anh em tot

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời...
Đọc tiếp

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hỏn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ, là vĩ đại,nghĩa là rất đẹp.
                                       (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)


Câu 1: Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên.
Câu 3: Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.

0