K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2016

Đời sống của con người thì ngày càng tiến bộ.Các vật dụng trong gia đình đáp ứng cho cuộc sống của con người cũng ngày một tiến bộ theo.Trong số đó,phích nước là một vật liệu thông dụng trong gia đình mà chắc hẳn gia đình nào cũng phải sử dụng đến..
Phích nước là một đồ dùng trong gia đình dùng để giữ cho nước được nóng lâu.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phích có mẫu mã,kiểu dáng khác nhau,có loại phích điện hiệ đại mà chỉ có các gia đình có kinh tế khá mới sử dụng.Nhưng loại phích dạng thông thường vẫn được sử dụng nhiếu hơn cả.
Phích nước có dạng hình trụ,cao khoảng 49 đến 50 cm.Cấu tạo gồm hai phần :vỏ phích và ruột phích.Vỏ phích có thể được làm bằng nhựa hoặc nhôm.Bên ngoài vỏ phích người ta thường trang trí hoa văn,hình vẽ trông rất đẹp mắt.Dọc theo thân vỏ có một cái quai cầm để người sử dụnh dễ cầm,mang,xách và thuận lợi cho việc chế nước từ trong phích ra ngoài.Ngoài ra,trên vỏ phích còn có một cái quai xách chắc chắn để thuận tiện cho việc di chuyển phích nước.Bên trong vỏ phích được làm làm bằng thủy tinh có tráng thủy để giử độ nóng cho nước trong 1 thời gian nào đó.Nút phích là một bộ phận dùng đậy ruột phích ,nút phích có thể là nhựa,gỗ hoặc bằng nút thủy tinh tròn.Nút phích còn được bao đậy bởi nắp phích.Nắp phích được làm bằng nhực hoặc làm bằng nhôm tùy theo chất liệu của vỏ phích.
Cách sử dung phích nước thì rất đơn giản.Ta chỉ cần chế nước sôi vào ruột phích,sau đó đậy chặt nuts phích và nắp phích lại,khi nào cần thì mới mở nắp phích ra để lấy nước.Thông thường,các loại phích dạng này chỉ giữ đươc nước nóng không quá 6 tiếng.Khi mới mua về,chúng ta không nên sử dụng ngay mà phải cho nước ấm hoặc một ít nước giấm khoảng từ 50-60 độ C vào ruột phích,tráng đều để ruột có khả năng giữ nhiệt cao.Ruột phích là một bộ phận quan trọng nhất của phích nước,vì thế khi mua,ta phải quan sát thử xem ruột phích có bị nứt hay không.Một kinh nghiệm để chọn phích nước là áp tai vào miệng phích,nếu nghe tiêng"o..o"thì là phích tốt.Khi lựa mua phích nước,người tiêu dùng cần phải lưạchọn thạt kĩ và chính xác thì mới có thể xài phích được lâu.
Phích nước rất thuận lợi cho chúng ta.Nhờ phích,ta có thể sử dung nước nóng bất cứ khi nào.Không phải tốn nhiều thời gian đun nước.Mỗi lần như vậy không những mất nhiều thời gian của ta mà còn hao tốn gas,điện..
Việc bảo quản phích nước thì cũng rất đơn giản.Sử dụng lâu,ruột phích sẽ bẩn và có nhiều cặn.Vì thế chiúng ta nên lau rửa thường xuyên.Có thể cho một ít giấm hoặc chanh vào để rửa,sau đó rửa lại bằng nước sạch.Đặc biệt khi sử dụng phải chú ý nhẹ nhàng cẩn thận khi đặt phích xuống.Hơn nữa,phải đặt phích ở một vị trí thật an toàn,không nên đẻ quá thấp,tránh xa tầm tay trẻ em và cũng không nên để quá cao khi lấy sẽ khó khăn và có thể gây ra tai nạn nước sôi.Tốt nhất là nên đặt ở một độ cao nhất định và dễ lấy.
Phích nước là một vật dụng vô cùng hữu ích và thông dụng đối với mỗi gia đình.Cuộc sống ngày một hiện đại,trong tương lai sẽ có nhiều loại phích hiện đại hơn thế nữa được ra đời có khả năng giữ nhiệt cao hơn loại phích thông thường này

28 tháng 11 2016

Cây quạt là vật dụng có từ rất lâu đời mà ông cha ta đã sáng tạo ra nó để quạt mát khi trời oi bức, ngoài ra cái quạt cũng còn được vận dụng để làm vật trang trí treo trong nhà, dùng để phục vụ cho các hoạt động văn hóa như múa…

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vào mùa hè thời tiết nóng bức nên nhu cầu làm mát rất phổ biến, cái quạt ra đời để giúp mọi người xua tan phần nào nóng bức đó.

Quạt nói chung được chia thành 2 nhóm: Quạt bằng tay và Quạt máy.

Về quạt bằng tay có nhiều loại: Quạt nan (làm bằng nan cây tre), Quạt mo (làm bằng bẹ cây cau), Quạt giấy (làm bằng giấy), Quạt bằng tấm xốp (làm từ sản phẩm bìa, xốp)… Để làm một chiếc quạt nan theo kiểu truyến thống, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 8-12 thanh tre vót mỏng, giấy, kéo, keo dán. Xếp các thanh tre lại, thanh nọ chồng lên thanh kia rồi dùi 1 lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng bằng 1 cái trục sao cho chúng dễ dàng tách ra thành hình nan quạt và dễ dàng khi xếp lại. Sau đó tách các nan quạt ra, ướm 2 tờ giấy lên và cắt thành hình cung theo mong muốn, dùng keo dán 2 tờ giấy vừa cắt lên 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan quạt được tách đều nhau. Vậy là chúng ta đã có 1 cái quạt đơn giản có thể mở ra gập vào.

Về Quạt máy (chạy bằng điện) cũng có nhiều loại: quạt để bàn, quạt treo tường, quạt trần, quạt thông gió, quạt không cánh, quạt hơi nước… Để có một chiếc quạt máy, tùy theo nhu cầu làm mát và túi tiền, chúng ta có thể ra siêu thị điện máy hoặc cửa hàng điện để mua 1 chiếc quạt điện với đủ chức năng theo mong muốn. Mang quạt về, chúng ta chỉ việc cắm điện vào, bật quạt lên để làm mát cho cả nhà.

Về tính tiện lợi, quạt bằng máy có thể làm mát mạnh hơn, và vì máy chạy nên chúng ta không cần quạt tay vẫn có gió mát, tha hồ nằm ngủ, ngồi chơi hay làm bất kỳ điều gì mà gió vẫn cứ thổi mát cho chúng ta suốt ngày, không biết mệt mỏi; hơn thế nữa, ta có thể hẹn giờ mở, hẹn giờ tắt cho quạt máy rất tiện dụng. Tuy nhiên, khi không có điện thì quạt máy không hoạt động được, khi đó quạt tay sẽ là cái hữu dụng nhất cho mọi người.

Từ ngàn xưa, trên các làng quê Việt Nam đã có nhiều nghệ nhân làm quạt. Nhiều nhất là ở vùng quê Bắc Bộ. Đã có nhiều làng nghề làm quạt phát triển gắn bó cùng với những thăng trầm của quê hương. Đặc biệt, quạt đã trở thành hình tượng văn hóa nghệ thuật và ăn sâu vào đời sống văn hóa con người Việt Nam qua các câu chuyện cổ tích, thơ ca, hò vè, chẳng hạn như chuyện Thằng Bờm là một ví dụ:

“Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu”

Nhà thơ Vương Trọng có bài thơ “Gió từ tay mẹ” sáng tác năm 1974, đây là tác phẩm hay nhất về chiếc quạt nan, lời thơ có đoạn:

“Quạt nan như lá

Chớp chớp lay lay

Quạt nan mỏng dính

Quạt gió rất dày

Gió từ ngọn cây

Có khi còn nghỉ

Gió từ tay mẹ

Thổi suốt đêm ngày”.

Thật giản dị và cảm động! Có ai trong chúng ta không từng được mẹ quạt đưa vào giấc ngủ. Đúng là chiếc quạt “Nan- ti on- nan” của mẹ không có định giờ, không có chức năng khử độc, không bơm ô xy, không có màng lọc mạ vàng, không công nghệ nano-không có thương hiệu quốc tế, nhưng có tình mẹ bao la.

Ngày nay, em không có cơ hội được mẹ cầm cái quạt nan quát mát đêm ngày như trong thơ, nhưng em vẫn cảm nhận được rằng nếu không có quạt mát (hay máy lạnh) thì mẹ cũng sẽ dùng quạt mo hay quạt nan quạt cho em ngủ khi trời nóng.



 

14 tháng 12 2018

Thuyết minh về chiếc đồng hồ treo tường 

  • Mở bài:

Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.

  • Thân bài:

Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.

Phân loại đồng hồ:

– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.

– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…

– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…

Nguồn gốc, lịch sử ra đời:

Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.

Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.

Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.

Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.

Đặc điểm và cấu tạo:

Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…

+ Thân hộp  bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.

+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.

+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.

+ Bộ máy truyền động  gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây

+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.

+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.

+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.

Nguyên lý hoạt động:

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.

Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.

Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:

– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.

– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.

– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.

– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.

Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:

– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.

– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.

– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,

– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.

– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.

  •  Kết Bài:

Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.

14 tháng 12 2018
  • Mở bài:

Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.

  • Thân bài:

Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.

Phân loại đồng hồ:

– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.

– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…

– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…

Nguồn gốc, lịch sử ra đời:

Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.

Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.

Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.

Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.

Đặc điểm và cấu tạo:

Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…

+ Thân hộp  bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.

+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.

+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.

+ Bộ máy truyền động  gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây

+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.

+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.

+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.

Nguyên lý hoạt động:

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.

Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.

Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:

– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.

– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.

– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.

– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.

Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:

– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.

– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.

– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,

– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.

– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.

  •  Kết Bài:

Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.

30 tháng 12 2021

b vào link tk nhé

https://download.vn/thuyet-minh-ve-chiec-mu-bao-hiem-39483

18 tháng 9 2021

gia đình chị đậu rất nghèo khổ phải bán mọi thứ trong nhà và đứa con  để nộp tiền sưu 

    qua đó thấy được nhà chị dậu rất nghèo khổ

18 tháng 9 2021

và chị dậu rất khó xử khi cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu

6 tháng 12 2018

I. Mở bài: giới thiệu về cái phích nước(bình thủy
Một vật dụng mà nhà nào cũng có để giữ nhiệt cho nước đó là acsi phích nước. phích nước có vai trò rất quan trọng trong mỗi gai đình, chúng ta cùng đi tìm hiểu về công dụng và thành phân của cái phích nước.

II. Thân bài: thuyết minh về cái phích nước(bình thủy
1. Nguồn gốc của phích nước:

- Phích nước được nhà vật lý học Sir James Dewar phát minh vào năm 1892
- Đây là sản phẩm dược cải tiến nhờ thùng chức nhiệt của Mewton
- Vào năm 1904, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức
- Hiện nay phích nước có nhiều loại và kiểu dáng, mẫu mã khác nhau
2. Cấu tạo của phích nước:
- Vỏ phích nước được làm bằng nhựa và được trang trí nhiều màu sắc và hình thù khác nhau
- Thân phích được làm bằng nhựa
- Quai phích cho chất liệu cùng với vỏ phích, có một số phích có quai khác với vỏ phích
- Tay cầm được gắn vào cổ phích được làm bằng nhựa
- Nút phích được làm bằng chất liệu giữ nhiệt
- Ruột phích được làm bằng thủy tinh có tráng thủy sẽ giữ nhiệt độ cho nước.
3. Cách bảo quản phích nước:
- Cần rửa sạch phích khi lần đầu tiên sử dụng phích
- Khi mới mua về cần ngâm nước ấm trong phịchs 30 phút
- Chất giữ nhiệt trong phích rất độc nếu ruột phích bị vỡ chính vì thế ta nên cẩn thận

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phích nước
- Đây là một đồ vật có giá trị sử dụng cao của mỗi gia đình
- Hãy bảo quản phích nước cẩn thận

7 tháng 12 2018

Mở bài

Phích nước là một đồ dùng thông dụng. Phích có thể giữ nhiệt từ 90 - 80 độ trong 1 ngày

Mỗi gia đình đều có ít nhất một cái phích nước

Thân bài

 Cấu tạo bên ngoài gồm: 

      +Vỏ phích được làm bằng sắt hoặc nhựa trang trí đẹp mắt có tác dụng bảo vệ ruột phích

      +Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa

      +Nắp phích được làm bằng bấc (li- e) hoặc bằng nhựa

      +Quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa

 Cấu tạo bên trong:

      + Ruột phích được cấu tạo bởi 2 lớp thủy tinh, ở giữa là lớp chân không. Lòng phích tráng bạc có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài.

      + Những chiếc phích tốt có thể giũ nước nóng cả ngày rất tiện dụng.

 Cách sử dụng: ruột phích là bộ phận quan trọng nhất cho nên khi mua phải chọn thật kĩ. Phích khi mới mua về không nên đổ nước soi vào ngay vì đang lạnh sẽ bị vỡ nứt. Muốn giữ nước nóng được lâu thì không nên đổ đầy nước mà phải chừa một khoảng trống để cách nhiệt

 Cách bảo quản: mỗi buổi sáng đổ hết nước cũ ra, tráng qua nước sach một lần cho hết cặn đọng trong lòng phích rồi mới rót nước sôi vào và đậy nắp thật chặt

 Nên để phích tránh xa tầm tay trẻ em để không gây nguy hiểm

 Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phích khác nhau, giá thành từ 200 đến 500 ngàn một chiếc

Kết bài

 Phích nước là vật dung quen thuộc và cần thiết cho mọi nhà

16 tháng 11 2016

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.


Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.


Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

16 tháng 11 2016

Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống,thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.

Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cơ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế, vừa qua chúng ta có tổ chức chương trình Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam chị Diệu Ngọc đăng quang Hoa hậu áo dài Việt Nam, chị sẽ mang những kiến thức mình có, sự thông minh và chiếc áo dài duyên dáng để đại diện cho Việt Nam thi hoa hậu thế giới, tự hào biết bao khi nhìn thấy trang phục truyền thống của Việt Nam được mặc trong những cuộc thi lớn đến vậy, ngoài chị Diệu Ngọc thì trong ngôi nhà chung của Hoa Khôi Áo Dài nhìn các chị trông ai cũng thật đẹp và duyên dáng trong tà áo dài truyền thống đầy màu sắc.

Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy pháy huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.

20 tháng 12 2021

tham khảo 

 

Nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian, bởi trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày sẽ buộc phải làm công việc lao động khổ sai như đập đá cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã.

Cảm nhận bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Bài thơ thể hiện khí phách của một người xem thường mọi thử thách gian nan, nói về công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc mà như nói về một công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh và đầy khí phách của một dũng sĩ thần thoại

Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:

Tư thế đứng của con người giữa đất trời: Thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống về “chí làm trai” “Đã sinh làm trai cũng phải khác đời” (Phan Bội Châu), “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông - Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ),... Đó là niềm kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người thể hiện chí làm trai của mình: Đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa biển rộng, non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sững. Từ câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.

Miêu tả công việc đập đá: Bằng nét bút khoa trương nhằm làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người khổng lồ: Khí thế hiên ngang “lừng lẫy” như bước vào một trận chiến đấu mãnh liệt; hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “Xách búa”, “ra tay”; sức mạnh thật là ghê gớm, gần như thần kì: “Làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”...

Câu thơ khắc họa hình ảnh người tù cách mạng trong tư thế vươn cao ngang tầm vũ trụ, đã biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.

Bốn câu thơ cuối tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đây là khẩu khí của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi thứ thử thách gian nan, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.

Câu 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan, những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dằng dặc qua năm tháng với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.

 

Câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỉ XX, khi đất nước đang lâm vào cảnh tối tăm do bị thực dân Pháp đàn áp, thì không phải ai cũng tin vào sức người có thể làm được. Những thử thách trên bước đường chiến đấu bị Phan Châu Trinh coi như là những “việc con con”, không làm ông nhục chí.

29 tháng 12 2021

Phan Châu Trinh (1872-1926) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỉ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa
sâu sắc:
"Làm trai đứng giữa đất cỏn Lỏn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con".
Nhan đề bài thơ là "Đập đá ở Côn Lôn”, nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo với cái án khổ sai chung thân.
1. Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc "đứng giữa đất Côn Lôn", bị tù đày khổ sai là một thách thức nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vản "lừng lẫy làm cho lở núi non". Hai từ "đứng giữa" biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ "làm cho lở núi non" thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.
Các vị ngữ: "đánh tan" và "đập bể" vừa tả thực sức mạnh đập đá "năm bảy đống" và "mấy trăm hòn", đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:
"Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn"
2. Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (thúng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. "Thân sành sỏi" và "dạ sắt son" là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phấm chất cách mạng của nhà thơ:
"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son"
Các từ ngữ: "bao quản" và "chi sờn" biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp nhiều trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:
"Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng ti-nh thần"
(Bốn tháng rồi)
3. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đổ đại sự (vá trời) mà khổng thành (lỡ bước). Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày, gian nan chỉ là "việc con con" không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chiến sĩ:
"Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con."
"Đập đá ở Côn Lôn" tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng.
Ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để dãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" này. Cúi tâm, cái chí của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.

3 tháng 4 2020

  Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

    Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

    Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây thường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

    Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

    Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

    Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

  Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.

 Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.

    Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.

    Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.

    Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật ngộ nghĩnh, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơn, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

    Em bé đã chết mà đôi mát vẫn hồng, đôi môi vẫn đang mỉm cười, Cái chết thể hiện sự thanh thản, toại nguyện vì em đã được về với người bà kính yêu, thoát khỏi mọi khổ đau, bất hạnh. Cái chết còn thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn với trẻ thơ, đó là sự cảm thông, yêu thương, trân trọng những mơ ước bé nhỏ của chúng.

    Không chỉ đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm. Truyện có kết cấu hợp lí, diễn biến phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của em bé bán diêm. Vận dụng nghệ thuật đối lập tương phản tài tình càng làm nổi bật hơn số phận bất hạnh của cô bé.

    Gấp trang sách lại, người đọc vẫn thổn thức về cái chết của cô bé bán diêm tội nghiệp, đáng thương. Không chỉ vậy, qua tác phẩm ta càng thêm trân trọng tấm lòng của tác giả dành cho trẻ thơ với thông điệp về lòng yêu thương con người đầy ý nghĩa: hãy yêu thương con trẻ, hãy dành cho chúng một cuộc sống bình yên trong một gia đình hạnh phúc.