Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Nếu em là Vân em sẽ chủ động kết bạn, làm quen với bạn mới.
- Nếu em là Trí em sẽ không nghe theo lời bạn, vì hành động sang lớp khác để tìm bạn trút giận là sai.
- Một số tình huống em tự chủ trong các mối quan hệ:
+ Bạn rủ rê đi chơi game nhưng em không đi
+ Em chủ động đứng lên nhận nhiệm vụ quan trọng của nhóm và hoàn thành rất tốt.
Khi nhận được lời đề nghị tham gia một hoạt động gì đó, em sẽ từ chối nếu cảm thấy không phù hợp.
Em sẽ chủ động xin lỗi một ai đó nếu mình làm một điều gì đó ảnh hưởng xấu đến họ
Tham khảo
Tình huống 1: Hoa chủ động hỏi han và giúp đỡ bạn trong học tập.
Tình huống 2: Thanh không đồng tình với hành vi của các bạn trong nhóm thể hiện sự tự chủ trong đời sống, không bị phụ thuộc vào đám đông.
Tình huống 3: Minh đã chủ động gặp bạn để tìm hiểu lí do.
Tình huống 4: Hà cố gắng giữ bình tĩnh và nhắc nhở em bé, Hà đã tự chủ được cảm xúc của bản thân.
- Một số biểu hiện của sự tự chủ:
+ Chủ động tham gia các mối quan hệ
+ Không dễ bị lôi kéo trong các mối quan hệ
+ Chủ động giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ
+ Tự điều chỉnh được thái độ, hành vi của bản thân một cách phù hợp.
Tham khảo
- Những biểu hiện của sự tự chủ trong tình huống:
+ Ngọc nhắn tin cho các bạn về việc xem những đường liên kết đó là không lành mạnh
+ Ngọc rời khỏi nhóm.
- Biểu hiện của sự tự chủ:
+ Không chia sẻ thông tin khi chưa được kiểm chứng
+ Sử dụng ngôn từ văn minh, tích cực trong giao tiếp
+ Không nên nghe theo ý kiến một chiều.
Tham khảo
Tình huống 1: Em sẽ lên tiếng phản ánh lại hành động tiêu cực đó.
Tình huống 2: Em sẽ không đồng ý kết bạn và chặn số người lạ.
Tình huống 3: Em sẽ lên tiếng đính chính lại sự thật, bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Tham khảo
Học sinh tự đóng vai theo cách giải quyết tình huống sau:
Tình huống 1: Em sẽ hỏi kĩ thông tin về nhóm kín đó (có bao nhiêu thành viên, mục đích chính của nhóm kín là gì, trong nhóm chia sẻ nội dung gì,...) rồi mới quyết định có tham gia hay không.
Tình huống 2: Em sẽ từ chối tham gia chia sẻ và bình luận bài viết đó vì làm như vậy là vi phạm quyền riêng tư và gây tổn thương đến danh dự, hình ảnh của bạn A. Đó là một hành động không tốt và có thể gây thêm tổn thương đến bạn A. Thay vào đó, em sẽ đề nghị nhóm bạn nên gỡ bài viết.
Tình huống 3: em sẽ trực tiếp nhắn tin hoặc liên lạc với người bạn của mình để hỏi họ về nội dung bài đăng và yêu cầu gỡ bài đăng đó. Họ có thể đang có hiểu lầm về em hoặc đã nói sai về em.
Tham khảo
Học sinh tự đóng vai theo cách giải quyết tình huống sau:
Tình huống 1: Em sẽ chủ động đến bắt chuyện, làm quen với H. Giới thiệu H với các bạn cùng lớp để bạn có thể nhanh chóng hòa nhập.
Tình huống 2: Em sẽ khuyên N đừng làm như vậy mà hãy lại hẹn bạn nói chuyện đàng hoàng để giải quyết.
Chủ động tham gia các hoạt động của cộng đồng, xã hội
Chủ động thương lượng, đàm phán nhằm tìm cách giải quyết các mâu thuẫn
Kiểm soát được cảm xúc, hành vi trong các mối quan hệ
- Biểu hiện của sự tự chủ trong mối quan hệ đời sống:
+ Tự giác đi trực nhật lớp khi thấy lớp bẩn hoặc theo sự phân công
+ Bình tĩnh, không cáu giận khi bị bạn trêu.
+ Nếu bạn và bạn thân nhất cãi nhau, cả 2 phải bình tĩnh, xem xét lại vấn đề mâu thuẫn và tìm cách giải quyết.
+ Trong lớp có bạn mới chuyển đến, chủ động làm quen với bạn.
- Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội:
+ Xác minh tất cả các thông tin trước khi chia sẻ nội dung trên facebook, zalo, tiktok,...
+ Xác minh những lời mời kết bạn từ người lạ.
+ Không bình luận hoặc trả lời bình luận không tích cực.
Tình huống 1: Nếu là S, em sẽ bỏ ngoài tai những lời nói của các bạn và sẽ tiếp tục chơi với N. Bên cạnh đó, em cũng sẽ khuyên các bạn là N là người rất tốt và rất biết lắng nghe mọi người.
Tình huống 2: Nếu là P, em sẽ khuyên các bạn là nên hạn chế chơi điện tử lại để tập trung nhiều hơn vào việc học