Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp | Mô tả | Ưu điểm | Nhược điểm |
Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống | Thu nhận các sản phẩm và thụ phẩm trồng trọt (thóc, ngô, khoai,...); thủy sản (tôm, cá,...); công nghệ chế biến (rỉ mật đường,...) và các loại sản phẩm tương tự khác. | - Đơn giản, dễ làm | - Phương pháp thô sơ, không áp dụng công nghệ hiện đại. |
Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh | Sản xuất theo 2 dạng phổ biến: dạng bột và dạng viên. | Đáp ứng được yêu cầu của vật nuôi ở từng giai đoạn | Phụ thuộc vào từng đối tượng vật nuôi. |
Phương pháp vật lí | Gồm các phương pháp cắt ngắn, nấu chín, nghiền nhỏ | Đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp | - Chưa áp dụng công nghệ hiện đại.
|
Phương pháp hóa học | Gồm các phương pháp đường hóa, xử lí kiềm | - Dễ tiêu hóa
| - Phức tạp, khó thực hiện hơn. |
Phương pháp sử dụng vi sinh vật | Đó là phương pháp ủ chua thức ăn, nén chặt, che kín bạt. | - Nâng cao giá trị dinh dưỡng. - Tăng hiệu quả sử dụng | - Bắt buộc tuân thủ đúng quy trình. - Gây ô nhiễm môi trường nếu thực hiện không đúng. |
- Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi nhằm mục đích: làm chậm quá trình hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà chất lượng vẫn đảm bảo.
- Các sản phẩm chăn nuôi thường được bảo quản bằng cách:
+ Công nghệ bảo quản lạnh.
+ Công nghệ xử lí nhiệt độ cao.
- Các sản phẩm chăn nuôi thường được chế biến bằng cách:
+ Công nghệ sản xuất thịt hộp.
+ Công nghệ chế biến sữa.
- Từ một loại thịt lại có thể tạo ra nhiều sản phẩm với hương vị, màu sắc khác nhau do sử dụng các phương pháp chế biến khác nhau.
Nguyên lí của các phương pháp chế biến các sản phẩm chăn nuôi:
Công nghệ sản xuất thịt hộp: nhiệt độ cao sẽ làm biến tính protein, thay đổi tính chất vật lí của sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có hương vị mới. Một số sản phẩm được chế biến bằng nhiệt như thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích,...
Ở gia đình, địa phương em thường chế biến sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp chế biến thịt hộp và chế biến sữa.
Chế biến thịt hộp:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch, tách da, bỏ xương, làm nhỏ; bổ sung phụ gia và gia vị.
Bước 2: Xử lí nhiệt: Làm chín nguyên liệu bằng các biện pháp phù hợp.
Bước 3: Đóng hộp: Cho nguyên liệu đã chín vào hộp, bào khí, ghép mí (đóng nắp hộp).
Bước 4: Tiệt trùng: Xử lí hộp bằng nhiệt độ khoảng 100 - 121oC trong khoảng 15 phút.
Bước 5: Bảo quản: Hạ nhiệt độ xuống khoảng 18 - 20oC, dán nhãn, đóng thùng và bảo quản.
Bảo quản thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích: ngăn chặn vi khuẩn, nấm men gây hại...
Người ta thường bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng những phương pháp:
- Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.
- Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.
Việc làm khô thức ăn nhằm mục đích: ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, tránh gây ẩm mốc.
Ở gia đình, địa phương em loại thức ăn chăn nuôi thường được bảo quản bằng phương pháp làm khô là: thóc, ngô...
Nếu nguyên liệu không được làm sạch kỹ, chúng có thể chứa đựng các hạt cát, tạp chất hoặc vi khuẩn gây bệnh. Những tạp chất này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho động vật khi ăn thức ăn chứa chúng.
* Các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống
- Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
* Các phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi:
- Phương pháp vật lí
- Phương pháp hóa học
- Phương pháp sử dụng vi sinh vật
* Mục đích của việc sản xuất, chế biến thức ăn là tạo ra nguồn thức ăn dồi dào trong chăn nuôi.