K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Quá trình lao động miệt mài giúp con người phát triển. Lao động là sự vận dụng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bản thân phục vụ cho sự phát triển của loài người.  Lao động không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn giúp ích cho gia đình và đất nước. Lao động nuôi sống con người, hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ, tài năng.

Lao động là trách nhiệm của mỗi người, là công dân một nước độc lập chúng ta cần ra sức lao động để phục vụ và phát triển đất nước. Hiểu được giá trị của lao động, chúng ta càng trận trọng những thành quả mà ông cha ta để lại, đồng thời xác định mục tiêu cụ thể rõ ràng trước mắt là cố gắng học tập, nghe lời thầy cô, cha mẹ.

24 tháng 12 2021

b

LỊCH SỬ1.Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thủy?giải thích được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy cũng như của con người và xã hội loài người?2.sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào tới đời sống của con người?3.Nhà tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở trung quốc như thế nào?em hãy...
Đọc tiếp

LỊCH SỬ

1.Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thủy?giải thích được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy cũng như của con người và xã hội loài người?

2.sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào tới đời sống của con người?

3.Nhà tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở trung quốc như thế nào?em hãy xây dựng trục thời gian từ thời nhà đến thời nhà tùy?

4.Trình bày những điều kiện tự nhiên tác động sự hình thành và phát triển của văn minh hy lạp và la mã cổ đại?

5.nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của hy lạp,la mã?những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào của hy lạp và la mã còn ảnh hưởng đến ngày nay?

0
22 tháng 3 2022

refer

"Hơn bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước" - đó không còn là lời quảng cáo cho một hãng nước khoáng nào nữa, giờ đây nó trở thành lời cảnh báo cho con người về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Đặc biệt trong thực tế, nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn như hiện nay.

Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa...Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: Ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khỏe.

 

Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định lấy phần nào thể hiện được vai trò của nước sạch đối với đời sống. Không chỉ vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.

Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước để uống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hơn 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sự sống con người: Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: Nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc...Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứ vì lí do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước vẫn bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...

Nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước để giảm nhiệt máy cho công nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ...Nước sạch là một tài nguyên không thể thiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.

 

Vai trò của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn là khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.

Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Để có được nước sạch, giếng phải đào sâu hơn vào lòng đất, có nơi sâu đến vài chục mét mà vẫn vô vọng. Lưu lượng các con sông cũng giảm dần. Ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, sông Hồng, sông Đuống...hay rơi vào tình trạng "sông cạn", mực nước xuống thấp dưới mức báo động làm tàu thuyền không thể lưu thông...Đó là chưa nói đến tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, váy bẩn. Rác thải sinh hoạt khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hoá học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.

Bởi sự phụ thuộc của sự sống con người, của sản xuất đối với nước sạch, khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lên tiếng kêu cứu.

Đâu cứ phải châu Phi nóng bức, sa mạc trải dài mới thiếu nước sạch. Ngay giữa lòng thành phố của nhiều quốc gia tình trạng thiếu nước cũng vẫn là vấn đề căng thẳng, nhức nhối. Hà Nội là một ví dụ sinh động, tiêu biểu cho điều đó. Những con sông ô nhiễm nặng nề như một mầm bệnh nguy hiểm nằm im chờ dịp bùng phát bệnh tật. Những làng "ung thư", làng "u bệnh" xuất hiện trong vài năm trở lại đây là hậu quả của những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn...đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...

Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đó như một hiểm họa đe dọa sự sống toàn nhân loại. Trái đất tự ép mình, co rúm. méo mó, ép hoài, ép hoài mới cho ra vài giọt nước hiếm hoi mỏng manh...Vài giọt ấy sao có thể ban phát sự sống cho mấy tỷ con người vẫn đang tiếp tục gia tăng?

Con người phải hành động để giữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính con người. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài, chúng ta phải biết giữ vệ sinh; rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xử lí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách để thanh lọc nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó cải hoá nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.

 

Bên cạnh nước sạch, không khí, rừng... cũng là những tài nguyên vô giá thiên nhiên ban tặng cho sự sống. Song, trước thực tế đang ngày càng vơi cạn, dần bị ô nhiễm của các loại tài nguyên, con người cần gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh lẫn nhau để cùng bảo vệ sự sống.

 

25 tháng 2 2022

tham khảo :>
a) Khí quyển gồm 3 tầngtầng đối lưutầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển. + Nhiệt độ giảm theo độ cao (lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,60C). + Không khí luôn luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mua, sấm sét,...
b) 
Câu 4 trang 48 vở thực hành Địa lí lớp 6: Em hãy cho biết nước sônghồ có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất. Lời giải: Nước sônghồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt  nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện.

25 tháng 2 2022

a) Khí quyển gồm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.

+ Nhiệt độ giảm theo độ cao (lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,60C).

+ Không khí luôn luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mua, sấm sét,...
b)  Nước sông, hồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện...

22 tháng 12 2022

\(-\) Sử dụng làm nguyên liệu phục vụ nhu cầu trang trí.

1 tháng 4 2022

A

1 tháng 4 2022

A

27 tháng 10 2023

1. Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại:

- Xã hội Ấn Độ cổ đại chứng kiến sự phân hóa rõ rệt qua hệ thống "Chaturvarna", hay hệ thống bốn đẳng cấp, gồm các Varna: Brahman (giáo sĩ), Kshatriya (quý tộc và chiến binh), Vaishya (thương gia và nông dân), và Shudra (người làm công, nô lệ).
- Trong hệ thống này, mỗi Varna đều có nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi riêng biệt. Sự phân hóa xã hội đã dẫn đến việc tạo ra các phân khúc xã hội dựa trên công việc, chức vụ và mức độ tôn trọng.
- Hệ thống này sau đó tiếp tục phát triển thành hệ thống "Jati" hoặc hệ thống đẳng cấp con, với hàng trăm phân khúc nhỏ hơn dựa trên nghề nghiệp, vùng địa lý và các tiêu chí khác.
- Sự phân hóa này không chỉ dựa trên nghề nghiệp mà còn dựa trên các yếu tố tôn giáo, vùng địa lý và ngôn ngữ.

27 tháng 10 2023

2. Thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại:

- Văn học: Nhiều bản kinh điển như "Mahabharata", "Ramayana" hay các bản kinh Veda vẫn được nghiên cứu, đọc và truyền dạy.
- Nghệ thuật: Các ngôi đền cổ xưa, điêu khắc và họa tiết trang trí phản ánh nghệ thuật Ấn Độ cổ đại vẫn được bảo tồn và trở thành điểm du lịch nổi tiếng.
- Toán học và thiên văn học: Ấn Độ cổ đại đã đóng góp vào việc phát triển hệ thống số Ả Rập và giới thiệu số 0. Họ cũng có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực thiên văn học.
- Y học: Hệ thống y học truyền thống Ayurveda vẫn được áp dụng rộng rãi và nghiên cứu trong y học hiện đại.
- Nhạc và múa: Các hình thức biểu diễn truyền thống như Bharatanatyam, Kathak và những hình thức khác vẫn được bảo tồn và biểu diễn.