Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Điểm tương đồng: đều nói về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, thái độ của con người với tự nhiên.
* Điểm khác nhau:
| Chiều sương | Muối của rừng |
Đối tượng tự nhiên | Biển cả | Rừng núi |
Tác động với tự nhiên | Thụ động (thiên nhiên tấn công con người). | Chủ động (con người tấn công thiên nhiên). |
Thái độ của con người | - Xem tự nhiên là nguồn sống. - Từ sợ sệt đến chai lì, quen thuộc trước những bất trắc của tự nhiên. | - Xem tự nhiên là thú vui. - Ban đầu áp đặt những suy nghĩ của mình lên tự nhiên, về sau được cảm hóa và trở về với bản chất thiện lượng, hòa hợp và yêu mến tự nhiên. |
Lí giải | Chiều sương được viết dưới một cái nhìn nhân văn về biển cả – quê hương Bùi Hiển, chan chứa yêu thương về con người, không nhằm mục đích phân tích, lí giải, đi sâu vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Việc miêu tả sự bất trắc của tự nhiên chỉ là cái cớ để nói lên lòng thông cảm sâu sắc với những con người bình thường, có số phận không may mắn (có thể đọc thêm bút ký Bám biển cùng của nhà văn). | - Muối của rừng là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học đương đại Việt Nam viết về sinh thái. Tác giả chú tâm miêu tả quá trình tương tác giữa con người và tự nhiên và được thiên nhiên chữa lành những thành kiến, suy nghĩ tiêu cực của con người. Vì lẽ đó mà Muối của rừng được phân tích và lí giải kỹ hơn mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. - Giai đoạn Nguyễn Huy Thiệp sáng tác là thời kỳ những vấn đề sinh thái đang được đặt ra nghiêm trọng nên tác giả xoáy sâu vào đề tài này. |
Nhận xét về nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp:
- Nhân vật ông Diểu hiện lên qua 2 quá trình:
+ Ban đầu, ông nhìn thiên nhiên dưới lăng kính của một con người (bề trên, thượng đẳng), ông áp đặt suy nghĩ, cảm nhận của mình với tất cả các sinh vật sống khác. Ông không coi thiên nhiên là thiên nhiên mà đó chỉ là nơi để trục lợi, thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Ông trút lên gia đình nhà khỉ những hằn học ông mang từ xã hội vào rừng.
+ Cuối cùng, hành động tha mạng khỉ của ông Diểu đã cho người đọc thấy con người còn có sự lựa chọn khác trong cách đối xử với thiên nhiên. Bằng việc thay đổi góc nhìn, con người sẽ có thái độ khác, công bằng, yêu thương hơn đối với các loài động vật và thiên nhiên hoang dã.
=> Ông Diểu đã hoàn thành 1 hành trình nhận thức trong tác phẩm. Ông bước vào rừng, đi tìm bạo lực với tâm thế của kẻ thống trị muôn loài và trần truồng rời đi như bao sinh vật khác chưa từng biết tới thế giới sự văn minh tạo dựng của con người. Hình ảnh ông Diểu trần truồng đi trong mưa xuân ẩm ướt giữa sắc hoa tử huyền chính là thông điệp sâu sắc nhà văn muốn gửi gắm: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên.
- Người kể chuyện: Người kể chuyện ở ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
- Điểm nhìn: Điểm nhìn có sự thay đổi linh hoạt, luân phiên điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật; điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong.
- Lời trần thuật: kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn.
Em đồng ý với nhận định trên vì trong truyện, lời nhân vật là lời người kể chuyện luôn được sắp xếp hợp lí, liên kết nhịp nhàng với nhau để vừa dẫn dắt câu chuyện vừa thể hiện được tính cách, suy nghĩ nhân vật trong từng tình huống cụ thể.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- Điểm nhìn: điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài.
Cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện:
- Khi Hà Nội giải phóng, ông thấy khoan khoái và tự hào, vui mừng bởi đó là nơi ông trân quý, ông yêu quý Hà Nội và con người, nếp sống Hà Nội.
- Ông trân trọng và cảm phục phong cách, lối sống, suy nghĩ và bản lĩnh văn hóa của cô Hiền.
- Thất vọng, không hài lòng trước những biến đổi tiêu cực, không có trách nhiệm và làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của lối sống người Hà Nội hiện nay.
=> Nhân vật “tôi” là giỏi quan sát và đưa ra cảm nhận sắc sảo, ông là người chứng kiến và đi qua những thăng trầm của lịch sử, từng trải và chiêm nghiệm, thấm thía và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống.
Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (Pu-rơ-kin), tác giả giữ ngôi kể thứ ba, tăng tính chân thật, khách quan cho câu chuyện
- Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng trăn trở, bức bối
- Xây dựng hình tượng nhân vật có tính khái quát, cụ thể
- Hình ảnh “cái bao”, câu nói được lặp đi lặp lại “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao” → giá trị nghệ thuật cao
* Sự khác nhau giữa người kể chuyện trong truyện ngắn và truyện kí.
- Người kể chuyện trong truyện ngắn thường tập trung vào một câu chuyện cụ thể và phát triển các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện đó.
- Trong truyện kí, người kể chuyện thường ghi lại các sự kiện và hiện tượng một cách khách quan hơn, không tập trung vào việc xây dựng nhân vật và câu chuyện.
* Em ấn tượng nhất với truyện “Chiều sương” vì câu chuyện ánh lên ngọn lửa hi vọng về sự sống và hi vọng giản đơn của những người dân chài. Tác giả đã mô tả một cách tinh tế những xúc cảm của nhân vật, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống của những người dân chài và hy vọng của họ trong cuộc sống.