ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 7 – HK II
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?
A. Hôm nào Hân cũng tự học nghiêm túc, trừ khi có phim hay hoặc bóng đá quốc tế.
B. Đang nấu ăn, các bạn đến rủ Vân đi chơi, Vân cũng đi.
C. Tối nào Lan cũng ngồi vào bàn học đúng giờ.
D. Minh luôn luôn thay đổi lịch làm việc và tự học.
Câu 2: Con dại cái mang là nói về trách nhiệm của
A. Gia đình B. Xã hội C. Nhà trường D. Gia đình và xã hội
Câu 3: Trẻ em Việt nam có quyền :
A. Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ
B. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ
C. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc
D. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí
Câu 4: Trẻ em được nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe thuộc nhóm quyền nào?
A. Quyền được chăm sóc B. Quyền được bảo vệ
C. Quyền được giáo dục D. Quyền được tôn trọng
Câu 5: Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường?
A. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở B. Khai thác nước ngầm bừa bãi
C. Sử dụng phân hóa học vượt quá mức quy định D. Xã rác bừa bãi nơi công cộng
Câu 6: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào gây ô nhiễm môi trường?
A. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở
B. Bảo vệ nguồn nước và động vật quý hiếm
C. Sử dụng phân hóa học vượt quá mức quy định
D. Khai thác khoáng sản hợp lí
Câu 7: Liên hợp quốc chọn ngày nào làm ngày “ Môi trường thế giới?
A. Ngày 2 tháng 5 hàng năm B. Ngày 3 tháng 5 hàng năm
C. Ngày 4 tháng 5 hàng năm D. Ngày 5 tháng 5 hàng năm
Câu 8: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là
A. Nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia
B. Nhiệm vụ quan trọng, mang tính dài hạn
C. Nhiệm vụ ít quan trọng, chưa chú ý
D. Quốc sách hàng đầu của quốc gia
Câu 9: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Đền Hùng. B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?
A. Áo lụa Hà Đông. B. Tranh dân gian làng Hồ.
C. Trống đồng Đông Sơn. D. Hội chọi trâu Đồ Sơn.
Câu 11: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?
A. Di sản. B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 12: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?
A. Di sản. B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 13: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?
A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.
Câu 14: Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.) được gọi là?
A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Công giáo.
Câu 15 : Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là ?
A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.
Câu 16: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là ?
A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.
Câu 17: Trẻ em Việt Nam có bổn phận
A. Yêu tổ quốc, yêu cha mẹ, tôn trọng pháp luật
b. Với Gia đình , xã hội và tổ quốc
c. Không đánh bạc, uống rượu, tôn trọng pháp luật
d. Tôn trọng pháp luật, bảo vệ Tổ quốc
Câu 18: Việc làm nào vi phạm quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.
B. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.
C. Không cho con gái đến trường học.
D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
Câu 19: Hành vi nào sau đây tham gia bảo vệ môi trường?
A. Xả rác thải xung quanh lớp học.
B. Khai thác nước ngầm bừa bãi.
C. Bón phân cho cây cối không theo quy trình.
D. Trồng cây xanh xung quanh nhà ở, trường học.
Câu 20: Trên đường đi học về Nam thấy một cơ sở sản xuất gỗ mĩ nghệ bắt nhiều trẻ em làm công việc nặng nhọc. Nếu là Nam trong trường hợp này em sẽ làm gì?
A. Báo cho cơ quan có chức năng giải quyết.
B. Vào nhắc nhở người chủ cơ sở sản xuất.
C. Nhờ cha mẹ, thầy cô đến can thiệp.
D. Im lặng bỏ qua vì không phải việc của mình.
Câu 21: Bộ máy nhà nước gồm mấy cấp?
A. 3 cấp. B. 5 cấp . C. 4 cấp. D. 6 cấp.
Câu 22: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?
A. do UBND xã bầu ra. B. do nhân dân trong xã bầu ra.
C. do HDND huyện bầu ra. D. do cán bộ các thôn bầu ra.
Câu 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của?
A. của chính phủ. B. của nông dân.
C. của cán bộ kiểm lâm. D. của tất cả mọi người.
Câu 24: Khi mở trang trại chăn nuôi bà Năm không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ta có thể kiện bà Năm đã vi phạm gì?
A. Gây ô nhiễm môi trường. B. Gây mất đoàn kết..
C. Xây dựng trái phép. D. Phá hoại môi trường.
Câu 25: Di sản văn hóa bao gồm
A. di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn học
B. di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
C. di sản văn hóa phi vật thể và di sản tinh thần
D. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất
Câu 26: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa?
A. Đập phá các di sản văn hóa B. Lấy cắp cổ vật về nhà
C. Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật D. Di chuyển cổ vật bất hợp pháp
Câu 27: Áo dài Việt Nam, được xếp vào loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể B. Di sản văn hóa phi vật thể
C. Di vật, cổ vật D. Bảo vật quốc gia
Câu 28: Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể?
A. Cố đô Huế B. Bí quyết nghề đúc đồng
C. Hát ca trù D. Trang phục áo dài truyền thống
Câu 29: Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào ?
A . Ngày 2/7/1976 B. Ngày2/5/1976
C. Ngày 2/7/1975 D. Ngày 2/6/1976
Câu 30: Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường?
A. Dùng than tổ ong để đốt thay củi, rơm, rạ cho đỡ khói và bụi.
B. Bón thật nhiều phân hoá học để cây trồng lên thật xanh tốt.
C. Xử lí nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước.
D. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây trồng.
Câu 31: Ủy ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?
A. Nhân dân bầu ra. B. Chính phủ bầu ra.
C. Ủy ban nhân dân cấp trên bầu ra. D. Hội đồng nhân dân bầu ra.
Câu 32: Hành vi nào sau đây không phải là mê tín dị đoan?
A. Xem bói B. Chữa bệnh bằng bùa phép
C. Xin thẻ D. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
Câu 33: Chính phủ do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?
A. Do nhân dân bầu ra B. Do Quốc hội bầu ra
C. Do Uỷ ban nhân dân bầu ra D. Do Hội đồng nhân dân bầu ra
Câu 34: Hành vi nào sau đây là vi phạm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Thả động vật hoang dã về rừng. B. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.
C. Giữ vệ sinh xung quanh trường học, nơi ở D. Phá rừng để trồng cây lương thực.
Câu 35: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A.Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
B.Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hoà nhập với cộng đồng.
C. Để trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc.
D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
Câu 36: Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan?
A. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà. B. Đi lễ nhà thờ.
C. Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao D. Đi chùa cầu nguyện
Câu 37: Cơ quan nào sau đây là cơ quan có quyền lực cao nhất của nhà nước ta:
A. Hội đồng nhân dân tỉnh B. Quốc hội
C. Tòa án nhân dân tỉnh D. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Câu 38: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A.Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
B. Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hòa nhập với cộng đồng.
C. Để trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc.
D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
Câu 39: Chương trình "Giờ trái đất" kêu gọi mọi người hưởng ứng bằng hành động gì?
A. Dọn vệ sinh trong một giờ. B. Xem Ti Vi trong một giờ
C. Tắt điện trong một giờ D. Ngưng dùng điện thoại trong một giờ
Câu 40: Công an giải quyết việc nào dưới đây:
A. Khai báo tạm vắng B. Đăng kí kết hôn
C. Sao giấy khai sinh D. Xin sổ khám bệnh
Câu 41: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước?
A. Viện kiểm sát nhân dân B. Hội đồng nhân dân
C. Ủy ban nhân dân. D. Tòa án nhân dân.
Câu 42: Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì?
A. Rủ bạn bè cùng theo
B. Im lặng, bỏ qua
C. Biết là sai nhưng vì vị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ
D. Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương
Câu 43: Chính phủ do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?
A. Do nhân dân bầu ra C. Do Uỷ ban nhân dân bầu ra
B. Do Quốc hội bầu ra D. Do Hội đồng nhân dân bầu ra
Câu 44: Em hãy nối các mục ở cột A sao cho tương ứng với các mục ở cột B.
A – Việc cần giải quyết Nối B – Cơ quan giải quyết
1. Khai báo tạm trú 1 - … a. Trường học
2. Đăng kí kết hôn 2 - … b. Công an
3. Xin sổ khám bệnh 3 - … c. Trạm y tế (bệnh viện)
4. Xác nhận bảng điểm học tập 4 - …. d. Uỷ ban nhân dân xã
Methamphetamine là một loại chất gây nghiện tổng hợp được nhà khoa học Nagai Nagayoshi tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1983 tại Nhật Bản. Methamphetamine là chất gây nghiện thuộc nhóm các chất kích thích dạng amphetamine. Khi dùng nó tác động lên hệ thần kinh trung ương và kích thích giải phóng dopamine hàng loạt. Methamphetamine có nhiều dạng khác nhau như:
· Dạng bột trắng hoặc vàng, nâu, đỏ
· Dạng muối hydorochlorit bột vị đắng dễ hoà tan trong nước và có thể dùng để tiêm được
· Dạng tinh thể có độ tinh thể hay còn gọi là "hàng đá" được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1919
Ở Việt Nam, methamphetamine có các tên gọi khác như là "hàng đá", "đập đá", "pha lê"…
HỎI NGÁO ĐÁ CƠ MÀ