Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
So sánh :
Cấu tạo đầy đủ gồm 4 thành phần chính gồm:
- Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
- Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh.
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
- Từ ngữ dùng chỉ ý so sánh.
Kiểu So sánh
- So sánh không ngang bằng : Trong câu có các từ gồm” kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, không bằng
- So sánh ngang bằng : Trong câu có các từ so sánh gồm” như, tựa, tựa như, là, giống, giống như…”
Tác dụng :
- So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn.
- Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
1/'Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ''
2/'' Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền''
3/Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
4/Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
5/Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
6/Tôi ghét cái mũi cà chua của mình.
7/Đất trời trở mình sang mùa, đã thấy cái lành lạnh của gió
8/Ông T vẫn ngồi đó. Ông đang nhớ về cái đêm tối tăm nhất của đời ông.
9/Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
10/Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
#ẩn dụ:
-Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì 1 dạ khăng khăng đợi thuyền
thuyền:người con trai
bến:người con gái
#hoán dụ :
-Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
bàn tay là 1 bộ phận để chỉ cái toàn thể là con người
-Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
câu 1:bộ phận để chỉ toàn thể"áo nâu-nông dân,áo xanh-công nhân"
câu 2:cái chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng"nông thôn chỉ nông dân,thị thành chỉ công nhân"
hok tốt nhé
1) Ẩn dụ phẩm chất
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ 1 là mặt trời của thiên nhiên kì vĩ , vĩnh hằng , mang lại ánh sáng cho sự sống cho muôn loài.
- Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ 2 là ẩn dụ về Bác Hồ → Ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ - người tìm ra con đường cứu nước , giải phóng dân tộc , mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc .→ Ẩn dụ phẩm chất.
2) Ẩn dụ hình thức
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn ngìn cây mía
Múa gươm
- Có 2 ẩn dụ :
+ Ông trời : Mặc áo giáp đen - giống nhau về hình thức có màu đen
+ Cây mía : Múa gươm - giống nhau là lá mía giống thanh gươm
→ Mượn những hành động của con người chuẩn bị sắp ra trận gắn cho sự vật trước cơn mưa.
3) Ẩn dụ cách thức
Cứ thế hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ , đếm từng giây phút xa các bạn học sinh . Hoa phượng rơi rơi . Hoa phượng mưa..........
- Ẩn dụ :
+ Hoa học trò - hoa phượng
+ Thả những cánh son - hoa phượng rơi cánh hoa
+ Hoa phượng mưa - thay hoa phượng rơi nhiều.
→ Ẩn dụ cách thức
4) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Thị giác → Thính giác
- Thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả . Cho thấy tiểng lá đa rơi rất mỏng , nhẹ , nhanh.
Ẩn dụ phẩm chất :
Người Cha mái tóc bạc. => Người Cha là Bác Hồ. Vì Bác Hồ chúng ta yêu nhân dân như Cha yêu thương con.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác :
Nắng vàng giòn. => Vàng giòn ý nói tới Bánh. Ẩn dụ làm ta có cảm giác nắng như là bánh.
Ẩn dụ cách thức :
Hàng râm bụt thắp lên lửa hồng => Hiện tượng nở hoa có cách thức giống với thắp lửa.
Ẩn dụ hình thức :
Hàng râm bụt thắp lên lửa hồng => Màu đỏ của hàng râm bụt có hình thức như lửa hồng. Tương đồng về màu sắc.
Chúc bạn học tốt. Nếu bạn muốn biết rõ hơn thì vào bài Ẩn dụ trong SGK tham khảo, hoặc là lên soan-bai-du.html để tham khảo cách soạn bài nha ! Mik tham khảo cả hai để help you đó !
" Tùng tùng tùng..." Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Những cô cậu học trò ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
Phép ẩn dụ: " ướt đẫm ánh nắng" ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( từ thị giác- xúc giác)
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
-ẩn dụ khác với so sánh:
-giống:
đều dựa trên những cơ sở liên tưởng những nét tương giữa các sự vật , sự việc khác nhau.
-khác:
+so sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu để nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và các vế được so sánh [vd:dấu gạch ngang,dấu hai chấm,...] so sánh có thể ngang bằng hoặc ko ngang bằng.
+ ẩn dụ ko dùng từ hay mẫu câu để phân biệt giữa các sự vật,sự việc được nêu ra.Do vậy ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm .Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng ,tương đương
Tham khảo nha em:
Hình thức: Hàng râm bụt thắp lên những ngọn lửa hồng tươi.
Cách thức: "Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Phẩm chất: Người Cha ấy đã khơi dậy khát vọng tự do trong mỗi chúng ta. (Bác Hồ)
Chuyển đổi cảm giác: Nắng giòn tan trên mặt sân.
1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh
chúc bạn học tốt
Bn nào định nghĩa giùm mk nha
Ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động.
Có nhiều cách thức để thể hiện một vấn đề. Ẩn dụ cách thức sẽ giúp chúng ta đưa được hàm ý của mình vào trong câu nói.Có 2 hình thức chuyển nghĩa:
- Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)
- Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng).
* Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy:
- Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động. ví dụ thắp đèn = mở đèn
- Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng.
Nhận xét: Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa cùng tác động.
Bác hồ có câu:
Vì lợi ích mười năm trồng cây/Vì lợi ích trăm năm trồng người…
Ví dụ: Ăn quà nhớ kẻ trồng cây
(Tục ngữ)
Ăn quá tương đồng về cách thức với hưởng thành quả lao động; trồng cây tương đồng về cách thức với công lao khó nhọc tạo ra thành quả.
~ Học tốt ~ K cho mk nhé. Thank you.