K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2016

Cách suy luận của em như vậy là đúng rồi.

Nếu cảm ứng từ tạo với pháp tuyến khung dây 1 góc 300 thì ta lấy \(\varphi = \pm\dfrac{\pi}{6}\)

Thông thường, các bài toán dạng này thì người ta sẽ hỏi theo hướng ngược lại, là biết \(\varphi\) rồi tìm góc tạo bởi giữa véc tơ \(\vec{B}\) với véc tơ pháp tuyến \(\vec{n}\), như thế chỉ có 1 đáp án duy nhất.

V
violet
Giáo viên
15 tháng 4 2016

Nếu cảm ứng từ cách pháp tuyến của khung góc 30 độ  thì lấy phi = +- pi/6 thôi.

10 tháng 3 2016

Đây là vấn đề mà đã gây ra nhiều tranh cãi, là vấn đề nhạy cảm chắc sẽ ko thi đâu haha

Mà nếu đề thi có hỏi quang phổ mặt trời thu được ở trên mặt đất là gì thì mình chọn là quang phổ vạch hấp thụ, là quang phổ của khí quyển xung quanh mặt trời em nhé. Trong SGK có viết: Nhờ có việc phân tích quang phổ hấp thụ của Mặt Trời mà người ta phát hiện hêli ở trên Mặt Trời, trước khi tìm thấy nó ở Trái Đất. 
Như vậy có thể hiểu là quang phổ của Mặt Trời là quang phổ liên tục nhưng đó tính là quang phổ tại mặt trời, còn quang phổ của nó khi con người phân tích thì là ở trên Trái Đất, và khi đó thì là quang phổ vạch hấp thụ.

10 tháng 3 2016

hớ

4 tháng 9 2021

Câu 34:

|vmax| = A.ω = 31,4 (cm/s) \(\Rightarrow\) A = \(\dfrac{\left|v_{max}\right|}{\omega}\)

Ta có công thức: vmin = \(\dfrac{S_{min}}{\Delta t}\)(*)

vì Δt < \(\dfrac{T}{2}\) (\(\dfrac{T}{6}\) < \(\dfrac{T}{2}\))

\(\Rightarrow\)Smin = 2.A. (1 - cos \(\dfrac{\Delta\phi}{2}\)) (Δϕ là góc ở tâm mà bán kính quét được qua khoảng thời gian Δt ấy, có công thức: Δϕ = ω. Δt)

Mấu chốt của bài này là bạn phải đưa biểu thức (*) về chỉ còn một ẩn là |vmax| thôi nhé! (Sử dụng công thức ω = \(\dfrac{2\pi}{T}\) để rút gọn)

(*) \(\Leftrightarrow\) vmin \(\dfrac{2.A.\left[1-cos\left(\dfrac{\omega.\Delta t}{2}\right)\right]}{\Delta t}\)

\(\Leftrightarrow\) vmin = \(\dfrac{2.\dfrac{\left|v_{max}\right|}{\omega}.\left[1-cos\left(\omega.\dfrac{T}{6.2}\right)\right]}{\dfrac{T}{6}}\) (ở bước này là mình thay các biểu thức trên kia vào nhé)

\(\Leftrightarrow\) vmin = \(\dfrac{2.\left|v_{max}\right|\left[1-cos\left(\dfrac{2\pi}{T}.\dfrac{T}{12}\right)\right]}{\dfrac{T}{6}.\dfrac{2\pi}{T}}\)

Giờ thì ngồi rút gọn T thôi nào!

\(\Leftrightarrow\) vmin = \(\dfrac{2\left|v_{max}\right|.\left(1-cos\dfrac{\pi}{6}\right)}{\dfrac{\pi}{3}}\)

Thay |vmax| = 31,4 và π = 3,14. *Lưu ý là cos \(\dfrac{\pi}{6}\) = \(\dfrac{\sqrt{3}}{2}\) luôn nha (đừng thay π = 3,14 vào đấy!)

\(\Rightarrow\) vmin = \(\dfrac{6.31,4.\left(1-\dfrac{\sqrt{3}}{2}\right)}{3,14}\)    = 8,038475773... (cm/s) \(\approx\) 8,04 (cm/s)

Vậy đáp án cần tìm là A. 8,04 cm/s

Có gì thắc mắc cứ hỏi nha. Chúc bạn học tốt!

 

 

10 tháng 1 2015

Theo nguyên tắc thì vẫn có thể tạo ra máy  phát điện xoay chiều 2 hoặc nhiều hơn 3 pha, khi đó điện áp sinh ra ở các cuộn dây sẽ lệch pha nhau tương ứng với cách bố trí của nó trên khung tròn.

Sở dĩ người ta dùng máy phát 3 pha vì các lí do sau:

+ Xét về hiệu suất khi chuyển từ cơ năng thành điện năng thì máy phát điện  lớn hơn hoặc bằng 3 pha là như nhau.

+ Nếu dùng nhiều hơn 3 pha thì trong quá trình truyền tải điện sẽ tốn nhiều dây dẫn hơn và hao phí lớn hơn.

=>Dùng dòng 3 pha là tối ưu nhất.

Và vì máy phát là 3 pha nên khi chế tạo động cơ không đồng bộ người ta cũng chế tạo 3 pha để tạo ra từ trường quay có tần số bằng tần số dòng điện.

10 tháng 1 2015

Mình nghĩ dùng 3 pha để thuận lợi trong việc mắc điện ra ngoài (mắc hình sao và hình tam giác) , đồng thời thuận tiện trong truyền tài điện.

24 tháng 11 2015

Mình cũng ra kết quả giống như bạn nhé.

Từ 3,20pF đến 83,33pF

21 tháng 11 2015

Mạch LC thì L nối tiếp với C. Người ta lấy u  mạch = uC. Tuy nhiên u mạch = uL vẫn đúng. 

Thường lấy u gắn liền với C, còn i gắn liền với L. 

 

O
ongtho
Giáo viên
22 tháng 11 2015

Điện áp cực đại 2 đầu cuộn cảm = điện áp cực đại 2 đầu tụ điện = điện áp cực đại của mạch 

1 tháng 12 2015

Uh, theo suy luận của bạn mình thấy cũng có lý :)

Tuy nhiên, bài toán này mình thấy nó khá mập mờ, chẳng có phương án nào hợp lý cả.

30 tháng 11 2015

Bài này đúng là cần dùng phương pháp loại trừ, tuy nhiên ở đây mình loại trừ D, vì nếu tia ló // với AC thì sẽ chẳng có tia nào ló ra cả vì thằng đỏ trung với cạnh AC thì các tia màu khác sẽ bị phản xạ toàn phần.

Đáp án C là hợp lý.