TẤM LÒNG VÀNG Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn và gọi to: “Cho hai tô mì bò!”. Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu xua tay rồi bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha: “Cha ăn đi cho nóng!”. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ vào bát của người con: “Ăn thêm nhiều chút đi con, ăn no rồi còn học hành chăm chỉ!”. Cậu con trai đón nhận miếng thịt từ bát của cha rồi lặng lẽ gắp trả. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Ông lão cảm động nói: “Cái quán này tử tế quá, một bát mì mà biết bao là thịt!”. Cậu con vội tiếp lời: “Cha mau ăn đi, bát con đầy ắp thịt rồi này.”. Vừa lúc đó phụ bàn bê lên một đĩa thịt bò. “Anh nhầm rồi, chúng tôi không gọi thịt bò.”. Bà chủ mỉm cười: “Hôm nay, chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu.” Nhiều năm trôi qua, hôm ấy, quán của họ tiếp một vị khách sang trọng. Sau giây phút ngỡ ngàng, bà chủ đã nhận ra cậu trai năm nào. Ông khách đưa một phong bì dày: “Xin gửi bà chủ nhân hậu, xin bà hãy chuyển món quà của cháu cho bất kì ai cần được giúp, cần được ăn.... ”. Bà chủ nhận tấm lòng vàng ấy như hai người đã hiểu nhau từ rất lâu rồi. ( Hạt giống tâm hồn) |
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu
1. Vừa bước vào quán ăn, người con trai gọi đồ ăn gì?
a. Hai tô mì bò. b. Hai tô bún bò. c. Hai tô mì hành
2. Vì sao người cha khen quán ăn tử tế?
a. Vì chủ quán phục vụ chu đáo.
b. Vì ông nghĩ một bát mì biết bao là thịt.
c. Vì chủ quán biếu hai cha con một tô mì bò.
3. Bà chủ quán ăn đã làm gì khi thấy hai cha con cứ nhường thức ăn cho nhau?
a. Yêu cầu phụ bàn mang tiền đến cho hai cha con.
b. Yêu cầu phụ bàn đem đến bàn hai cha con một đĩa thịt bò.
c. Yêu cầu phụ bàn mang đến hai cha con thêm nhiều đồ ăn.
4. Theo em, việc làm của bà chủ quán thể hiện điều gì?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ vào bát của người con.
Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? Em hãy cho biết cách liên kết các câu đó được thể hiện qua từ ngữ nào?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
6. Câu : ‘‘ Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu xua tay, bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. ’’ có mấy quan hệ từ? Đó là từ nào ?
a. Một quan hệ từ. Đó là từ :.. .............................. .............................
b. Hai quan hệ từ. Đó là các từ: ................. ............................... ........
c. Ba quan hệ từ. Đó là các từ: ...........................................................
7. Gạch một gạch dưới động từ,hai gạch dưới tính từ có trong câu văn sau :
Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi.
8. Từ “vàng” trong câu : “Bà chủ nhận tấm lòng vàng ấy như hai người đã hiểu nhau từ rất lâu rồi. ” và từ “vàng” trong câu “Mùa thu, lá vàng rơi .” có quan hệ với nhau như thế nào ?
a. Đó là một từ nhiều nghĩa.
b. Đó là hai từ đồng âm.
c. Đó là hai từ đồng nghĩa.
9. Câu văn : « Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn. » có bộ phận chủ ngữ là :
………………………………………………………………………………………….
10. Từ hai câu sau hãy viết thành một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ , xác định CN và VN của câu ghép đó, cho biết cặp quan hệ từ đó biểu thị điều gì ?
- Sân trường luôn rợp mát bóng cây.
- Chúng em được vui chơi thỏa thích .
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Vừa bước vào quán ăn, người con trai gọi đồ ăn gì?
a. Hai tô mì bò. b. Hai tô bún bò. c. Hai tô mì hành
2. Vì sao người cha khen quán ăn tử tế?
a. Vì chủ quán phục vụ chu đáo.
b. Vì ông nghĩ một bát mì biết bao là thịt.
c. Vì chủ quán biếu hai cha con một tô mì bò.
3. Bà chủ quán ăn đã làm gì khi thấy hai cha con cứ nhường thức ăn cho nhau?
a. Yêu cầu phụ bàn mang tiền đến cho hai cha con.
b. Yêu cầu phụ bàn đem đến bàn hai cha con một đĩa thịt bò.
c. Yêu cầu phụ bàn mang đến hai cha con thêm nhiều đồ ăn.
mấy câu khác ko bt=)
:V làm hết đê