K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2023

Nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự sống trên Trái Đất. Đây là một yếu tố không thể thiếu đối với tất cả các loài sống, từ vi khuẩn đến con người. Nước không chỉ là một phần cấu thành của tất cả các tế bào sống mà còn tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học quan trọng. Nó giúp duy trì sự ổn định của môi trường sống, bảo đảm sự đa dạng sinh học, và cung cấp thức ăn cho nhiều loài. Nước cũng có tác động lớn đến khí hậu và thời tiết, đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống thủy sản và môi trường nước ngọt. Ngoài ra, nước còn là nguồn tài nguyên quan trọng cho con người, được sử dụng trong nhiều mục đích như uống, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng. Vì vậy, việc bảo vệ và quản lý tài nguyên nước là một ưu tiên quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hành tinh chúng ta.

Vì :

- Nước là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào

- Là dung môi hòa tan, nguyên liệu và là môi trường để các PƯ sinh hóa xảy ra trong tế bào -> sự sống

6 tháng 2 2023

Thành phần cấu tạo của trung thể đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào là các vi ống. Các vi ống xung quanh trung tử phát triển thành thoi phân bào trong quá trình phân chia tế bào.

6 tháng 2 2023

Thành phần cấu tạo của lục lạp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng của lục lạp là các sắc tố quang hợp (chủ yếu là diệp lục) vì diệp lục là bào quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa thành năng lượng hóa học.

22 tháng 3 2023

- Nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể vì: Nước có thể hấp thụ nhiệt từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dữ trữ khi quá lạnh. Mà nước chiếm khoảng 70% trọng lượng trong cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau.

- Ví dụ: Khi cơ thể hoạt động mạnh, lúc này nhiệt độ cơ thể tăng cao, nước sẽ hấp thụ một lượng nhiệt trong cơ thể và giải phóng chúng năng lượng nhiệt này ra bên ngoài thông qua việc toát mồ hôi. Điều đó đảm bảo giúp thân nhiệt cơ thể duy trì ổn định.

22 tháng 3 2023

Một số ví dụ về vai trò của vi sinh vật trong đời sống hằng ngày:

- Phân giải các chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.

- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.

- Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại như: nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.

- Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế,…

16 tháng 12 2016

* C có khả năng tác dụng với nhau tạo liên kết cộng hóa trị bền vững – C – C- . Vì C có thể thu vào hoặc cho đi 4 e để lấp lớp e ngoài cùng đủ 8 bền vững nên mỗi nguyên tử C có thể tạo lk cộng hóa trị với 4 nguyên tử C khác. Nhờ vậy có thể tạo khung cho vô số các chất hữu cơ khác nhau

* C dễ dàng tạo lk cộng hóa trị với C, H, N, P, S nên trong chất hữu cơ chứa một lượng lớn nhiều nhóm chức khác nhau

* Các e có khả năng bắt cặp tạo xung quanh mỗi nguyên tử cacsbon tạo cấu trúc không gian khối tứ diện, nhờ đó các kiểu hợp chất hữu cơ khác nhau có cấu trúc không gian 3 chiều.

2 tháng 10 2016

Ngtu cacbon có thể hình thành 4 liên kết cộng hóa trị với ngtu C khác và các ngtu cảu các nguyên tố khác hình thành nên một số lượng rất lớn các vật chất hữu cơ

23 tháng 3 2023

Khung xương tế bào có chức năng như một lá đỡ cơ học cho tế bào và tạo cho tế bào động vật có hình dạng xác định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và ở một số loại tế bào. khung xương còn giúp tế bào di chuyển.

Khung xương tế bào có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào động vật vì nhờ khung xương tế bào mà mà các tế bào động vật có thể duy trì hình dạng ổn định, là nơi neo đậu của nhiều bào quan và enzyme trong tế bào và giúp tế bào vận động.

1. Theo nội dung của học thuyết tế bào, các tế bào chỉ được sinh ra bằng cáchA. phân chia tế bào.B. tổng hợp hóa học.C. tổng hợp nhân tạo.D. đột biến nhân tạo.2. Nước có những tính chất hóa lí đặc biệt làm cho nó có vai trò quan trọng đối với sự sống là do nước cóA. nhiệt bay hơi cao.B. tính phân cực.C. nhiệt dung riêng cao.D. khối lượng phân tử nhỏ.3. Do phân tử nước có tính phân cực nênA. phân tử...
Đọc tiếp

1. Theo nội dung của học thuyết tế bào, các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách

A. phân chia tế bào.

B. tổng hợp hóa học.

C. tổng hợp nhân tạo.

D. đột biến nhân tạo.

2. Nước có những tính chất hóa lí đặc biệt làm cho nó có vai trò quan trọng đối với sự sống là do nước có

A. nhiệt bay hơi cao.

B. tính phân cực.

C. nhiệt dung riêng cao.

D. khối lượng phân tử nhỏ.

3. Do phân tử nước có tính phân cực nên

A. phân tử nước này hút phân tử nước kia qua liên kết cộng hóa trị.

B. phân tử nước này hút phân tử không phân cực khác.

C. nước có vai trò đặc biệt rất quan trọng đối với sự sống.

D. nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào và cơ thể sống.

4. 

Khi nói về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Ôxi là nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.

II. Có hai nhóm nguyên tố tham gia cấu tạo nên cơ thể sinh vật: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

III. Các nguyên tố cần thiết cho sự sống chỉ tham gia cấu tạo nên đại phân tử sinh học.

IV. Trong các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên thì chỉ có vài chục nguyên tố là cần thiết cho sự sống.

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

5. 

Khi nói về các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nguyên tố hóa học là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên.

II. Nguyên tố hóa học là những nguyên tố có trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ.

III. Tỉ lệ % của các nguyên tố hóa học giống nhau trong tế bào.

IV. Tất cả các nguyên tố hóa học trong tự nhiên đều cần thiết cho sự sống.

A. I, III.

B. I, II.

C. II, III.

D. I, IV.

6. 

Khi nói về vai trò của nước đối với sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

II. Nước có vai trò bảo vệ cấu trúc tế bào.

III. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào.

IV. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho tế bào.

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

7. 

Trong tế bào nhân thực, nước phân bố chủ yếu ở nơi nào sau đây?

A. Màng sinh chất.

B. Nhân tế bào.

C. Tế bào chất.

D. Nhiễm sắc thể.

8. 

 Hêmôglôbin có khả năng kết hợp với O2 và mang O2 tới các tế bào của cơ thể. Ví dụ này minh họa cho chức năng nào của prôtêin?

A. Bảo vệ cơ thể.

B. Xúc tác phản ứng hóa sinh.

C. Vận chuyển các chất.

D. Dự trữ các axit amin.

9. Intefêron là prôtêin đặc biệt do tế bào tiết ra để chống lại virut. Ví dụ này minh họa cho chức năng nào của prôtêin?

A. Bảo vệ cơ thể.

B. Xúc tác phản ứng hóa sinh.

10. 

Một đoạn phân tử ADN chứa 2400 nuclêôtit. Theo lí thuyết, khối lượng trung bình của đoạn phân tử ADN trên là

A. 4080 đvC.

B. 2400 đvC.

C. 720000 đvC.

D. 4798 đvC.

11. Một đoạn phân tử ADN chứa 2400 nuclêôtit với ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Theo lí thuyết, số lượng liên kết hiđrô của đoạn phân tử ADN trên là

A. 4798.

B. 3120.

C. 2880.

12. Khi nói về sự đa dạng và đặc thù của ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. ADN khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các đơn phân.

II. ADN đều có liên kết phôtphodieste và liên kết hiđrô.

III. ADN cấu tạo gồm 2 mạch và theo nguyên tắc bán bảo tồn.

IV. ADN mang các gen khác nhau quy định các tính trạng khác nhau.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

D. 4080.

C. Vận chuyển các chất.

D. Dự trữ các axit amin.

3
19 tháng 11 2021

1D

2.A

19 tháng 11 2021
Các tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước.

Mặc dù tế bào đầu tiên được hình thành ngẫu nhiên trong môi trường Trái Đất nguyên thủy (khoảng 3,5 tỷ năm trước), nhưng tế bào hiện nay không còn khả năng ngẫu sinh nữa và chỉ có thể được tạo ra từ tế bào có trước.

25 tháng 1 2023

- Vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững môi trường:

+ Góp phần đánh giá tác động của các nghiên cứu sinh học (các nghiên cứu về cây trồng, vật nuôi biến đổi gene; các nghiên cứu về nhân bản vô tính,…) đến môi trường tự nhiên và xã hội loài người.

+ Góp phần đưa ra các kế hoạch khai thác; các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Góp phần cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.

+ Góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp cho chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với sự phát triển bền vững.

+ Góp phần xây dựng ý thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Vai trò của sinh học với những vấn đề toàn cầu khác:

+ Đối với vấn đề phát triển kinh tế: Sinh học góp phần tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị;… giúp ứng dụng trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo việc làm. Ngoài ra, sinh học cũng góp phần vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

+ Đối với vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống: Sinh học có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe con người (các ngành y học, công nghệ thực phẩm), đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát dân số cả về chất lượng và số lượng,…

+ Đối với vấn đề phát triển công nghệ: Nghiên cứu sinh học cơ bản còn giúp phát triển các công nghệ bắt chước các sinh vật áp dụng trong cải tiến, tối ưu hóa các công cụ máy móc. 

25 tháng 6 2018

Đáp án: C