Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Liên hệ với Việt Nam, sự phát triển kinh tế của ASEAN đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Với việc tham gia vào ASEAN, Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận thị trường lớn và thu hút đầu tư từ các quốc gia thành viên khác. Điều này đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, cùng với cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức như cạnh tranh với các quốc gia thành viên khác và thích nghi với các quy định và tiêu chuẩn chung của ASEAN.
Có tất cả 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Ma-lai-si-a, Đông Ti-mo
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là nước thuộc địa của đế quốc Âu - Mĩ. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật Bản xâm chiếm cả vùng Đông Nam Á và thiết lập trật tự phát xít. Từ cuộc chiến tranh chống thực dân Âu - Mĩ, nhân dân Đông Nam á chuyển sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật, giải phóng đất nước. Ngày sau khi Nhật đầu hàng lực lượng Đồng minh, một số quốc gia đã tuyên bố độc lập:
+ Ngày 17 - 8 - 1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.
+ Ngày 19 - 8 - 1945, Cách mạng tháng Tám của Việt Nam thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ( 2 - 9 - 1945 ).
+ Tháng 8 - 1945, nhân dân các nước bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12 - 10 - 1945, nước Lào tuyên bố độc lập.
- Nhân dân các nước Miến Điện ( nay là Mi-an-ma ), Mã Lai ( nay là Ma-lai-xia-a ) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh chống quân phiệt Nhật giải phóng nhiều vùng rộng lớn của đất nước.
Nhưng ngay sau đó, các nước thực dân Âu - Mĩ ( Pháp, Hà Lan, Anh,... ) quay trở lại xâm lược Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống xâm lược. Trải qua cuộc kháng chiến kiên cường và gian khổ, vào giữa những năm 50, nhân dân In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã lần lượt đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước. Cũng vào thời gian đó, các nước đế quốc Âu - Mĩ công nhận độc lập của Phi-líp-pin, Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po:
+ Tháng 10 - 1944, Mĩ trở lại Phi-líp-pin tuyên bố trao trả độc lập cho nước này ( 4 - 7 - 1946 ). Tuy vậy, Mĩ vẫn xây dựng nhiều căn cứ quân sự ở Phi-líp-pin. Đến năm 1992, Mĩ mới rút khỏi các căn cứ quân sự cuối cùng ở nước này là Clác và Su-bíc.
+ Phong trào chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ ở Miến Điện. Tháng 10 - 1947, Anh buộc phải kí Hiệp ước Anh - Miến công nhận Miến Điện là nước độc lập và tự chủ. Tháng 1 - 1948, Liên bang Miến Điện tuyên bố độc lập. Từ tháng 6 - 1989 đổi lại là Liên bang Mi-an-ma.
+ Tháng 9 - 1945, thực dân Anh tái chiếm Mã Lai. Trước sức ép của phong trào đấu tranh quần chúng, chính phủ Anh phải đồng ý để cho Mã Lai độc lập. Ngày 31 - 8 - 1957, Mã Lai tuyên bố độc lập. Năm 1963, Liên bang Ma-lai-xi-a ra đời bao gồm miền Đông ( Xa-ba, Xa-ra-oắc ) và miền Tây ( Mã Lai, Xin-ga-po ).
+ Xin-ga-po được Anh trao trả quyền tự trị ( 1959 ), sau đó tham gia Liên bang Ma-lai-xi-a, nhưng đến năm 1965 lại tách ra thành nước cộng hòa độc lập.
- Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi ( 1954 ):
+ Nhân dân Việt Nam và Lào, tiếp đó là Cam-pu-chia phải trải qua một cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
+ Bru-nây, tới tháng 1 - 1984 tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh.
+ Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 8 - 1999 tác khỏi In-đô-nê-xi-a, ngày 20 - 5 - 2002, Đông Ti-mo trở thành một quốc gia độc lập.
- Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và hạn chế thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, tháng 9 - 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp và một số nước đã thành lập khối quân sự mang tên Tổ chức hiệp ước Đông Nam á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO). Nhưng sau thắng lợi của cách mạng ba nước Đông Dương vào giữa năm 1975, khối SEATO phải giải thể 6 - 1976).
Đặc điểm của người lao động ở nước ta:
-Mặt mạnh:
+Nguồn lao động rất dồi dào; 42,53 triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân +Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động +Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu nhanh khoa học kỉ thuật +Chất luợng lao động ngày càng được nâng lên, lao động có kỉ thuật ngày càng đông -Hạn chế: +Lực luợng lao động có trình độ cao còn ít +Nhiều lao động chưa qua đào tạo ( 75%) +Thiếu tác phong CN +Năng suất lao động vẫn còn thấp +Phần lớn lao động có thu nhập thấp +Phân công lao động XH còn chậm chuyển biến +Quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết *Vấn đề giải quyết việc làm đang là vấn đè xã hội gay gắt ở nước ta vì: - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.- Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn.
- Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước tương đối cao khoảng 6% (năm 2003).
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Hướng giải quyết việc làm :
+ tăng cường hợp tác xuất khẩu lao động
+ tăng cường hướng nghiệp dạy nghề
+ hiện đại hóa , công nghiệp hóa ,.... Good luck <3
Nước ta có nguồn lao đông dồi dào tăng nhanh (1 triệu lao động/năm) nhưng nền kinh tế chưa phát triển gây sức ép đối với vấn đề việc làm
Vai trò
Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vi trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng ; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.
Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Vai trò
Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vi trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng ; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.
Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ Như thế :
* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).
- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF) gồm 23 quốc gia.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ Như thế :
* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).
- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF) gồm 23 quốc gia.