Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Tham khảo:
- Ăn mặn thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì muối natri trong mặn có thể làm tăng huyết áp. Khi tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể sẽ giữ nước để loại bỏ muối dư thừa, điều này có thể làm tăng áp lực trong mạch máu và gây ra cao huyết áp. Ngoài ra, muối cũng có thể gây ra sự co thắt của mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và làm tăng áp lực trong mạch máu. Do đó, ăn mặn thường xuyên có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
• Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì:
- Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. - Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.
• Tác hại của việc thường xuyên nhịn tiểu:
- Làm bàng quang bị giãn ra, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng dẫn đến khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bị hạn chế, mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ.
- Có thể gây bí tiểu, thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong.
- Khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lí tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, suy thận,…
Tham khảo!
- Nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi vì: Khi nuôi tôm, cá với mật độ cao sẽ dễ xảy ra tình trạng thiếu oxygen cung cấp cho hô hấp của tôm, cá do nồng độ oxygen tan trong nước thấp trong khi mật độ tôm, cá cao và diện tích ao hồ có hạn. Bởi vậy, nuôi tôm, cá thường sử dụng máy sục khí có tác dụng làm tăng nồng độ oxygen tan trong nước, giúp tôm, cá hô hấp tốt, nhờ đó, sinh trưởng khỏe mạnh.
Tham khảo!
A. Đúng. Khi các tế bào thụ cảm âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).
B. Sai. Ánh sáng từ vật qua giác mạc, thủy tinh thể có thể không được hội tụ ở võng mạc trong nhiều trường hợp như ở người bị cận thị, ánh sáng hội tụ ở trước võng mạc hoặc ở người bị viễn thị, ánh sáng hội tụ ở sau võng mạc.
C. Đúng. Chất liên kết với các thụ thể đau làm ức chế truyền tín hiệu sẽ giúp ức chế cảm giác đau nên có thể được sử dụng làm chất giảm đau.
D. Sai. Những ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể thường có nguyên nhân là tổn thương dây thần kinh vận động (dây thần kinh li tâm).
Tham khảo!
Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh là nhờ tai và mắt.
- Quá trình cảm nhận ánh sáng: Ánh sáng khúc xạ từ vật vào mắt, đi qua hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, cuối cùng đến tế bào que và nón. Tế bào que và nón phản ứng với ánh sáng và gây khởi phát xung thần kinh ở tế bào lưỡng cực. Xung thần kinh từ tế bào lưỡng cực chuyển sang tế bào hạch và đi theo dây thần kinh thị giác về vùng thị giác (thùy chẩm) trên vỏ não cho cảm giác về hình ảnh và màu sắc của vật.
- Quá trình cảm nhận âm thanh: Sóng âm từ nguồn âm phát ra truyền theo ống tai vào màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai giữa làm rung màng cửa sổ bầu dục tạo ra sóng áp lực truyền trong ốc tai. Sóng áp lực làm cho các tế bào có lông bị kích thích dẫn đến xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền theo dây thần kinh thính giác về thùy thái dương của vỏ não cho cảm giác về âm thanh.
Đáp án là B
Xét các nhận xét:
1. Đúng.
2. Sai, khi nhiệt độ tăng, cường độ quang hợp cũng tăng đến khi cực đại, nếu nhiệt độ còn tăng thì cường độ quang hợp sẽ giảm.
3. Sai. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm đều có ảnh hưởng tới cường độ quang hợp.
4. Đúng, nhìn vào đồ thị ta có thể thấy khi nhiệt độ tăng, cường độ quang hợp sẽ tăng dần tới mức cực đại ở nhiệt độ 25 – 35oC nếu nhiệt độ còn tăng thì cường độ quang hợp sẽ giảm dần đến 0.
Vậy các ý đúng là 1,4
Tham khảo:
Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng trong khi hệ tiêu hóa còn chưa phát triển toàn diện, khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn dễ dẫn đến tình trạng không thể tiêu hóa, từ đó tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.
Nếu trẻ không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể của trẻ không đủ dưỡng chất để hấp thụ và phát triển bình thường, dẫn đến trẻ còi cọc và thiếu dinh dưỡng.
Chọn đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
S I sai vì tia xanh lục tthường không được cây sử dụng để quang hợp.
S II sai vì các loài cây khác nhau thì thường có cường độ quang hợp khác nhau.
R III đúng vì pha sáng và pha tối đều có sự tham gia xúc tác của enzim nên đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
R IV đúng vì các loài cây khác nhau thì có nhiệt độ cực tiểu và nhiệt độ cực đại cho quang hợp thường khác nhau.
- Vì âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào thụ cảm âm thanh.
- Khi các tế bào thụ cảm âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).