Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu dịch lực lượng địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào
=> Loại trừ đáp án: C
Đáp án C
Sáng sớm ngày 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào cụm cứ điểm Đông Khê nằm trên đường số 4. Đây là điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
* Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ: - Vùng Tây Bắc:
+ Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông như: Sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn.
+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phông Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.
+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.
+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng.
- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, là một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc
- Nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi...
Đế quốc Pháp
- Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á” (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V, Nxb Sự thật, H. 1992. Tr.70). Nó là “ngã tư chiến lược quan trọng”, nó như “cái bàn xoay và có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc” (Na Va. Đông Dương hấp hối. Nxb Plông, Pari, 1958 (tiếng Việt). Nó như “cái chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại các vùng đã bị mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Đồng thời là một căn cứ không quân - lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam châu Á.
Kế hoạch tác chiến của Nava hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược, chuyển bại thành thắng... Ngày 3/12/1953 Nava ra huấn lệnh cho quân đội Pháp tập trung lực lượng phòng ngự ở Tây Bắc vào căn cứ không quân - lục quân ở Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ này với bất cứ giá nào.
- Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt động quân sự của địch nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta. Bởi vậy sau ba chiến dịch, vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá”.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp.
Trong thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 22/12/1953, Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà còn cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.
Vì chiến thắng điện biên phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
Đáp án C
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là “tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.
Vì chiến thắng điện biên phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
Tại vì:
– Pháp, Mỹ đưa ra kế hoạch Na Va nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh. Để thực hiện kế hoạch Na Va Mỹ đã tăng viện trợ cho Pháp, Pháp điều quân từ Đồng bằng Bắc bộ lên 12 tiểu đoàn, thúc ngụy quân bắt thêm binh lính.
– Cuộc tấn công chiến lược đông xuân 1953 – 1954 của ta buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Kế họạch NaVa bước đầu bị phá sản. Buộc Pháp, Mỹ tập trung xây dựng ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông dương. – “Một pháo đại bất khả xâm phạm” chấp nhận cuộc chiến đấu với ta ở đây.
– Ta quyết định mở chiến dịch ĐBP nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Lào. Sau 56 ngày đêm chiến đấu quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch NaVa của Pháp, Mỹ tạo điệu kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị thế giới, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần quyết định việc ký hiệp định GiơNevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Đông dương.
Các nước tham dự hội nghị công nhận độc lập chủ quyền của ba nước Đông dương, Pháp buộc phải rút quân về nước, Mỹ bị thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh ở Đông dương. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
tk
Thấy rõ vị trí quan trọng đó của Điện Biên Phủ, ngày 20-11-1953, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
Đây là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần quyết định làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, là chiến thắng có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, một chiến công vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.
Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến trường kỳ, anh dũng của nhân dân ta. Điện Biên Phủ ghi một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh Việt Nam.
Trong con mắt của các học giả nước ngoài, "Điện Biên Phủ là trận Vanmy của các dân tộc da màu”, "trên thế giới, trận Oatéclô cũng ít có tiếng vang hơn. Điện Biên Phủ thất thủ đã gây ra những nỗi kinh hoàng ghê gớm, báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa và sự cáo chung của nền cộng hoà. Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn đang âm vang”.